Lạc - Thức ăn, vị thuốc quý trong mùa đông

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không phải ngẫu nhiên mà lạc được người Trung Quốc đặt cho những cái tên thật đẹp như hoa sinh, quả trường sinh, đường nhân đậu... Các bộ phận của lạc dùng làm thuốc rất quý là cây, lá, củ, nhân và màng bọc ngoài của nhân, dầu lạc... có những tác dụng như dưỡng huyết, bổ tỳ, nhuận phế, hóa đàm và chữa được một số căn bệnh như thai phụ bị phù, loét dạ dày và hành tá tràng...

Thành phần dược lý

Nhân lạc có các chất protein, chất dầu béo, amino acid: lecithin, purin, alkaloid, calcium, phosphore, sắt. Chất lysin trong hạt lạc có tác dụng phòng ngừa lão suy sớm và giúp phát triển trí tuệ của trẻ em. Acid glutamic acid aspartic thúc đẩy sự phát triển tế bào não và tăng cường trí nhớ, ngoài ra chất catechin trong lạc cũng có tác dụng chống lão suy. Vitamin E, cephalin lecithin có trong dầu lạc có thể phân giải cholesterol trong gan thành bile acid và tăng cường sự bài tiết chúng, giúp làm giảm cholesterol trong máu, phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch và bệnh ở mạch vành tim, thúc đẩy tế bào não phát triển; ngăn ngừa sự lão hóa của da, làm đẹp và khỏe da. Màng bọc ngoài của nhân lạc có tác dụng chống sự hòa tan của fibrin, thúc đẩy công năng tạo tiểu cầu của tủy xương, rút ngắn thời gian chảy máu, do đó có tác dụng cầm máu tốt. Trong vỏ cứng của củ lạc có chất luteolin có tác dụng hạ huyết áp, chất beta - stosterol có tác dụng hạ mỡ máu.

Một số bài thuốc chữa bệnh[sửa]

Ho đờm nhiều: Nhân lạc 30 g, nấu chín nhừ cho vào trong 30 g mật ong, ngày ăn 2 lần.

Ho lâu ngày không khỏi: Nhân lạc, táo tàu, mật ong, mỗi thứ 30 g sắc lấy nước, ngày uống 2 lần.

Ho lâu ngày, khí đoản, đờm ít: Nhân lạc 15 g, hạnh nhân ngọt 15 g, giã nát, mỗi lần làm 10 g, thêm mật ong lượng vừa phải, hòa với nước sôi ăn.

Viêm khí quản mạn tính: Dùng vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 30g lạc.

Tiếng nói khàn: Nhân lạc (để cả màng mỏng ngoài nhân) 60-100 g, nấu ăn. Ngày ăn một lần, hoặc cho mật ong lượng vừa phải vào ăn cùng càng tốt.

Tăng huyết áp:

- Nhân lạc để cả màng mỏng ngoài nhân, ngâm trong giấm, bịt kín miệng lọ, ăn sau khi ngâm 1 tuần, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.

- Vỏ cứng củ lạc, mỗi lần 125 g, nấu lấy nước uống hoặc nấu vỏ lạc nghiền vụn, lấy nước uống mỗi lần 10 g, ngày uống 3 lần.

- Lá lạc, thân cây lạc non, mỗi thứ 30 g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

Bạch cầu giảm:

- Màng mỏng bọc nhân lạc 10 g, táo tàu 10 quả, nấu ăn.

- Nhân lạc, ý dĩ nhân (hạt bo bo), đậu đỏ loại nhỏ hạt, táo tàu, mỗi thứ 30 g, nấu ăn, ngày 1 thang.

Thiếu máu

- Nhân lạc 100 g, táo tàu, đường đỏ, mỗi thứ 50 g; nấu nhừ lên ăn, ngày 1 thang.

- Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30 g; đường đỏ, đường trắng, đường phèn, mỗi thứ 10 g; nấu nhừ ăn, mỗi ngày 1 thang.

- Nhân lạc, hạt sen (bỏ vỏ và tâm sen), mỗi thứ 30 g; cẩu khởi 15 g, táo tàu 9 quả, đường đỏ lượng vừa phải, cho 300 ml nước vào nấu cách thủy cho nhừ, ngày ăn 1-2 lần.

Loét dạ dày và tá tràng:

Đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

- Lạc nhân, hạt sen (bỏ vỏ cứng và tâm sen) mỗi thứ 30 g; Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn 1 lần.

- Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc khoảng nửa chén con, đem rang khô, nghiền vụn, hòa nước uống ngày 1-2 lần.

Di tinh: Màng mỏng bọc ngoài nhân lạc 6 g, nấu lấy nước uống, ngày 2 lần.

Đau khớp: Rễ cây lạc 60 g, nấu với ít thịt heo nạc thật nhừ để ăn.

Viêm mũi: Lạc nhân 30 g, nấu chín, cho thêm ít đường phèn ăn hết trong ngày, ăn liền trong 2 tuần như vậy là một liệu trình.

Chú ý:

- Những người có thể hàn thấp đình trệ và tiêu chảy kiêng ăn lạc.

- Nếu ăn nhiều lạc rang quá sẽ dễ bị động hỏa (người cồn cào khó chịu, dễ cáu giận).

- Tuyệt đối không ăn lạc đã bị nấm mốc.

Liên kết đến đây