Lập dàn ý

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dàn ý là một cách tuyệt vời để sắp xếp ý tưởng và nội dung nếu bạn đang chuẩn bị viết một bài phát biểu, bài luận, tiểu thuyết hay hướng dẫn học tập. Hãy bắt đầu từ bước 1 để xây dựng dàn bài!

Các bước[sửa]

Xây dựng Dàn ý[sửa]

  1. Chọn một chủ đề. Dàn ý giúp bạn sắp xếp lại các ý tưởng trước khi bắt đầu viết. Nhưng chủ đề của bài viết là gì? Tại thời điểm xây dựng dàn ý, bạn có thể chọn một chủ đề rộng và có tính bao quát. Quá trình viết sẽ giúp bạn thu hẹp chủ đề để có được một luận điểm nhất định nào đó.
    • Ví dụ, bài luận về lịch sử của bạn có thể là cuộc sống của người Pháp khi bị Đức chiếm đóng trong Thế chiến Thứ 2. Khi bạn lập dàn ý, chủ đề của bạn có thể được thu hẹp hơn, về đội viên du kích Pháp chẳng hạn.
    • Khi lên dàn ý cho một dự án đòi hỏi sự sáng tạo, ví dụ như đối với một tiểu thuyết, bạn không thực sự cần một chủ đề. Thay vào đó, dàn ý sẽ giúp bạn sắp xếp định hướng lại cấu trúc của bài viết.
  2. Xác định mục tiêu chính. Bài viết có thể nhằm mục đích thuyết phục người đọc về luận điểm của bạn, củng cố thông tin về một chủ đề, hay phản ánh kinh nghiệm cá nhân của bản thân bạn. Hãy chọn một trong những mục tiêu đó và đưa ra thêm những luận điểm, luân cứ vào bài viết. Nếu bạn viết một bài báo nhằm phân tích và thuyết phục, hãy viết câu chủ đề để làm khung cho toàn bài. Sau đây là ví dụ về ba cách tiếp cận:
    • So sánh hai cuốn sách, sự kiện hoặc con người. Kiểu viết này đòi hỏi phải có khả năng phân tích phê phán tốt.[1]
    • Trình bày nguyên nhân và kết quả của một sự kiện lịch sự. Mô tả cách mà một sự kiện lịch sự diễn ra dựa trên các thông tin sẵn có hoặc bằng cách đưa ra luận điểm của riêng bạn. Với lối viết này, bạn cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu về chủ đề bạn muốn viết.
    • Mô tả cách mà một biến cố, kinh nghiệm nào đó đã thay đổi bạn, lối này chủ yếu dùng để luyện các kĩ năng sẵn có của bạn.
  3. Thu thập tài liệu tham khảo. Phần lớn những tài liệu này đều được nhắc đến trong bài viết của bạn chứ không phải trong dàn bài. Tuy nhiên việc xem xét nghiên cứu lại các tài liệu tham khảo có thể giúp bạn dễ dàng đưa ra dàn ý hơn. Hãy viết ra những chủ đề phụ chứa nhiều câu danh ngôn, các thống kê hoặc ý tưởng liên quan, chúng sẽ là một phần quan trọng trong dàn bài của bạn. Nếu bạn không hiểu rõ về một vài chủ đề phụ nào đó, hãy liệt kê ra một phần riêng cho các chủ đề phụ thứ yếu.
    • Hãy bỏ qua bước này nếu bạn đang lên dàn ý cho một dự án sáng tạo. Nghiên cứu sẽ có ích khi bạn cần đưa vào các chi tiết đáng tin cậy, nhưng không nên đưa quá trình nghiên cứu vào dàn ý.
    • Đánh dấu trang trong tài liệu mà bạn tìm thấy mẩu thông tin đáng giá nào đó.
  4. Chọn một dạng dàn bài. Bạn gần như đã sẵn sàng để viết. Giờ hãy chọn một trong hai kiểu dàn bài sau:[2]
    • Một dàn bài theo chủ đề sử dụng các cụm từ ngắn, mỗi cụm từ gồm một số từ khóa. Nếu còn chưa chắc chắn về những gì bạn nghĩ ra, hãy bắt đầu với kiểu dàn bài này.
    • Dàn bài theo dạng câu gồm các câu hoàn chỉnh. Hãy chọn kiểu dàn bài này nếu bài viết của bạn dựa trên nhiều chi tiết cần liệt kê thành các gạch đầu dòng riêng rẽ.

Lập dàn ý[sửa]

  1. Sắp xếp các chủ đề phụ. Nếu bạn viết một câu chuyện hay trình bày một luận điểm lịch sử, một sự sắp xếp theo thứ tự thời gian sẽ khiến bài viết hợp lý hơn. Trường hợp khác, hãy lấy một chủ đề con với nhiều tài liệu tham khảo nhất và bắt đầu với chủ đề đó. Từ chủ đề này bạn sẽ sắp xếp các chủ đề con quan trọng sao cho có sự liên kết tự nhiên giữa các chủ đề.[3] Đánh dấu các chủ đề phụ bằng chữ số La tinh. Sau đây là một ví dụ cho một bài ngắn:
    • Chủ đề: Lịch sử xe hơi
    • I. Những năm đầu: Trước thế kỷ 20
    • II. Xe hơi cổ điển: Từ 1900 tới Thế chiến thứ hai
    • III. Xe hơi hiện đại: Sau Thế chiến thứ hai
  2. Hãy nghĩ về ít nhất hai chủ đề phụ cho mỗi phần. Hãy chọn những chủ đề phụ này dựa trên hai tiêu chí là mục tiêu của bài viết và danh sách tài liệu tham kháo bạn thu thập được. Các tài liệu này sẽ cấu thành lớp thứ hai của dàn bài, lớp thứ hai này thường gồm các gạch đầu dòng và được đánh dấu bằng các chữ cái (A, B, C, D, v.v).
    • I. Những năm đầu: Trước thế kỷ 20
    •    A. Động cơ hơi nước thời kỳ đầu
    •    B. Động cơ đốt trong
    • II. Xe hơi cổ điển: Từ 1900 tới Thế chiến thứ hai
    •    A. Mô hình chữ T
    •    B. Tiêu chuẩn hóa công nghệ
    • (Tiếp tục như vậy với các mục khác)
  3. Mở rộng chủ đề chính bằng cách đưa ra các chủ đề phụ. Nếu một trong những chủ đề phụ đã được đánh dấu vẫn là một chủ đề lớn hoặc cần làm rõ hơn, hãy thêm các gạch đầu dòng tiếp dưới chủ đề đó. Hãy đưa những gạch đầu dòng này vào lớp thứ ba trong dàn bài của bạn và đánh dấu bằng các số liên tiếp (1, 2, 3, 4, v.v.).
    • I. Những năm đầu: Trước thế kỷ 20
    •    A. Động cơ hơi nước thời kỳ đầu
    •       1. Sự ra đời của động cơ hơi nước
    •       2. Các bước tiến trong thế kỷ 19
    •    B. Động cơ đốt trong
    •       1. Xe hơi Benz giai đoạn đầu
    •       2. Xe hơi – một mặt hàng xa xỉ
    • (v.v.)
  4. Thêm các lớp mới cho dàn bài nếu cần thiết. Nếu bạn cần phải thêm các lớp mới, hãy sử dụng các chữ số La tinh viết thường (i, ii, iii, iv, v.v.), sau đó là các chữ cái viết thường (a, b, c, d, v.v.) và cuối cùng là các chữ số (1, 2, 3, 4, v.v). Trong hầu hết các trường hợp, một dàn bài có ba đến bốn lớp là hợp lý. Hãy cố gắng gộp các mục lại trước khi bạn thêm nhiều hơn bốn lớp.
  5. Hãy nghĩ về kết bài. Bạn chưa cần phải viết kết bài ngay, nhưng hãy nhìn qua dàn ý của bạn và nghĩ xem liệu dàn ý đó có phù hợp với mục đích ban đầu của bạn không. Nếu bạn không có đủ dẫn chứng để đi đến kết luận, hãy đưa ra thêm các chủ đề phụ. Nếu một trong các chủ đề phụ không liên quan đến kết luận của bạn, hãy bỏ chủ đề đó khỏi dàn ý.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy viết dàn ý một cách súc tích và đi thẳng vào vấn đề. Dàn bài không nhất thiết phải là một sản phẩm sạch sẽ bóng bẩy, mục đích của dàn bài là đặt ra các ý mà bạn cần phải nhắc tới.
  • Đừng phiền lòng nếu bạn phải bỏ đi các thông tin không liên quan khi bạn nghiên cứu sâu hơn và thu hẹp chủ đề mà bạn muốn tập trung trong bài viết.
  • Sử dụng dàn ý như một công cụ ghi nhớ. Chọn các từ chính xác để khởi nguồn một vấn đề.
  • Bạn có thể tận dụng các phần mềm chuyên dùng hoặc sự trợ gúp của một dàn bài mẫu để xây dựng cấu trúc dàn bài của bạn. Ví dụ, Microsoft Word cho phép bạn tạo một dàn bài, hoặc đưa ra định dạng của riêng bạn.
  • Với mỗi lớp nhỏ trong dàn bài, hãy lùi vào đầu dòng 1,3 đến 2,5cm so với ý lớn trước nó.
  • Nếu bạn có các bằng chứng đối lập với luận điểm của bạn, thay vì bỏ qua, hãy đưa các bằng chứng ấy vào dàn ý và sử dụng các căn cứ khác để tổng kết ý kiến của bạn.

Cảnh báo[sửa]

  • Nhìn chung, bạn nên hạn chế việc chỉ có một luận điểm hoặc một dẫn chứng đối với mỗi lớp ý. Nếu như có vấn đề A, hãy tiếp tục đi đến với vấn đề B hoặc tới các dẫn chứng bổ trợ cho A.
  • Đừng để dàn ý của bạn chỉ là một dạng khác của bài viết. Hãy chỉ viết lại những khẳng định và tránh đi vào tiểu tiết.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây