Lựa chọn phác đồ điều trị ban đầu cho người bị bệnh tiểu đường

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Bệnh tiểu đường có diễn biến rất đa dạng, không nhất thiết người bị đái tháo đường phải là một bệnh nhân, họ có thể vẫn làm việc sinh hoạt bình thường trong thời gian dài với một chế độ dinh dưỡng, thuốc, hoạt động thể lực phù hợp. Chính vì vậy việc lựa chọn phác đồ điều trị ban đầu khi phát hiện ra bệnh là rất quan trọng, trong quá trình thực hiện sẽ bổ sung hoặc thay đổi cho phù hợp với diễn biến thực của bệnh.

Chính vì sự đa dạng này nên có rất nhiều phác đồ điều trị đái tháo đường khác nhau, tùy vào từng người bị bệnh tiểu đường mà thầy thuốc hoặc bệnh nhân lựa chọn một phác đồ điều trị cho phù hợp:

1, Phác đồ : Chế độ ăn dành riêng cho người tiểu đường và áp dụng chế độ hoạt động thể lực phù hợp.

2, Phác đồ: Chế độ ăn kiêng + luyện tập + thuốc viên chống đái tháo đường:

3, Phác đồ : Chế độ ăn kiêng + luyện tập + thuốc viên kết hợp insulin nền

4, Phác đồ: Sử dụng insulin kết hợp thuốc viên + chế độ ăn + luyện tập


Phác đồ 1: Chế độ ăn dành riêng cho người tiểu đường và áp dụng chế độ hoạt động thể lực phù hợp[sửa]

1, Áp dụng cho tất cả các trường hợp đái tháo đường với mục đích là liệu pháp điều trị chính hoặc với mục đích là hỗ trợ cho các liệu trình điều trị khác.

2, Là liệu trình điều trị chính cho đái tháo đường typ 2, khi biện pháp này không đủ kiểm soát đường huyết trong khung mục tiêu điều trị thì phải kết hợp thêm thuốc chống đái tháo đường.

3, Đối với tiền đái tháo đường (rối loạn đường huyết lúc đói), chỉ số đường huyết lúc đói cao hơn 110 mg/dL nhưng nhỏ hơn 126 mg/dL, chế độ ăn kiêng và vận động hợp lý có tác dụng rất lớn, có thể ngăn chặn hoàn toàn việc sẽ trở thành đái tháo đường thực sự. Vì vậy cần phải áp dụng biện pháp này liên tục, chặt chẽ, đúng nguyên tắc, kiên trì trong thời gian dài.


Phác đồ 2: Chế độ ăn kiệng, hoạt động thể lực phù hợp kết hợp thuốc viên chống đái tháo đường[sửa]

Đây là phác đồ sử dụng phổ biến, rộng rãi và phong phú nhất trong điều trị bệnh đái tháo đường. Phác đồ này thường được áp dụng có hiệu quả trong đái tháo đường typ 2, giúp cho người bị đái tháo đường có một cuộc sống gần như người bình thường một thời gian dài.


+ Đái tháo đường typ 2 kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn và hoạt động thể lực không đạt được mục tiêu điều trị .

+ Đái tháo đường typ 2 ở người trẻ dưới 30 tuổi, đái tháo đường typ 2 có kèm theo rối loạn mỡ máu, đái tháo đường typ 2 ở người béo phì thừa cân hoặc có kèm theo tất cả các dấu hiệu trên.

+ Đái tháo đường typ 2 kèm theo các biến chứng mắt, thận và các mạch máu nhỏ khác.

+ Đái tháo đường typ 2 có đường huyết lúc đói thường ở mức > 13,7 mmol/L.

+ Đái tháo đường typ 1 ở người cao tuổi, có đáp ứng tốt với thuốc viên chống đái tháo đường.


Phác đồ 3: Sử dụng thuốc viên chống đái tháo đường kết hợp insulin + chế độ ăn kiêng + hoạt động thể lực phù hợp[sửa]

+ Đái tháo đường typ 2 khi chế độ ăn kiêng, thuốc viên chống đái tháo đường không đạt được mục tiêu điều trị.

+ Đái tháo đường typ 2 có kèm theo, béo phì , thừa cân, rối loạn lipid máu.

+ Đái tháo đường typ 2 có một số biến chứng mạch máu nhỏ.

+ Đái tháo đường typ 1 ở người cao tuổi, đường huyết lúc đói ổn định ở mức < 16,5 mmol/L, có đáp ứng tốt với thuốc viên chống đái tháo đường.


Phác đồ 4: Sử dụng insulin kết hợp thuốc viên chống đái tháo đường + chế độ ăn kiệng + hoạt động thể lực phù hợp[sửa]

+ Đái tháo đường typ1 (là bắt buộc đối với mọi trường hợp).

+ Đái tháo đường thai kỳ, (nhằm kiểm soát tốt đường huyết, hạn chế những tác hại đến thai nhi).

+ Đái tháo đường typ 2 khi có : Mất bù do stress, nhiễm trùng, vết thương cấp, tăng đường huyết, sụt cân nhanh không kiểm soát, phẫu thuật vì các bệnh khác, có thai, suy gan thận.

+ Đường huyết lúc đói > 16,5 mmmol/L, HbA1c > 11 %, có dấu hiệu hôn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.

+ Đái tháo đường do bệnh lý tụy, viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy.

+ Đái tháo đường typ 2, sử dụng thuốc viên không đạt mục đích điều trị .

+ Đái tháo đường typ 2 ở người trẻ dưới 30 tuổi.