Loại bỏ áp xe

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Áp xe là những vết sưng đau, viêm và đầy mủ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Một số áp xe có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách, một số khác cần được lưu dẫn dịch bằng phương pháp chuyên nghiệp.

Các bước[sửa]

Phương pháp điều trị cơ bản tại nhà[sửa]

  1. Chườm ấm. Nhúng khăn sạch vào nước ấm rồi chườm lên áp xe khoảng 30 phút. Lặp lại 4 lần mỗi ngày.[1]
    • Chỉ áp dụng chườm ấm cho áp xe nhỏ hơn 1 cm chiều ngang. Áp xe lớn hơn cần được bác sĩ chăm sóc.
    • Hơi ấm có thể giúp tăng tốc quá trình chữa lành tự nhiên của cơ thể và kích thích áp xe tự lưu dẫn dịch. Lưu ý chườm khăn nhẹ nhàng lên áp xe và không tạo quá nhiều lực.
    • Giặt sạch khăn giữa những lần chườm và không để người khác dùng chung khăn. Cách này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. Ngoài ra, nên rửa tay sạch mỗi khi chườm ấm cho áp xe.
  2. Không lưu dẫn áp xe bằng lực. Tuyệt đối không dùng lực mạnh để "nặn" áp xe. Ngoài ra, không được tự đâm xuyên và lưu dẫn áp xe.
    • Ấn lên áp xe có thể đẩy nhiễm trùng và mảnh vỡ dính kèm sâu vào cơ thể. Nhiễm trùng có thể lây lan hoặc dù không lây lan thì vẫn khó chăm sóc một khi lan đến các mô sâu hơn.
    • Nếu muốn đâm xuyên áp xe bằng kim hoặc vật dụng tương tự, bạn có thể vô tình làm tổn thương mạch máu gần đó. Ngoài ra, đâm xuyên áp xe có thể khiến nhiễm trùng lan rộng và khó điều trị.
  3. Vệ sinh. Bạn cần đặc biệt lưu ý giữ sạch những vật tiếp xúc với áp ce. Tay chạm vào áp xe phải luôn được rửa sạch. Ngoài ra, phải giặt sạch khăn hoặc các vật dụng khác dùng trong quá trình điều trị áp xe.
    • Lưu ý rằng nhiễm trùng tái phát có thể cần được vệ sinh tổng thể và kỹ càng hơn bằng xà phòng kháng khuẩn. Bác sĩ có thể kê đơn kem kháng sinh đối với áp xe trong mũi. Tiến hành các bước này có thể giúp ngăn ngừa tái nhiễm trùng từ cùng một loại vi khuẩn, từ đó ngăn ngừa áp xe.
  4. Theo dõi áp xe trong quá trình lưu dẫn. Bạn cần theo dõi khi áp xe hở và tự lưu dẫn dịch. Hầu hết mủ và mảnh vụn sẽ lưu dẫn trong 2-3 ngày và lành hoàn toàn sau 10-14 ngày.
    • Giữ sạch áp xe. Che áp xe bằng băng gạc suốt cả ngày nhưng nên mở băng gạc ít nhất 30-60 phút cho thoáng khí. Bước này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hoặc lan rộng.
    • Nhiễm trùng thường dễ trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn này nên bạn cần sẵn sàng đi khám bác sĩ nếu áp xe trở nên đau đớn hoặc trở nặng.

Chăm sóc y tế chuyên nghiệp[sửa]

  1. Nhận biết thời điểm cần đi khám bác sĩ. Đôi khi bạn cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp để loại bỏ áp xe. Đi khám bác sĩ ngay nếu áp xe trở nặng hoặc không khỏi khi được điều trị tại nhà.
    • Đối với áp xe lớn hơn 1 cm bề ngang, bạn cần nhận sự trợ giúp từ bác sĩ. Ngoài ra, đi khám bác sĩ ngay nếu áp xe xuất hiện ở vị trí nhạy cảm như trực tràng hoặc bẹn, hoặc nếu áp xe tiếp tục phát triển và gây đau đớn hơn.
    • Áp xe trở nặng có thể lây lan nhiễm trùng và cần được điều trị y tế. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn sốt hơn 38,5 độ C hoặc xuất hiện các vệt đỏ từ áp xe.
    • Nhập viện cấp cứu nếu sốt gần hoặc hơn 39 độ C, nếu xuất hiện vệt đỏ quanh phát ban và các hạch bạch huyết bắt đầu sưng. Áp xe trên mặt lớn hơn 1 cm bề ngang cũng cần được điều trị khẩn cấp.
  2. Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết. Khi đến khám, bác sĩ sẽ hỏi bạn thông tin cụ thể liên quan đến sự phát triển và tình trạng của áp xe.
    • Bạn cần biết áp xe đã xuất hiện bao lâu và có chấn thương nào có thể là nguyên nhân gây áp xe không.
    • Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng hoặc thuốc chữa bệnh bạn đang uống (nếu có).
    • Mô tả triệu chứng hiện thời cho bác sĩ. Đặc biệt, cần cho bác sĩ biết bạn có bị sốt trước khi đến khám không.
  3. Uống kháng sinh kê đơn. Nhiều áp xe sẽ không khỏi khi chỉ điều trị bằng kháng sinh nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ vẫn khuyến nghị dùng kháng sinh đối với áp xe dai dẳng hoặc lớn đáng kể.[2]
    • Vì kháng sinh thường được kê đơn trước khi xác định một loại vi khuẩn cụ thể nên bạn thường được cho dùng kháng sinh "phổ rộng" để tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn thông thường.
    • Mẫu mủ được bác sĩ lấy từ áp xe có thể được đem đi phân tích giúp xác định một loại vi khuẩn cụ thể. Sau đó, bác sĩ có thể kê đơn kháng sinh cụ thể và tập trung hơn.
  4. Lưu dẫn áp xe bằng phương pháp chuyên nghiệp. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chọn mở và lưu dẫn áp xe. Lưu dẫn áp xe chỉ an toàn khi được tiến hành bởi chuyên gia y tế.
    • Bác sĩ sẽ gây tê áp xe bằng thuốc gây tê cục bộ trong quá trình lưu dẫn. Đối với áp xe quá lớn, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc an thần.
    • Áp xe sẽ được vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn và được đặt khăn vô trùng xung quanh. Sau khi chuẩn bị tất cả, bác sĩ sẽ cẩn thận cắt vào áp xe và lưu dẫn mủ cùng mảnh vụn ra ngoài.
    • Sau khi lưu dẫn áp xe, bác sĩ sẽ đưa gạc tiệt trùng hoặc vật liệu tương tự vào ổ vừa được lưu dẫn để giữ ở trạng thái mở trong vài ngày. Gạc sẽ được phủ và cố định bằng băng bạc.
  5. Lưu dẫn áp xe bên trong cơ thể bằng kim dài. Khi áp xe nhỏ phát triển dưới da, bác sĩ sẽ cần lưu dẫn bằng cách đưa một cây kim mảnh, dài xuyên qua da và vào trong áp xe.
    • Sau khi bạn được tiêm thuốc gây mê cục bộ hay tại chỗ, bác sĩ phẫu thuật sẽ xác định vị trí chính xác của áp xe bằng phương pháp siêu âm hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Sau đó, bác sĩ sẽ xuyên kim mảnh qua áp xe để lưu dẫn dịch.
    • Vết thương thường được mở nhỏ ra để đặt một ống thông nhỏ vào. Ống thông này thu lấy mủ và mảnh vụn được lưu dẫn. Trong hầu hết các trường hợp, ống thông cần được để tại chỗ khoảng một tuần.
    • Thông thường, bạn có thể về nhà ngay sau quy trình phẫu thuật ban đầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ở lại bệnh viện vài ngày.
  6. Trao đổi về phương pháp phẫu thuật nếu cần thiết. Khi áp xe trong cơ thể quá lớn hoặc quá sâu và không thể đưa kim vào, bác sĩ có thể khuyến nghị phương pháp phẫu thuật. Bạn có thể cần ở lại bệnh viện vài ngày sau khi phẫu thuật. [3]
    • Phương pháp phẫu thuật chính xác sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bạn, nhưng thông thường, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiêm thuốc gây tê cho bạn, sau đó sẽ rạch một vệt lớn hơn, sâu hơn trên da để tiếp cận áp xe.
    • Vết rạch giúp bác sĩ phẫu thuật rửa sạch mủ và mảnh vụn trong áp xe trong quá trình phẫu thuật nên sau đó sẽ còn rất ít mủ và mảnh vụn sót lại.
    • Tuy nhiên, quá trình phục hồi thường mất vài ngày và bạn cần ở lại bệnh viện để bác sĩ và y tá theo dõi tình trạng tiến triển.
  7. Chăm sóc vết thương. Dù dùng phương pháp nào để lưu dẫn áp xe thì bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết thương khi về nhà. Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
    • Bạn có thể khỏe lại ngay sau khi quy trình phẫu thuật kết thúc. Tuy nhiên, nếu bạn thấy đau, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để uống trong vài ngày.
    • Kháng sinh hiếm được kê đơn khi lưu dẫn áp xe nhưng nếu được bác sĩ kê đơn, bạn cần uống hết thuốc.
    • Bạn cần ngâm, rửa và băng vết thương khoảng 7-10 ngày sau quy trình lưu dẫn đầu tiên.
    • Lưu ý rằng cơn đau hoặc khó chịu (nếu có) do áp xe phải giảm dần sau vài ngày. Mặt khác, quá trình lưu dẫn mức độ nặng hoặc vừa chỉ được kéo dài khoảng 2 ngày và vết thương phải khỏi hoàn toàn trong 10-14 ngày nếu chăm sóc đúng cách.
  8. Đi khám lại. Tùy tình trạng của bạn mà bác sĩ có thể hoặc không yêu cầu tái khám sau khi lưu dẫn áp xe.
    • Buổi tái khám thường là vài ngày sau quy trình phẫu thuật ban đầu. Trong buổi tái khám, bác sĩ sẽ lấy ống được đưa vào ổ lưu dẫn và kiểm tra sự tiến triển của vết thương.
    • Nếu không yêu cầu tái khám, bác sĩ phải hướng dẫn bạn cách lấy ống lưu dẫn tại nhà.
    • Đi khám bác sĩ ngay nếu có dấu hiệu sốt, đỏ, sưng hoặc đau dữ dội. Đi khám bác sĩ ngay dù cho bác sĩ có yêu cầu tái khám hay không.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]