Loại bỏ mụn cóc lòng bàn chân

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Mụn cóc lòng bàn chân là mụn cóc xuất hiện ở bên dưới lòng bàn chân do vi-rút HPV có tính lây nhiễm cao gây ra. Mụn cóc thường nằm ở vị trí giữa ngón chân với đường vòng cung dưới lòng bàn chân và có thể không gây đau đớn khi đi lại. Mụn cóc lòng bàn chân có thể khó loại bỏ nhưng có nhiều cách cho bạn thử. Tất cả mụn cóc bàn chân đều tự khỏi theo thời gian nên bạn không cần lo lắng nếu các cách này không hoàn toàn hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kết hợp đúng cách, mụn cóc có thể được loại bỏ nhanh chóng.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Xử lý mụn cóc lòng bàn chân nhanh chóng[sửa]

  1. Dùng sản phẩm đông lạnh tại nhà để nhanh chóng loại bỏ cục mụn cóc. Mụn cóc lòng bàn chân đơn giản là những mụn cóc ở dưới bàn chân. Tất cả mụn cóc lòng bàn chân đều dần biến mất nhưng có thể mất đến khoảng 2 năm. Mặt khác, nếu mụn cóc gây đau hoặc khiến bạn bận tâm, bạn có thể cân nhắc liệu pháp đông lạnh - tức quy trình đông lạnh mụn cóc. Đông lạnh giúp làm cứng và tiêu diệt tế bào da một cách nhanh chóng. Khi ấm lên, da sẽ rơi ra giúp loại bỏ mụn cóc.
    • Rất tiếc là không có phương pháp điều trị nào hiệu quả 100%. Tuy nhiên, đông lạnh được xem là lựa chọn thành công nhất và thường được lặp lại 2-3 lần để tiêu diệt hoàn toàn mụn cóc bàn chân.
    • Đông lạnh tại nhà phù hợp với mụn cóc nhỏ, kích thước dưới 1 cm và bạn sẽ cần lặp lại quy trình điều trị nhiều lần.
    • Đông lạnh đôi khi có thể gây đau đớn nên không phải là lựa chọn tốt nhất dành cho trẻ nhỏ.[1]
    • Nếu lo lắng về quy trình đông lạnh hoặc có mụn cóc bàn chân lớn có vẻ không phản ứng với phương pháp điều trị, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng liệu pháp đông lạnh chuyên nghiệp.
  2. Dùng băng gạc và kem chứa axit salicylic để dần phá vỡ mụn cóc lòng bàn chân. Axit salicylic có trong hầu hết các sản phẩm loại bỏ mụn cóc không kê đơn và là cách tốt nhất để loại bỏ mụn cóc lòng bàn chân mà không gây đau đớn. Bạn có thể mua kem chứa axit salicylic tại hầu hết các hiệu thuốc và dùng theo hướng dẫn trên hộp.
    • Tùy vào mụn cóc lòng bàn chân mà quy trình điều trị có thể mất vài tuần.
    • Gỡ băng gạc và rửa mụn cóc lòng bàn chân bằng xà phòng và nước một lần mỗi ngày.
    • Dùng đá bọt mài mụn cóc trước khi thoa kem có thể mang lại hiệu quả nhanh hơn.
  3. Đi khám bác sĩ nếu mụn cóc gây đau đớn khi đi lại, lớn hơn 2,5 cm hoặc mất thẩm mỹ. Tất cả mụn cóc lòng bàn chân đều tự khỏi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu mụn cóc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn, bác sĩ có thể giúp tiến hành điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tuy việc đi khám bác sĩ thường không cần thiết (về mặt y tế) nhưng sẽ giúp bạn được điều trị nhanh hơn.[2]
  4. Tránh mụn cóc lòng bàn chân bằng cách mang giày ở phòng tắm công cộng và mang theo khăn tắm riêng đến hồ bơi và phòng tập thể hình. Mụn cóc lòng bàn chân gây ra bởi một loại vi-rút sinh sôi trong môi trường ẩm, ấm. Vi-rút xâm nhập vào da thông qua các vết cắt hoặc vết hở nhỏ ở bàn chân, gây ra mụn cóc lòng bàn chân. Bảo vệ bàn chân khỏi môi trường ẩm, ấm và nhiều người có thể giúp đảm bảo tránh bị mụn cóc lòng bàn chân.
    • Vi-rút gây mụn cóc lòng bàn chân thường sống trong cơ thể ít nhất 2 năm, nghĩa là mụn cóc lòng bàn chân sẽ tái phát đến khi hệ miễn dịch xử lý được vi-rút này. [2]

Tự đông lạnh mụn cóc lòng bàn chân[sửa]

  1. Uống thuốc giảm đau không kê đơn nếu lo lắng về cơn đau. Khoảng 30 phút trước khi đông lạnh, bạn có thể uống 1-2 viên thuốc giảm đau thông thường. Advil hoặc Ibuprofen là những thuốc kháng viêm hoàn hảo giúp giảm đau trong quá trình đông lạnh. Mặc dù cơn đau khi đông lạnh mụn cóc không dữ dội nhưng dùng thuốc có thể giúp bạn thấy thoải mái hơn.[3]
  2. Thoa thuốc đông lạnh như hướng dẫn. Bạn có thể mua sản phẩm đông lạnh tại nhà ở hầu hết các hiệu thuốc.[4] Tuân thủ hướng dẫn trên chai nếu tự tiến hành tại nhà. Thông thường, sẽ có một cây tăm bông nhỏ đã được ướp lạnh. Tăm bông dùng để chạm vào mụn cóc khoảng 2-3 giây. Mặc dù hầu hết sản phẩm đông lạnh tại nhà đều hoạt động giống nhau nhưng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn cụ thể trên sản phẩm để đạt kết quả tốt nhất.
    • Bạn sẽ cảm thấy đau nhói giống như bị ai nhéo trong khoảng 3 giây, nhưng sau đó cơn đau sẽ giảm dần. Sau 10-15 phút, bạn sẽ chỉ còn cảm thấy hơi tê.
    • Nếu không giỏi chịu đau, bạn nên ngồi xuống trong quá trình đông lạnh mụn cóc. Mặc dù ít ai đau đến ngất xỉu nhưng ngồi xuống sẽ giúp bạn an tâm hơn trong trường hợp thấy choáng.
  3. Nhẹ nhàng quấn băng gạc quanh vị trí được đông lạnh. Sau khi đông lạnh, trên mụn cóc sẽ xuất hiện một lớp vảy, hoặc thậm chí là một vết phồng rộp nhỏ. Bạn nên dùng gạc khử trùng che mụn cóc lại và đảm bảo mụn cóc không lưu dẫn dịch hoặc xuất huyết.
    • Nếu xuất hiện vết phồng rộp và vết rộp vỡ ra, bạn cần cẩn thận lau sạch và ngăn chất dịch vì trong chất dịch có thể chứa vi-rút gây mụn cóc. [2]
    • Bạn có thể bơi lội và tiếp tục các hoạt động bình thường sau khi tiến hành liệu pháp đông lạnh nhưng cần tránh tắm bồn nước nóng vì bồn tắm có chứa vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng mụn cóc.
  4. Đông lạnh thêm 2-3 tuần đối với mụn cóc dai dẳng. Chỉ có mụn cóc nhỏ mới có thể được loại bỏ sau một lần đông lạnh. Còn mụn cóc lớn hơn thường cần điều trị vài lần. Bạn cần đảm bảo giữ sạch vảy hoặc vết phồng rộp trên mụn cóc và băng lại giữa những lần điều trị để tránh nhiễm trùng.
    • Đi khám bác sĩ nếu bị chảy máu, tiết dịch, cảm giác tê buốt kéo dài hơn 2-3 ngày, hoặc mụn cóc sưng đi kèm với nhiễm trùng.[5]

Loại bỏ mụn cóc lòng bàn chân tại nhà[sửa]

  1. Kết hợp đông lạnh với nguyên liệu tại nhà cho kết quả tốt nhất. Là phương pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để loại bỏ mụn cóc nhưng đông lạnh thường không tiêu diệt mụn cóc hoàn toàn trong lần đầu tiên. Đông lạnh có thể giúp loại bỏ cục mụn cóc, giúp tăng hiệu quả của việc như dùng miếng dán, axit salicylic hoặc nhiều phương pháp khác. Kết hợp đông lạnh với các nguyên liệu tại nhà dưới đây để chống lại mụn cóc lòng bàn chân một cách hiệu quả nhất.
  2. Làm suy yếu mụn cóc bằng nước ấm và mài mụn cóc. Mụn cóc có thể được điều trị hiệu quả hơn nhiều nếu bạn dành thời gian khiến mụn cóc yếu đi. Trước khi điều trị, nên dùng đá bọt hoặc dụng cụ mài để nhẹ nhàng mài mòn mụn cóc, loại bỏ lớp da trên dùng cho thuốc phát huy hiệu quả tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể ngâm chân trong nước ấm trước khi thoa gel hoặc kem để làm mềm da và giúp da dễ hấp thụ kem/gel hơn.
    • Đảm bảo lau khô chân và lau sạch tế bào da chết trước khi thoa thuốc điều trị.[6]
  3. Dùng kem, gel hoặc miếng dán axit salicylic. Axit salicylic là nguyên liệu chính trong hầu hết các thuốc điều trị mụn cóc không kê đơn. Bạn có thể mua axit salicylic ở dạng gel hoặc miếng dán, rất tiện lợi và hiệu quả trong việc điều trị mụn cóc theo thời gian. Thông thường, thuốc phát huy tác dụng từ từ, thường mất khoảng 12 tuần hoặc lâu hơn để tiêu diệt hoàn toàn mụn cóc bàn chân. Vì mất nhiều thời gian nên nhiều người thường dùng axit salicylic kết hợp với liệu pháp đông lạnh hoặc các phương pháp loại bỏ mụn cóc khác.
    • Axit salicylic làm tổn thương cả vùng da khỏe mạnh nhưng bạn có thể bảo vệ da quanh mụn cóc lòng bàn chân bằng cách thoa một lớp mỏng sáp dưỡng ẩm.
    • Che mụn cóc sau khi thoa axit salicylic để thuốc có thể thấm lâu trên da.[5]
  4. Thử dùng băng dính. Mặc dù có rất ít bằng chứng về hiệu quả của phương pháp này nhưng nhiều người cho rằng dùng băng dính có hiệu quả. Bạn có thể dán một miếng băng dính thật chặt lên mụn cóc lòng bàn chân và để khoảng 6 ngày. Sau 6 ngày, gỡ băng dính ra rồi ngâm mụn cóc trong nước ấm khoảng 5 phút. Băng dính hoạt động bằng cách ngăn chặn vi-rút gần da, kích thích vi-rút và khiến hệ miễn dịch phải tập trung tiêu diệt vi-rút.
    • Nếu băng dính rơi ra, bạn cần dán một miếng băng mới lên mụn cóc ngay lập tức.
    • Có thể cần lặp lại nhiều lần hoặc kết hợp với các phương pháp khác nên bạn đừng lo lắng nếu mụn cóc vẫn còn hoặc tái phát sau khi kết thúc điều trị.
  5. Chích mụn cóc lòng bàn chân, khử trùng rồi che lại. Phương pháp này đơn giản sẽ giúp tăng tốc độ của phản ứng miễn dịch tự nhiên đối với mụn cóc, đưa tế bào bạch cầu đến khu vực mụn cóc. Mặc dù không được khuyến nghị do gây đau dữ dội nhưng cách này cũng đáng thử vì hoàn toàn tự nhiên, không tốn kém và giúp cơ thể tự chống lại nhiễm trùng. Cách tiến hành:
    • Khử trùng cây kim bằng cách đặt kim trên ngọn lửa khoảng 5-10 giây.
    • Vệ sinh mụn cóc bằng xà phòng và nước. Ngâm mụn cóc trong nước ấm 5 phút để làm mềm da.
    • Nhanh chóng đâm vào mụn cóc. Không đâm sâu vì chỉ cần phá vỡ da. Bước này có thể rất đau.
    • Vệ sinh mụn cóc, thoa thuốc mỡ kháng khuẩn lên rồi dùng băng gạc che lại khoảng 1-2 tuần.[7]
  6. Cho mụn cóc thời gian tự biến mất. Tất cả mụn cóc đều tự biến mất sau 1-2 năm nên nếu mụn cóc lòng bàn chân không gây đau đớn, bạn nên để mụn cóc tự khỏi. Đây là cách đơn giản nhất, hiệu quả nhất để loại bỏ mụn cóc vì hệ miễn dịch đang thực hiện chức năng của mình.
    • Tuy nhiên, mụn cóc lòng bàn chân hiếm khi tự khỏi ở người có hệ miễn dịch kém (ví dụ như người bệnh HIV) nên trong trường hợp đó, mụn cóc cần được điều trị.
    • Tránh mang giày cao gót hoặc bất cứ thứ gì tạo áp lực lên lòng bàn chân nhằm xoa dịu cơn đau. Mang vớ dày và giày thoải mái là tốt nhất.
    • Bạn có thể mua một miếng vải nhung rồi cắt thành miếng hình bánh Donut, đặt dưới lòng bàn chân sao cho mụn cóc nằm chính giữa. Miếng vải này bảo vệ chân khỏi bị đau khi bạn đi lại.

Nhờ bác sĩ loại bỏ mụn cóc bàn chân[sửa]

  1. Mài mòn mụn cóc. Trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa chân hoặc chuyên gia chân học có thể giúp mài mòn mụn cóc. Phương pháp mài mòn thường được kết hợp với các liệu pháp khác vì sẽ giúp thuốc dễ dàng thấm sâu vào mụn cóc và tiêu diệt mụn cóc.
    • Cách này không loại bỏ hoàn toàn mụn cóc bàn chân nhưng sẽ giúp giảm kích thước và giảm đau do mụn cóc.
  2. Đông lạnh mụn cóc bằng phương pháp chuyên nghiệp. Mụn cóc lòng bàn chân có thể được loại bỏ tại phòng khám của bác sĩ bằng cách dùng dung dịch nitơ. Quy trình này gọi là liệu pháp đông lạnh và là phương pháp mạnh hơn so với sản phẩm lông lạnh tại nhà.
    • Dung dịch nitơ được xịt lên mụn cóc lòng bàn chân, tiêu diệt tế bào da thông qua cơ chế đông lạnh. Vết phồng rộp sẽ hình thành sau khi đông lạnh và đóng vảy, cuối cùng là rơi xuống sau vài ngày, mang theo cả mụn cóc.[8]
    • Đối với mụn cóc lòng bàn chân lớn, liệu pháp đông lạnh có thể cần được lặp lại nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn mụn cóc.
    • Liệu pháp đông lạnh có thể khá đau nên không được khuyến nghị cho trẻ nhỏ.
  3. Điều trị bằng hóa chất kê đơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn một phương pháp điều trị hóa học, trong đó một chất ăn mòn sẽ được chấm trực tiếp lên mụn cóc để tiêu diệt tế bào da.
    • Kem retinoid (Avita, Retin-A).
    • Cantharidin (Cantharone, Cantharone Plus). Thuốc này khiến da dưới mụn cóc phồng rộp lên, nâng mụn cóc khỏi da. Thuốc được tiến hành thoa lên mụn cóc tại phòng khám của bác sĩ.
    • Liệu pháp miễn dịch chống lại vi-rút HPV.
    • Tiêm Bleomycin. Có thể gây đau đớn và hiếm khi được kê đơn. [9]
  4. Lựa chọn loại bỏ mụn cóc bằng laser hoặc phẫu thuật đối với mụn cóc lòng bàn chân nghiêm trọng. Điều trị bằng laser hoặc phẫu thuật chỉ được áp dụng trong trường hợp nghiêm trọng nhất để loại bỏ mụn cóc nhanh chóng và vĩnh viễn. Tuy nhiên, hai phương pháp này rất tốn kém và chân sẽ có cảm giác đau khi đi lại nên không được nhiều người ưa chuộng để loại bỏ mụn cóc.

Ngăn ngừa mụn cóc lòng bàn chân lan rộng[sửa]

  1. Che mụn cóc lại ở hồ bơi công cộng. Mụn cóc có khả năng lây nhiễm cao nhất từ người này qua người khác ở hồ bơi công cộng nên bạn cần che mụn cóc lại bằng thạch cao chống nước khi đến hồ bơi. Hoặc có thể mang vớ bơi chuyên dụng được bán ở các hiệu thuốc.
    • Có thể dùng sơn móng để che mụn cóc bàn chân lại, tạo một lớp bảo vệ giúp ngăn lây truyền vi-rút cho người khác.[7]
  2. Không dùng chung khăn tắm, vớ hoặc giày. Mụn cóc lòng bàn chân có thể lây lan do dùng chung khăn tắm, vớ và giày nên nếu bị mụn cóc lòng bàn chân, bạn không nên dùng chung những vật dụng này với người khác. Mang theo và dùng riêng đồ dùng cá nhân khi đến phòng tập thể hình hoặc hồ bơi công cộng.
  3. Mang dép lê khi đến phòng tắm công cộng. Tương tự như ở hồ bơi, mụn cóc lòng bàn chân dễ lây từ người này qua người khác ở phòng tắm công cộng. Vì vậy, bạn nên mang dép lê khi đến phòng tắm công cộng.[10]
  4. Tuyệt đối không chạm vào mụn cóc của người khác hoặc chạm vào mụn cóc của bản thân mà không rửa tay lại. Vi-rút HPV gây mụn cóc có tính lây truyền cao nên bạn cần che mụn cóc lòng bàn chân lại và tránh chạm vào mụn cóc cửa người khác.[11]
  5. Dùng khăn lau khử trùng ở phòng tập thể hình. Phòng tập thể hình là địa điểm phổ biến nhất dễ lây nhiễm mụn cóc lòng bàn chân ở người lớn. Mặc dù vậy, bạn có thể ngăn ngừa mụn cóc bằng cách lau sạch dụng cụ tập luyện. Dùng khăn khử trùng lau sạch máy tập hoặc vật dụng bạn đã sử dụng và nên cân nhắc mang găng tay chuyên dụng nếu lo sợ lây nhiễm mụn cóc lòng bàn chân.[12]

Lời khuyên[sửa]

  • Thoa sơn móng lên mụn cóc lòng bàn chân để tránh lây vi-rút cho người khác.
  • Tinh dầu tràm trà có thể giúp loại bỏ mụn cóc. Dùng giấy nhám hoặc đá bọt mài mòn mụn cóc rồi dùng bông gòn thoa tinh dầu tràm trà lên. Lặp lại mỗi tối trước khi đi ngủ và mụn cóc sẽ dần khỏi sau vài tuần.
  • Bạn có thể loại bỏ mụn cóc nhưng mụn cóc vẫn quay trở lại sau vài tuần. Điều này đơn giản nghĩa là cơ thể vẫn đang chống lại vi-rút và sẽ sớm tiêu diệt được vi-rút.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này