Chữa mụn mọc trong tai

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Da tai cũng giống như da ở các bộ phận khác trên cơ thể, cũng có lỗ chân lông và có nguy cơ bị tắc. Lỗ chân lông bị tắc trong tai thường sẽ sưng lên, phát triển thành mụn gây đau đớn và rất khó chạm vào. Mụn mọc trong tai dù rất khó chạm và khó nhìn thấy nhưng vẫn có một số cách giúp điều trị hiệu quả.

Các bước[sửa]

Chữa mụn mọc trong tai bằng liệu pháp y tế[sửa]

  1. Rửa sạch tay trước khi chạm vào mụn. Trước khi chạm vào mụn, bạn phải đảm bảo rửa sạch tay 1-2 lần. Tay bẩn chạm vào mụn sẽ khiến mụn nặng hơn vì bụi bẩn và dầu có thể gây tắc lỗ chân lông nghiêm trọng hơn. [1]
  2. Lau sạch mụn bằng cồn. Bắt đầu chữa lành mụn bằng cách dùng gạc tẩm cồn lau sạch mụn. Cách này giúp chống nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan. [1]
  3. Vệ sinh tai bằng nước cây phỉ. Nước cây phỉ có đặc tính khử trùng, nhờ đó giúp làm sạch và ngăn ngừa mụn tai. Nhúng một miếng bông hoặc một miếng gạc vào nước cây phỉ, sau đó lau sạch vùng tai.[2]
  4. Rửa mụn. Rửa vùng bị mụn bằng nước có độ ấm vừa phải. Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng tự nhiên hoặc nước rửa không chứa dầu. Bạn nên sử dụng nước rửa chứa axit Salicylic giúp làm sạch lỗ chân lông và chữa lành mụn nhọt. Đối với khu vực phía trong tai, bạn có thể sử dụng một chiếc khăn ấm/nóng hoặc tăm bông Q-tip để rửa và mát-xa mụn. Không nên chà xát lên mụn để tránh kích thích nặng thêm.[3]
    • Cẩn thận khi sử dụng tăm bông Q-tip. Bạn không nên đút tăm bông vào ống tai. Chỉ nên sử dụng tăm bông để lau ngoài tai.
  5. Thoa kem trị mụn. Thoa kem Benzoyl Peroxide 2-10% lên các nốt mụn sẽ giúp giảm mụn. Chờ cho kem khô sau khi thoa.[3]
    • Bạn cũng có thể thoa kem Axit Glycolic 10%.
  6. Thoa thuốc mỡ dạng gel. Thoa Neosporin hoặc các thuốc mỡ dạng gel/kem khác lên mụn sẽ giúp chữa lành mụn. Để gel khô sau khi thoa.[3]
  7. Sử dụng Peroxide. Nhúng miếng bông vào dung dịch hydro peroxide rồi thoa lên mụn. Nếu mụn mọc bên trong ống tai, bạn có thể nhỏ peroxide vào tai. Sau đó, nghiêng đầu để cho peroxide nhỏ xuống bát hoặc miếng gạc bông.
  8. Để mụn lành tự nhiên. Mụn mọc trong tai cũng giống như các loại mụn khác. Nguyên nhân gây mụn tai thường là do bụi bẩn, dầu gội đầu hoặc ráy tai tích tụ. Mụn sẽ lành nếu bạn không chạm vào.
    • Bạn thường xử lý mụn bằng cách nặn, tuy nhiên không nên nặn mụn mọc trong tai. Mụn tai không những gây đau khi nặn mà còn có thể chảy máu và dẫn đến nhiều vấn đề trầm trọng nếu mụn mọc ở thùy thịt hoặc bên trong tai.

Chữa mụn tai bằng phương pháp tự nhiên.[sửa]

  1. Chườm nóng. Chườm nóng sẽ giúp mụn nhanh lành hơn. Lau sạch mụn bằng cồn. Che và bảo vệ mụn bằng giấy bóng kính. Nếu không muốn sử dụng giấy bóng kính, bạn có thể nhúng khăn vào nước nóng, vắt ráo nước, gấp đôi lại sau đó đắp lên mụn. Giữ nguyên trong 10 - 15 phút. Bạn có thể chườm nóng lên mụn 3-4 lần mỗi ngày.[4]
    • Bạn có thể áp dụng cách này trong trường hợp viêm và đau đớn.
  2. Sử dụng trà đen. Nhúng túi trà đen vào nước nóng. Đặt túi trà lên mụn, sau đó dùng khăn ướt và nóng để che lại. Tannin trong trà đen kết hợp với hơi nóng sẽ giúp giảm viêm.
  3. Thử sử dụng sữa. Sữa chứa axit alpha hydroxy giúp làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ da chết. Nhúng một miếng bông vào sữa, sau đó vắt bớt sữa. Xoa bông đã nhúng sữa lên mụn. Để yên trong 10 phút rồi lau sạch bằng nước hơi ấm. Bạn có thể áp dụng phương pháp này 3-4 lần mỗi ngày. [4]
  4. Sử dụng dầu tràm trà. Tính kháng khuẩn của dầu tràm trà giúp giết chết vi khuẩn gây mụn. Bên cạnh đó, dầu tràm trà cũng giúp mụn mau lành. Bạn có thể dùng miếng bông thoa hỗn hợp dầu tràm trà lên mụn.[2]
    • Nên pha loãng dầu tràm trà trước khi sử dụng. Pha dầu tràm trà với nước theo tỉ lệ 1:9 (1 thìa cà phê dầu tràm trà với 9 thìa cà phê nước).
  5. Thoa gel lô hội. Tính kháng khuẩn của lô hội cũng giúp chữa mụn và giảm sưng. Bạn có thể sử dụng gel chiết từ lá lô hội hoặc gel mua ngoài siêu thị. Thoa gel lên mụn và để trong 20 phút. Sau đó, dùng nước ấm rửa sạch. Áp dụng phương pháp này 2 lần mỗi ngày.
  6. Thử giấm táo. Giấm táo có tính sát trùng, nhờ đó giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, giấm táo còn giúp thu nhỏ lỗ chân lông. Nhúng một miếng bông vào giấm táo rồi thoa lên mụn. Để trong khoảng 1 phút trước khi rửa sạch bằng nước. Áp dụng cách này 3-4 lần mỗi ngày.[5]
  7. Pha dung dịch muối sinh lý. Dung dịch nước muối cũng có thể giúp chữa mụn tai. Hòa tan một thìa cà phê muối Epsom vào 1/2 bát nước nóng. Chờ cho dung dịch nguội bớt rồi dùng miếng bông chấm thoa lên mụn. Rửa sạch sau khi dung dịch khô. Lặp lại phương pháp này 2-3 lần mỗi ngày.

Ngăn ngừa mụn tai[sửa]

  1. Rửa tay. Một trong những lý do gây mụn tai phổ biến nhất là thiếu vệ sinh. Chạm tay bẩn lên tai có thể truyền dầu và vi khuẩn cho da tai, từ đó gây tắc lỗ chân lông và dẫn đến mụn.[1]
  2. Vệ sinh tai sạch sẽ. Bạn cần giữ vành tai, dái tai và phía sau tai luôn được sạch sẽ. Dầu gội, gel và các sản phẩm chăm sóc tóc khác có thể chui vào tai và gây mụn. Dùng xà phòng và nước để rửa sạch tai khi tắm, rửa mặt hoặc gội đầu. [2]
    • Làm sạch bên trong tai khi cần thiết. Nên rửa tai bằng các loại dung dịch và không nên sử dụng gạc bông bên trong tai.[6]
  3. Lau sạch tai sau khi tắm. Lau tai sau mỗi lần tắm. Lỗ chân lông sẽ hơi nở ra sau khi tắm và đây là cơ hội tốt để bạn loại bỏ dầu thừa, giảm mụn đầu đen.[7]
  4. Lau sạch điện thoại. Sử dụng điện thoại là con đường gây mụn tai phổ biến. Vì vậy, bạn nên lau sạch điện thoại di động sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, bạn càng nên lau sạch điện thoại trong trường hợp dùng chung với người khác.[1]
  5. Vệ sinh tai nghe. Vì được đút trực tiếp vào tai nên tai nghe thường bị đóng dầu, ráy tai và bụi bẩn. Tai nghe sau khi được tháo ra khỏi tai thường dính bụi và các chất bẩn khác. Khi sử dụng lại tai nghe, bụi và chất bẩn sẽ truyền lại vào tai bạn. Do đó, bạn nên sử dụng cồn để lau sạch tai nghe sau mỗi lần sử dụng. [1]
    • Nếu mụn mọc bên ngoài tai, bạn không nên sử dụng tai nghe cho đến khi khỏi mụn. Sử dụng tai nghe sẽ khiến mụn nặng hơn. Lau sạch tai nghe bằng dung dịch kháng khuẩn vì mụn có thể mọc trở lại nếu tai nghe bị bẩn.
  6. Khám bác sĩ. Bạn nên đi khám bác sĩ nếu thường xuyên mọc mụn, mụn đầu đen hoặc mụn nước trong tai. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu mụn tai gây đau đớn và kéo dài hơn 1 tuần. Bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị mụn tai và xác định xem nguyên nhân gây mụn tai có phải do rối loạn nội tiết hay không.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Đừng cố nặn mụn. Nặn mụn tai sẽ gây tổn thương và khiến nhiễm trùng trầm trọng hơn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]