Loại bỏ mụn từ thiên nhiên

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các sản phẩm trị mụn có thể ngăn ngừa mụn nhưng đồng thời cũng có thể gây khô da, thay đổi sắc tố và gây kích ứng da. Những sản phẩm này không những tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn mà còn tốn kém nữa! Hãy tìm đến những phương pháp trị mụn tự nhiên đã được khoa học kiểm chứng và tiết kiệm túi tiền bằng cách sử dụng những nguyên liệu sẵn có xung quanh bạn.

Các bước[sửa]

Xông hơi để Làm sạch Da mặt[sửa]

  1. Chuẩn bị xông hơi làm sạch mặt. Nếu tóc bạn xòa vào mặt, hãy vén gọn tóc lên và buộc bằng dây buộc tóc, băng đô hay các loại cặp tăm. Rửa mặt bằng các loại sữa rửa mặt làm sạch nhẹ nhàng – có thể dùng loại không chứa dầu hoặc chứa dầu thực vật. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyên dùng glycerin, dầu hạt nho và dầu hoa hướng dương vì dầu là chất hấp thu và hòa tan các loại dầu khác tốt nhất.[1]
    • Dùng tay rửa mặt thay vì dùng khăn mặt hoặc bọt biển để tránh việc chà xát làm tổn thương da mặt.
    • Mát xa nhẹ nhàng cùng sữa rửa mặt theo hình tròn trong vòng khoảng 1 phút. Không cần phải cố gắng chà mạnh, bạn chỉ cần làm cho sữa rửa mặt thấm vào da mặt qua các lỗ chân lông để lấy đi bụi bẩn và bã nhờn.
    • Rửa mặt sạch với nước ấm.
    • Dùng khăn khô chất liệu cotton thấm khô da mặt. Tuyệt đối không lau hay chà mạnh vì như vậy sẽ càng làm da mặt thêm kích ứng.
  2. Chọn loại tinh dầu cho bạn. Tất cả các loại tinh dầu được liệt kê dưới đây đều có tính chất kháng khuẩn hoặc khử trùng, nghĩa là chúng có thể loại bỏ các vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa sự hình thành mụn mới. Bạn có thể lựa chọn loại tinh dầu phù hợp tùy theo sở thích cá nhân (về mùi hương), hoặc căn cứ tình trạng cụ thể của mình. Nếu bạn đang lo lắng hay căng thẳng, hãy sử dụng tinh dầu oải hương. Nếu bạn bị mụn bọc (thường do vi khuẩn gây ra) và mụn đầu đen, hãy sử dụng một loại tinh dầu thảo dược có tính kháng khuẩn. Nếu bạn đang bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, tinh dầu xạ hương để vừa điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng vừa phá vỡ sự sung huyết bằng hơi nóng (đặc tính của tinh dầu) sẽ là lựa chọn dành cho bạn.
    • Tinh dầu bạc hà lục hoặc tinh dầu bạc hà có thể gây kích ứng với một số người, vì vậy hãy kiểm tra trước bằng cách nhỏ một giọt dầu vào cổ tay và để trong khoảng 10 đến 15 phút. Nếu không bị kích ứng nghĩa là bạn có thể sử dụng dầu an toàn. Hãy bắt đầu với tỷ lệ một giọt tinh dầu pha với khoảng một lít nước. Cả tinh dầu bạc hà lục và tinh dầu bạc hà đều chứa tinh chất bạc hà – chất vừa có đặc tính kháng khuẩn vừa có khả năng tăng cường miễn dịch.[2]
    • Cỏ xạ hương có tính chất tăng cường hệ miễn dịch và kháng khuẩn. Nó cũng giúp tăng tuần hoàn máu bằng cách khai thông các mạch máu.[3]
    • Cúc kim tiền (Calendula) tăng khả năng làm lành da và có đặc tính kháng khuẩn.[4]
    • Hoa oải hương có mùi hương nhẹ nhàng, giúp xoa dịu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Oải hương cũng có tính chất kháng khuẩn.[5]
  3. Chuẩn bị nước xông hơi. Đổ vào nồi khoảng 1 lít nước, đun sôi trong khoảng 1-2 phút. Sau đó cho 1-2 giọt tinh dầu (đã liệt kê ở trên) vào nồi.
    • Nếu không có tinh dầu, bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng ½ thìa uống trà các loại thảo dược khô hòa với một lít nước.
    • Sau khi cho thảo dược hay tinh dầu vào nước, hãy đun sôi nước thêm một lúc nữa.
    • Tắt bếp và bê nồi nước xông ra một vị trí thuận tiện để xông hơi. Hãy đảm bảo bạn không phải khom lưng vì bạn sẽ phải giữ tư thế đó trong một khoảng thời gian khá lâu.
  4. Thử độ nhạy cảm của da.[6] Cần nhớ rằng bạn có thể có nguy cơ dị ứng với bất kỳ loại tinh dầu thảo dược nào. Cho dù đó là loại bạn đã từng sử dụng an toàn trước đó, hãy luôn kiểm tra lại mỗi khi bạn định xông hơi da mặt. Nên thử mỗi loại dầu trong khoảng 1 phút, sau đó để mặt ra xa trong khoảng 10 phút. Nếu bạn không bị hắt hơi và không thấy có dấu hiệu kích ứng, hãy hâm nóng lại nước và tiến hành xông hơi như bình thường.
  5. Xông hơi mặt. Trùm một chiếc khăn bông sạch lên trên đầu của bạn để giữ hơi nước bao quanh khuôn mặt. Sau khi tạo được một chiếc lều giả bằng khăn bông như vậy, hãy nghiêng mặt vào chỗ nhiều hơi nước để xông.
    • Luôn nhắm mắt trong quá trình xông hơi để tránh hơi nóng làm bỏng mắt.[7]
    • Giữ khoảng cách 30cm so với nồi xông để tránh cho da bị bỏng. Bạn chỉ muốn xông hơi để làm giãn cách mạch máu và khai mở các lỗ chân lông chứ không muốn hơi nóng làm tổn thương làn da của mình.
    • Giữ nhịp thở bình thường và thả lỏng. Hãy thư giãn trong khi xông hơi.
    • Xông hơi trong khoảng 10 phút.
  6. Chăm sóc da sau khi xông hơi. Rửa mặt bằng nước ấm và thấm khô bằng khăn bông sạch, lưu ý tránh lau mạnh. Dưỡng ẩm da với nước hoa hồng không gây mụn hoặc các loại kem không làm bít lỗ chân lông để tình trạng mụn không nghiêm trọng thêm. Hãy đọc các thông tin trên nhãn sản phẩm để chắc chắn rằng đó là sản phẩm không gây mụn.
    • Các sản phẩm "không gây mụn" sẽ không thúc đẩy sự hình thành các loại mụn như mụn trứng cá, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, hay mụn cám.[8] Những người da dễ nổi mụn phải hết sức lưu ý với tất cả các sản phẩm bôi lên da mặt. Từ sữa rửa mặt, nước hoa hồng cho đến các sản phẩm trang điểm đều phải sử dụng loại không gây mụn.
    • Một trong những loại dầu dưỡng ẩm da là dầu dừa. Bạn có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất hoặc hỗn hợp dầu dừa trộn với tỏi: vắt nước cốt của một tép tỏi vào 1 lọ dầu dừa và khuấy đều. Hỗn hợp có thể bảo quản trong 30 ngày trong ngăn mát tủ lạnh. Bôi một lớp mỏng hỗn hợp này lên mặt 1-2 lần/ngày. Cả tỏi và dầu dừa đều có thể diệt các vi khuẩn gây nên mụn trứng cá. Các axit béo chuỗi trung bình sẽ "hóa lỏng" mụn trứng cá và giúp giữ cho lỗ chân lông trên da không bị bít tắc. Tỏi sẽ khiến da của bạn có một chút mùi đặc trưng, nếu bạn không thích mùi tỏi thì có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất.[9]
  7. Duy trì quy trình chăm sóc này cho đến khi bạn thấy có sự cải thiện. Khi mới bắt đầu, bạn có thể xông hơi mặt hai lần một ngày - một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Sau khoảng hai tuần, bạn sẽ thấy những dấu hiệu cải thiện trên da, lúc này hãy giảm số lần xông hơi xuống 1 lần/ngày.

Đắp Mặt nạ Thảo dược[sửa]

  1. Tìm hiểu lý do tại sao mặt nạ thảo dược lại có tác dụng trị mụn. Các thành phần mặt nạ được mô tả dưới đây có đặc tính làm sạch, se khít lỗ chân lông, tái tạo lớp da tổn thương trong khi điều trị mụn. Các chất làm se khít có thể làm khô da nên chú ý không thoa lên những vùng da khô.[10][11] Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhờn, mặt nạ se khít lỗ chân lông sẽ giúp cân bằng độ ẩm của da.
  2. Trộn hỗn hợp mặt nạ thảo dược. Cho một thìa súp mật ong, một lòng trắng trứng và một thìa uống trà nước cốt chanh vào bát và trộn đều. Những thành phần này đều có đặc tính làm lành da tự nhiên. Ví dụ, mật ong có chất kháng khuẩn và đặc tính làm se da.[12] Lòng trắng trứng không chỉ làm dày lớp mặt nạ mà còn có tác dụng làm se da, trong khi nước cốt chanh thì vừa có tác dụng làm se da, vừa là tác nhân làm trắng da tự nhiên.[13][14]
  3. Thêm tinh dầu. Sau khi đã trộn xong hỗn hợp mặt nạ, hãy hòa thêm ½ thìa uống trà một trong những loại tinh dầu dưới đây:
    • Bạc hà
    • Bạc hà lục
    • Oải hương
    • Cúc kim tiền
    • Xạ hương
  4. Đắp mặt nạ. Dùng tay thoa hỗn hợp lên mặt, cổ hay bất kì vị trí da có vấn đề nào. Việc bôi mặt nạ có thể gây bẩn, vì vậy bạn cần lưu ý đắp mặt nạ ở khu vực dễ lau chùi, ví dụ như trong phòng tắm. Đừng bôi quá dầy vì lớp mặt nạ có thể rơi ra hoặc bạn sẽ phải mất thời gian chờ đợi để mặt nạ khô.
    • Nếu không muốn đắp mặt nạ trên toàn bộ khuôn mặt, bạn có thể đắp mặt nạ ở những vùng da cần trị mụn. Dùng tăm bông để chấm hỗn hợp lên những nốt mụn.
  5. Chờ hỗn hợp khô. Tùy thuộc vào việc lớp mặt nạ của bạn dầy hay mỏng mà thời gian khô sẽ khác nhau. Thường thì thì mặt nạ sẽ khô sau khoảng 15 phút. Hãy cẩn thận không để cho mặt nạ rơi vãi trong khi chờ đợi.
  6. Rửa sạch mặt. Sau mười lăm phút thì mặt nạ đã khô và thấm vào da, giờ là lúc bạn cần rửa sạch lớp mặt nạ đi. Dùng tay rửa thật sạch với nước ấm. Tránh sử dụng khăn mặt hay bọt biển vì có thể gây kích ứng cho làn da mụn của bạn. Thấm khô da nhẹ nhàng bằng một chiếc khăn bông sạch, tránh chà xát mạnh gây kích ứng da.
    • Thoa kem dưỡng ẩm để hoàn thành.

Sử dụng Muối biển[sửa]

  1. Tìm hiểu cách muối biển trị mụn trứng cá. Các chuyên gia chưa thể giải thích chính xác muối biển làm giảm mụn trứng cá như thế nào. Có thể là do nồng độ muối cao giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc muối biển giúp bổ sung các khoáng chất làm lành da.[15] Muối biển cũng có thể có tác dụng làm tan bã nhờn.
    • Phương pháp này giúp những người bị trứng cá nhẹ hoặc vừa phải cải thiện tình trạng mụn mà không cần sự can thiệp của bất kỳ loại thuốc trị mụn nào.
    • Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến tư vấn của chuyên khoa da liễu để chắc chắn về tính an toàn của những liệu pháp mà bạn đang sử dụng tại nhà.
    • Lưu ý không dùng quá nhiều muối biển vì có thể gây khô da và kích thích tiết chất nhờn gây mụn.
  2. Rửa sạch da để trị mụn. Luôn dùng sữa rửa mặt loại không chứa cồn. Cho một ít sữa rửa mặt ra lòng bàn tay và xoa nhẹ nhàng theo hình tròn để loại bỏ chất bẩn. Rửa với sữa rửa mặt trong vòng một phút, sau đó rửa lại với nước mát hoặc nước ấm. Dùng khăn thấm khô da, sau đó dùng một trong những liệu pháp muối biển dưới đây để trị mụn sau khi rửa mặt:
  3. Trộn mặt nạ muối biển. Việc đắp mặt nạ muối biển khá hiệu quả với mụn trên da mặt. Khuấy một thìa uống trà muối biển với ba thìa uống trà nước nóng. Nước phải đủ nóng để muối hòa tan hết khi bạn khuấy. Sau đó thêm một thìa uống trà một trong các loại sau vào dung dịch:
    • Gel lô hội (giúp làm lành da)[16][17]
    • Trà xanh (để chống oxy hóa)[18][19]
    • Mật ong (để kháng khuẩn và thúc đẩy làm lành da)[12][20]
  4. Đắp mặt nạ. Dùng tay thoa đều hỗn hợp lên mặt, tránh thoa quá dầy. Tránh thoa gần vùng mắt. Để trong khoảng 10 phút, nhưng lưu ý không để lâu hơn. Muối biển sẽ hút nước và có thể làm cho da của bạn trở nên rất khô.
    • Sau 10 phút, rửa sạch mặt nạ với nước mát hoặc nước ấm, dùng khăn sạch thấm khô mặt.
    • Sau cùng thoa một lớp kem dưỡng ẩm da không gây mụn.
    • Bạn có thể đang rất hào hứng, nhưng hãy chỉ sử dụng liệu pháp rửa mặt này 1 lần/ngày; nếu không da của bạn sẽ bị mất nước rất nhiều, thậm chí cả khi dùng cùng kem dưỡng ẩm.
  5. Bạn có thể tạo ra dung dịch xịt muối biển thay cho mặt nạ. Các thành phần để tạo ra dung dịch xịt cũng tương tự như với cách làm mặt nạ. Tuy nhiên, hãy dùng 10 thìa uống trà muối biển hòa trong 30 thìa nước nóng cùng 10 thìa lô hội/trà xanh/mật ong. Sau khi hoàn thành, đổ dung dịch vừa tạo ra vào một chai xịt sạch.
    • Bảo quản dung dịch này trong tủ lạnh.
  6. Xịt dung dịch này lên mặt. Mỗi lần bạn sử dụng bất kỳ sản phẩm gì để trị mụn, hãy nhớ rửa sạch lại với nước ấm và sữa rửa mặt loại làm sạch dịu nhẹ. Nhớ hãy nhắm mắt để không bị nước muối biển xịt vào, sau đó xịt dung dịch muối biển lên mặt và cổ.
    • Tương tự như với mặt nạ, đừng để dung dịch trên da quá 10 phút, sau đó bạn nên rửa thật sạch bằng nước mát hoặc nước ấm.
    • Thấm khô da, sau đó thoa kem dưỡng ẩm loại không gây mụn.
  7. Ngâm mình trong bồn tắm pha muối biển để trị mụn toàn thân. Nếu bạn bị mụn bùng phát trên diện rộng, ngâm toàn bộ cơ thể trong nước trị mụn sẽ là lựa chọn tốt hơn so với dùng mặt nạ hay dạng xịt. Tuy muối thường không làm tổn thương làn da của bạn nhưng lại không chứa những khoáng chất có lợi cho cơ thể như: canxi, magiê, natri, clo, iốt, kali, kẽm và sắt.[21] Vì vậy, nếu bạn sử dụng muối thường thì việc tắm sẽ không có hiệu quả.
    • Khi nước được xả đầy bồn tắm, hãy cho 2 chén muối biển vào. Nên sử dụng nước ấm hoặc nóng để muối biển tan hoàn toàn.
    • Ngâm trong nước trong khoảng 15 phút, nhưng đừng lâu hơn. Ngâm trong nước muối lâu hơn sẽ làm cho da bị khô.
    • Nếu mặt bạn bị mụn, hãy nhúng một chiếc khăn sạch vào dung dịch nước trong bồn tắm và để trên mặt trong khoảng 10-15 phút.
    • Hãy rửa sạch nước muối biển bằng nước mát.
    • Thấm khô da và bôi kem dưỡng ẩm để tránh muối biển làm khô da.
    • Không tắm với muối biển quá một lần/ngày.

Sử dụng Sữa rửa mặt Thiên nhiên tự làm[sửa]

  1. Hãy tìm hiểu xem mụn được hình thành như thế nào.[22] Bã nhờn là một loại dầu được tiết ra tự nhiên, khi bã nhờn được tiết ra quá nhiều sẽ làm bít lỗ chân lông, gây ra mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Khi da bị nhiễm vi khuẩn Propionibacterium acnes, mụn nhọt, mụn mủ, nang, áp-xe sẽ hình thành.
  2. Làm quen với phương pháp trị mụn tự nhiên. Bã nhờn, nguyên nhân gây mụn trực tiếp nhất, là một loại dầu. Dựa trên các nguyên lý về hóa học, cách tốt nhất để hòa tan dầu (và bụi bẩn, da chết, bụi bẩn, vi khuẩn…) là sử dụng một loại dầu khác.[23] Chúng ta đã quen với việc suy nghĩ rằng dầu có hại cho da, vì vậy chúng ta thường sử dụng các loại sữa rửa có chứa các hóa chất gây kích ứng để loại bỏ dầu. Tuy nhiên chúng ta đã quên rằng dầu được tiết ra tự nhiên để bảo vệ, giữ ẩm và giữ cho da khỏe mạnh. Dầu có khả năng không chỉ loại bỏ chất bẩn và các loại dầu thừa không mong muốn mà còn bảo vệ da không bị mỏng đi khi dùng xà bông.[24]
  3. Chọn loại dầu chính cho bạn. Hãy chọn loại dầu một cách thận trọng để tránh da bị nhạy cảm và dị ứng. Ví dụ, nếu bị dị ứng các loại hạt, bạn không nên sử dụng dầu hạt phỉ. Danh sách các loại dầu dưới đây rất đa dạng – có loại đắt hơn và cũng có loại dễ kiếm hơn những loại khác. Tuy nhiên, tất cả các loại này đều không gây mụn và không làm bít tắc lỗ chân lông:[25]
    • Dầu Argan
    • Dầu hạt cây gai dầu
    • Dầu hạt mỡ
    • Dầu hoa hướng dương
    • Một số loại dầu không gây mụn (cho hầu hết mọi người) khác bao gồm dầu ôliu và dầu thầu dầu. Dầu cây thầu dầu có thể khiến một số người dùng bị khô da, trong khi nó lại có tác dụng dưỡng ẩm với nhiều người.
    • Dầu dừa khác các loại dầu khác ở chỗ nó có chứa các axit béo trung tính chuỗi trung bình. Dầu dừa diệt các vi khuẩn gây mụn, trong đó có vi khuẩn Propionibacterium acnes. Loại dầu này có thể chống lại các axit béo chuỗi dài trong bã nhờn làm bít tắc lỗ chân lông.[9]
  4. Chọn thêm một loại dầu kháng khuẩn bổ sung. Các loại tinh dầu thảo dược được liệt kê dưới đây có đặc tính làm giảm thiểu sự xuất hiện của vi khuẩn P. acnes. Đa phần trong số này đều có mùi thơm dễ chịu, vì vậy bạn có thể tùy chọn theo sở thích cá nhân. Với tất cả các loại dầu thoa lên da, hãy luôn nhớ thử trên một vùng da nhỏ để xem có bị kích ứng hay không.
    • Oregano: kháng khuẩn, chống viêm.[26]
    • Cây trà: kháng khuẩn, kháng nấm.[27]
    • Oải hương: kháng khuẩn, làm dịu.[28]
    • Hương thảo: đặc biệt kháng khuẩn gây mụn P.[29]
    • Trầm hương: kháng viêm, kháng khuẩn.[30]
  5. Làm sữa rửa mặt từ tinh dầu. Bạn có thể làm nhiều hay ít tùy thích. Tuy nhiên có lẽ làm một lượng lớn sẽ tiết kiệm hơn, và bạn có thể cất ở nơi mát và tránh ánh sáng. Tỷ lệ bạn nên duy trì cho tất cả các lần là:
    • Đối với mỗi 30ml dầu chính, thêm 3-5 giọt tinh dầu thảo dược bổ sung.
  6. Sử dụng sữa rửa mặt tự chế. Đổ một lượng nhỏ hỗn hợp dầu vào lòng bàn tay và thoa lên mặt. Tuyệt đối không dùng khăn mặt hay bọt biển để tránh gây kích ứng da. Nhẹ nhàng mát xa theo hình tròn trên mặt trong vòng khoảng 2 phút.
  7. Rửa mặt. Chỉ đơn giản rửa mặt với nước sẽ không loại bỏ dầu khỏi da mặt. Để loại bỏ dầu khỏi da mặt, bạn hãy cho khăn mặt nhúng nước ấm lên mặt trong khoảng 20 giây. Từ từ và nhẹ nhàng lau sạch dầu, sau đó rửa mặt lại với nước ấm. Lặp lại cho đến khi bạn đã loại bỏ hết dầu khỏi da mặt.
    • Thấm khô mặt với một chiếc khăn mặt cotton.
    • Áp dụng phương pháp này hai lần/ngày và sau khi toát nhiều mồ hôi.

Tạo Thói quen Làm sạch Hiệu quả[sửa]

  1. Hãy rửa mặt hàng ngày. Rửa mặt ít nhất hai lần một ngày - một lần khi bạn thức dậy để loại bỏ các loại dầu tích tụ trên da trong khi ngủ, và một lần trước khi đi ngủ để loại bỏ tất cả các chất bẩn tích tụ trong ngày.[31] Ngoài ra, luôn rửa mặt sau khi toát nhiều mồ hôi, ví dụ như sau khi tập thể dục hay đi ra ngoài trong một ngày nắng nóng. Tắm rửa ít nhất một lần một ngày và có thể cân nhắc tắm thêm lần nữa nếu bạn bị toát nhiều mồ hôi.
    • Luôn luôn sử dụng một trong 2 loại: hoặc là sản phẩm không gây mụn hoặc sữa rửa mặt tự chế của bạn.
    • Sử dụng muối biển theo như hướng dẫn. Ngâm da quá lâu trong muối biển khô có thể làm da mất nước, khiến mụn bùng phát.
  2. Rửa mặt đúng cách. Bạn có thể sử dụng khăn mặt hoặc găng tay tẩy tế bào chết để rửa mặt, nhưng thực chất cách tốt nhất là dùng tay rửa mặt trực tiếp. Đặc biệt là khi da đang bị mụn, bạn không nên sử dụng các loại có bề mặt nhám để gây kích ứng da thêm. Mát xa nhẹ nhàng theo hình tròn trong khoảng 10 giây để các chất làm sạch thấm vào da.[32]
    • Không lột da bị mụn vì có thể sẽ lột đi lớp da non đang hình thành và để lại sẹo cũng như những vùng da không đều màu.[33]
  3. Không nặn mụn.[34][35][36] Cho dù trông các nốt mụn của bạn trông tệ như thế nào thì bạn cần phải hiểu rằng những nốt mụn và mụn mủ đang chứa những vi khuẩn gây hại. Mủ từ những mụn bị vỡ chứa đầy vi khuẩn P. acnes. Bạn có thể thấy thỏa mãn khi thấy mụn bị vỡ ra, nhưng thực sự thì bạn đang khiến vi khuẩn gây mụn từ những nốt mụn cũ lan rộng ra các vùng da khỏe mạnh khác. Hành động này dẫn đến sự lan rộng của mụn chứ không làm cho mụn được loại bỏ. Nặn mụn cũng có thể gây ra sẹo và các vùng da không đều màu.
  4. Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Một quan điểm phổ biến cho rằng làn da rám nắng có thể trị mụn nhưng các nhà khoa học chưa tìm được bằng chứng để ủng hộ điều này.[37] Thực tế thì mặt trời lẫn quá trình nhuộm da đều có thể gây tổn thương da và tăng nguy cơ ung thư da cho bạn. Một số loại thuốc trị mụn hoặc các loại thuốc khác thực tế có thể khiến da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng. Những thuốc này gồm thuốc kháng sinh như ciprofloxacin, tetracycline, sulfamethoxazole và trimethoprim; thuốc kháng histamine như diphenhydramine (Benedryl); thuốc dùng để điều trị ung thư (5-FU, vinblastine, dacarbazine); thuốc trị bệnh tim như amiodorone, nifedipine, quinidine và ditiazem; thuốc chống viêm không chứa steroid như naproxen và các loại thuốc trị mụn isotretinoin (Accutane) và acitretin (Soriatane).

Điều chỉnh Chế độ Ăn uống của bạn[sửa]

  1. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp. Các chuyên gia da liễu cho rằng sữa và sô sô la hay chế độ ăn uống không trực tiếp gây ra mụn trứng cá, tuy nhiên, nghiên cứu gần đây đã kiểm tra chế độ ăn trong nhóm thanh thiếu niên không có mụn trên khắp thế giới. Nghiên cứu đã so sánh giữa chế độ ăn của hơn 70% nhóm thanh thiếu niên tại Mỹ bị mụn với chế độ ăn của những thanh thiếu niên không bị mụn. Kết quả là: rõ ràng những thanh thiếu niên không bị mụn trứng cá không sử dụng các sản phẩm sữa có nhiều đường như nhóm thanh thiếu niên Mỹ.[38] Điều này giải thích lý do tại sao các loại thực phẩm nhất định bao gồm các sản phẩm sữa và sản phẩm được chế biến nhiều đường làm tăng nguy cơ mụn ở một số người. Những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và cung cấp môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển.[39] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá.[39] Thực phẩm chỉ số đường huyết thấp là các loại thực phẩm giải phóng đường vào trong máu (chuyển hóa đường trong máu) chậm hơn. Các loại thực phẩm GI thấp nhất là:[40]
    • Các loại ngũ cốc, muesli tự nhiên, yến mạch cán
    • Bột mì nguyên cám, bánh mì lúa mạch đen, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt
    • Hầu hết các loại rau trừ củ cải đường, bí ngô và củ cải vàng
    • Các loại hạt
    • Hầu hết các loại hoa quả trừ dưa hấu và quả chà là. Xoài, chuối, đu đủ, dứa, nho khô, quả sung có chỉ số đường huyết (GI) trung bình.
    • Các loại đậu
    • Sữa chua
    • Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp tới trung bình. Gạo nâu, lúa mạch, và mì ống nguyên hạt là những loại có chỉ số GI thấp nhất.
  2. Bổ sung vitamin A và D vào chế độ ăn uống của bạn. Song song với việc thiết lập chế độ ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ vitamin cần thiết để có được làn da khỏe mạnh. Trong đó vitamin A và D là những loại vitamin quan trọng nhất với da.[41] Hãy thêm các loại thực phẩm sau đây vào chế độ ăn uống của bạn:[42][43]
    • Các loại rau: khoai lang, rau chân vịt, cà rốt, bí ngô, bông cải xanh, ớt đỏ, bí ngòi
    • Các loại trái cây: dưa vàng, xoài, mơ
    • Các loại đậu: đậu đen
    • Thịt và cá: gan bò, cá trích, cá hồi
    • Cá: dầu gan cá tuyết, cá hồi, cá ngừ
    • Chế phẩm từ sữa: Sữa, sữa chua, phô mai
  3. Tổng hợp vitamin D bằng cách tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Mặc dù có nhiều loại thực phẩm bổ sung vitamin D, nhưng vitamin D lại không thực sự có nhiều trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn. Bạn có thể cố gắng tăng hấp thụ vitamin D từ thức ăn, những cách đơn giản nhất để bạn có thể tổng hợp được vitamin D lại là tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng 10-15 phút mỗi tuần. Ánh nắng mặt trời sẽ kích thích da sản xuất vitamin D.[44] Không bôi kem chống nắng và để da tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp nhiều nhất có thể.
    • Không phơi nắng quá lâu mà không dùng kem chống nắng vì như vậy rất nguy hiểm và có thể dẫn đến ung thư da.[45]
  4. Tăng lượng tiêu thụ chất béo omega-3. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người bị mụn trứng cá có thể tìm thấy lợi ích trị mụn từ chất béo omega-3.[46] Chất béo omega-3 hạn chế cơ thể sản xuất leukotriene B4 - chất làm tăng tiết bã nhờn và dẫn đến mụn viêm. Bã nhờn là một loại dầu tự nhiên được tiết ra để giữ ẩm cho da, nhưng khi bã nhờn được tiết ra quá nhiều, nó sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và khiến da nổi mụn. Bằng cách tăng chất béo omega-3 trong chế độ ăn uống, bạn có thể kiểm soát mụn trứng cá của mình Các loại thực phẩm bạn nên tìm kiếm bao gồm:
    • Các loại quả và hạt: hạt lanh và dầu hạt lanh, hạt Chia, hạt bí đỏ, quả óc chó
    • Cá và dầu cá: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá thịt trắng, cá trích mình dầy
    • Các loại thảo mộc và gia vị: húng quế, oregano, đinh hương, kinh giới
    • Các loại rau: rau chân vịt, mầm rau củ cải, cải làn

Lời khuyên[sửa]

  • Phủ một chiếc khăn sạch lên vỏ gối và thay mỗi ngày, như vậy là bạn đã hoàn thành một nửa nhiệm vụ làm sạch. Dầu và vi khuẩn từ mặt và tóc của bạn lưu lại trên vỏ gối trong một thời gian dài. Hãy thử áp dụng phương pháp này để ngăn chặn vi khuẩn lây lan – đây thực sự là một phương pháp hiệu quả giúp bạn loại bỏ những đốm mụn đáng ghét.
  • Rửa mặt sạch bằng xà phòng rửa mặt loại nhẹ, sau đó hòa nước với muối nở thành dung dịch sệt và thoa lên mặt. Sau cùng, dùng tay vớt nước vỗ nhẹ lên mặt. Hãy thực hiện hai lần một tuần.
  • Chỉ sử dụng một liệu pháp trong một thời điểm để xem cách nào hiệu quả và cách nào không. Như vậy bạn có thể tìm ra phương pháp trị mụn hiệu quả nhất dành cho mình.
  • Nếu bạn đã thử tất cả các phương pháp này và vẫn không thấy cải thiện, có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ hay gặp chuyên gia da liễu.
  • Ở những phụ nữ bị mụn trứng cá nghiêm trọng, có lẽ nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn là do sự mất cân bằng hóc môn. Ví dụ, với những phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) được làm xét nghiệm hócmôn bằng cách xét nghiệm nước bọt, mức độ estrogen của họ có thể quá cao trong khi mức độ progesterone lại quá thấp. Tình trạng này được gọi là "sự thống trị estrogen" và được điều trị bằng kem bioidentical progesterone. Bất kỳ bác sĩ trị liệu tự nhiên nào cũng có thể điều trị tình trạng này một cách hiệu quả. Những phụ nữ gặp phải tình trạng này nhận thấy việc sử dụng kem progesterone khiến tình trạng mụn của họ tăng ít nhất 50% so với việc không dùng kem progesterone. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp mụn trứng cá đều do sự mất cân bằng hóc môn.

Cảnh báo[sửa]

  • Không cho muối biển khô trực tiếp lên da của bạn. Nó có thể gây bỏng rát, và "thứ gì nhiều quá cũng không tốt".

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://practicaldermatology.com/2011/04/recommending-topical-moisturizers-clinical-benefits-and-practical-considerations
  2. Kamatou GP, Vermaak I, Viljoen AM, Lawrence BM., Menthol: a simple monoterpene with remarkable biological properties.Phytochemistry. 2013 Dec;96:15-25.
  3. Fournomiti M, Kimbaris A, Mantzourani I, Plessas S, Theodoridou I, Papaemmanouil V, Kapsiotis I, Panopoulou M, Stavropoulou E, Bezirtzoglou EE, Alexopoulos A. Antimicrobial activity of essential oils of cultivated oregano
  4. Efstratiou E, Hussain AI, Nigam PS, Moore JE, Ayub MA, Rao JR.Antimicrobial activity of Calendula officinalis petal extracts against fungi, as well as Gram-negative and Gram-positive clinical pathogens.Complement Ther Clin Pract. 2012 Aug;18(3):173-6.
  5. Sienkiewicz M, Głowacka A, Kowalczyk E, Wiktorowska-Owczarek A, Jóźwiak-Bębenista M, Łysakowska M.The biological activities of cinnamon, geranium and lavender essential oils. Molecules. 2014 Dec 12;19(12):20929-40.
  6. http://www.essentialoils.co.za/irritation.htm
  7. http://www.webmd.com/eye-health/tc/eye-injuries-topic-overview
  8. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/make-up
  9. 9,0 9,1 Bruce Fife, C.N., N.D.: “The Coconut Oil Miracle”, 5th edition,2013, Penguin Books, NY 10014
  10. http://www.healthguidance.org/entry/12322/1/Difference-Between-Toner-and-Astringent.html
  11. http://www.sharecare.com/health/acne-skin-pimples/what-know-using-astringent-acne
  12. 12,0 12,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3609166/
  13. http://www.natural-homeremedies-for-life.com/egg-white-face-mask.html
  14. http://herbs.lovetoknow.com/How_to_Use_Lemon_Juice_to_Whiten_Skin
  15. Quist, Sven R., et al. "Anti-Inflammatory Effects Of Topical Formulations Containing Sea Silt And Sea Salt On Human Skin In Vivo During Cutaneous Microdialysis." Acta Dermato-Venereologica 91.5 (2011): 597-599. Academic Search Complete. Web. 17 June 2015.
  16. http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/aloe
  17. Murphy, K. (2010) Reviews of articles on medicinal herbs. Australian Journal of Medical Herbalism, 22(3), 100-103.
  18. http://www.webmd.com/food-recipes/antioxidants-in-green-and-black-tea
  19. Goldfaden, R.,Goldfaden, G.(2011) Topical Resveratrol Combats Skin Aging. Life Ext. 17(11), 1-5.
  20. Hanley, K. (2010)Immunity superstars: the 10 best foods to fight off colds and flu. Nat. Solutions. 130; 50-54.
  21. http://healthyeating.sfgate.com/list-minerals-sea-salt-8907.html
  22. http://www.dermalinstitute.com/us/library/73_article_Understanding_Male_Skin.html
  23. http://www.theoilcleansingmethod.com/
  24. Wexler, S. Problem Solved!. Prevention [serial online]. January 2014;66(1):54-57.
  25. https://www.beneficialbotanicals.com/facts-figures/comedogenic-rating.html
  26. http://www2.hawaii.edu/~johnb/micro/m140/syllabus/week/handouts/m140.8.3.html
  27. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1360273/
  28. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20657472
  29. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17893831
  30. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0254629910001705
  31. http://magazine.foxnews.com/style-beauty/7-common-mistakes-you-make-when-washing-your-face
  32. http://www.americanskin.org/education/the_skin_youre_in/pdf/poster.pdf
  33. https://www.aad.org/dermatology-a-to-z/for-kids/about-skin/acne-pimples-and-zits/different-kinds-of-pimples
  34. http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/teen-acne-13/pop-a-zit
  35. http://www.huffingtonpost.com/2012/09/04/is-it-okay-to-pop-pimple_n_1837502.html
  36. http://myaspenderm.com/is-it-ok-to-pop-zits/
  37. http://kidshealth.org/parent/general/body/acne_myths.html
  38. http://www.askdrray.com/pimples-and-acne-can-be-caused-by-food/
  39. 39,0 39,1 http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/
  40. http://www.the-gi-diet.org/lowgifoods/
  41. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/#R5
  42. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminA-HealthProfessional/
  43. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/
  44. http://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminD-HealthProfessional/
  45. http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/sunanduvexposure/sun-and-uv-exposure-landing-page
  46. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2836431/#R5

Liên kết đến đây