Loại bỏ mụn thịt dư

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mụn thịt dư là phần da nhỏ hình tròn lồi lên từ nhiều vị trí trên cơ thể. Mụn thịt dư thường không gây đau và không phải vấn đề nguy hiểm. Hầu hết các bác sĩ đều khuyên nên để yên mụn thịt dư trừ khi bạn có ý định loại bỏ chúng. Nếu muốn, bạn có thể đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương pháp loại bỏ mụn thịt dư như đốt. Ngoài ra, bạn có thể thoa các loại tinh dầu hoặc hỗn hợp tự nhiên để mụn thịt dư khô dần và rơi ra.

Các bước[sửa]

Tiếp nhận phương pháp y tế chuyên nghiệp để loại bỏ mụn thịt dư[sửa]

  1. Đến khám bác sĩ da liễu. Phần lớn mụn thịt dư đều vô hại nhưng tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ da liễu nếu thấy mụn thịt tối màu hơn màu da, kích cỡ lớn hoặc hình dạng bất thường. Tự loại bỏ mụn thịt khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ rất mất thời gian trong khi đó lại là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.[1]
    • Mụn thịt dư thường không thay đổi màu sắc đáng kể. Nếu điều này xảy ra, bạn cũng cần trao đổi với bác sĩ da liễu. Bác sĩ có thể giúp loại bỏ mụn thịt dư và đem đi xét nghiệm nếu nghi ngờ.[2]
  2. Nhờ bác sĩ cắt bỏ mụn thịt dư. Bác sĩ sẽ gây tê vùng da bằng kem và dùng dao cắt bỏ mụn thịt từ da. Bác sĩ cũng có thể dùng kéo y tế sắc để tách rời mụn thịt. Quy trình cắt bỏ này tương đối nhanh chóng và không gây đau.[3]
  3. Yêu cầu bác sĩ đông lạnh mụn thịt dư. Khi bạn đến khám, bác sĩ sẽ dùng đầu dò để phết một lượng nhỏ nitơ dạng lỏng lên vết mụn thịt dư. Quy trình phẫu thuật lạnh này cũng được dùng để loại bỏ mụn cóc. Sau khi bị đông lạnh, mụn thịt sẽ rơi ra. [4]
  4. Yêu cầu bác sĩ đốt mụn thịt dư. Trong quy trình đốt, bác sĩ sẽ dùng đầu dò nhỏ để đưa nguồn nhiệt trực tiếp đến bề mặt da. Nhiệt độ được tạo ra từ dòng điện sẽ đốt cháy và loại bỏ mụn thịt một cách nhanh chóng, đơn giản.[3]
  5. Yêu cầu bác sĩ chặn nguồn cung cấp máu đến mụn thịt. Trong phương pháp thắt, bác sĩ sẽ buộc một dải băng nhỏ ngay đầu mụn thịt. Cách này giúp chặn nguồn cung cấp máu đến phần đầu mụn thịt, khiến mụn thịt chết đi và rơi khỏi da. Quy trình này có thể mất vài ngày, tùy vào kích thước và vị trí của mụn thịt, và có thể hơi đau.
  6. Nhận thức lợi ích của việc tiếp nhận chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Có thể bạn muốn tự loại bỏ mụn thịt dư tại nhà nhưng sự chăm sóc của bác sĩ sẽ mang đến nhiều lợi ích đặc biệt. Bác sĩ sẽ dùng các thiết bị đã tiệt trùng để ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ thoa kem gây tê để giảm đau trong và sau khi loại bỏ mụn thịt. Một số phương pháp như đốt mụn thịt cũng hiếm khi để lại sẹo.[3]
    • Tùy vào vị trí xuất hiện mà mụn thịt dư có thể cần được chuyên gia điều trị. Ví dụ, mụn thịt dư gần mắt thường được bác sĩ nhãn khoa (bác sĩ chuyên khoa mắt) điều trị.[4]
  7. Không điều trị mụn thịt dư. Bạn có thể để yên mụn thịt dư. Nếu không có ảnh hưởng gì thì bạn không nhất thiết phải loại bỏ mụn thịt dư. Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến nghị không điều trị trừ khi bạn muốn.
    • Các công ty bảo hiểm cũng thường xem quy trình loại bỏ mụn thịt dư là chỉ mang tính thẩm mỹ và không cần thiết. Vì vậy, bạn cần kiểm tra xem công ty bảo hiểm có chi trả chi phí cho việc loại bỏ mụn thịt dư hay không.[5]

Dùng tinh dầu tự nhiên và hỗn hợp tại nhà để loại bỏ mụn thịt dư[sửa]

  1. Thoa tinh dầu Oregano. Hòa 2-3 giọt tinh dầu Oregano với 4-6 giọt dầu dừa. Nhúng tăm bông sạch vào hỗn hợp và thoa lên mụn thịt 2-3 lần mỗi ngày. Quy trình này mất khoảng 1 tháng để phát huy tác dụng.[6]
    • Cẩn thận khi thoa tinh dầu tự nhiên như Oregano vì có thể kích ứng da. Ngưng sử dụng tinh dầu nếu da đỏ. Ngoài ra, tránh thoa tinh dầu lên vùng da quanh mắt.
  2. Thoa tinh dầu tràm trà. Loại tinh dầu này nổi tiếng với đặc tính kháng nấm. Bạn cần chuẩn bị một miếng bông gòn sạch. Nhúng bông gòn vào nước sạch rồi nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà lên. Dùng bông gòn thoa lên mụn thịt và vùng da xung quanh cách mụn thịt khoảng 2,5 cm. Thực hiện 3 lần mỗi ngày. Kiên trì áp dụng cách này sẽ giúp làm khô mụn thịt.[6]
    • Luôn nhớ nhúng bông gòn vào nước để giảm khả năng dầu tràm trà kích ứng da, bao gồm vùng ngón tay. Hoặc bạn có thể pha loãng tinh dầu tràm trà với dầu ôliu.
    • Một số người cho rằng nên dán băng cá nhân lên mụn thịt dư cho đến khi mụn thịt khô và rơi ra.
    • Cẩn thận vì điều trị mụn thịt dư quanh mắt vì tinh dầu có thể gây kích ứng.
  3. Thoa lô hội. Bạn có thể cắt một miếng lô hội, bóp lấy gel lô hội hoặc mua gel lô hội tại các cửa hàng. Nhúng tăm bông vào gel lô hội và thoa lên mụn thịt bao nhiêu lần tùy thích. Phương pháp này dựa trên đặc tính chữa bệnh tự nhiên của lô hội và hiệu quả của lô hội cũng không chắc chắn.[5]
  4. Thoa hỗn hợp dầu thầu dầu. Hòa dầu thầu dầu và muối nở vào bát cho đến khi hỗn hợp đặc lại. Nhúng tăm bông vào hỗn hợp và thoa lên mụn thịt. Thoa bao nhiêu lần tùy thích nhưng cần cảnh giác với tình trạng kích ứng da. Hiệu quả của phương pháp này được nhiều chuyên gia liệu pháp tự nhiên kiểm chứng. [7]
  5. Thoa hỗn hợp tỏi. Chuẩn bị một tép tỏi tươi và nghiền thành hỗn hợp trong bát nhỏ. Nhúng tăm bông vào hỗn hợp rồi thoa một lượng nhỏ lên mụn thịt dư. Dùng băng cá nhân để băng mụn thịt lại. Thực hiện một lần mỗi ngày. [6]
    • Một phương pháp khác đó là cắt tép tỏi thành từng lát mỏng. Sau đó, đắp một lát tỏi lên trên mụn thịt dư. Dùng băng cá nhân cố định lát tỏi. Thực hiện quy trình này mỗi buổi sáng và đến tối, bạn có thể loại bỏ tỏi cũng như gỡ băng cá nhân ra. Mụn thịt dư sẽ rơi ra sau một tuần.[8]
  6. Điều trị bằng giấm táo. Nhúng viên bông gòn vào giấm táo cho đến khi bão hòa. Chấm bông gòn lên mụn thịt và giữ khoảng vài phút. Bạn có thể thoa bông gòn theo chuyển động tròn trên da để tăng khả năng hấp thụ. Thực hiện ba lần mỗi ngày cho đến khi mụn thịt rơi ra. Phương pháp này khá hiệu quả.[9]
    • Điều trị bằng giấm táo thường gây ngứa trên da. Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể pha loãng giấm táo với một ít nước trước khi thoa lên da. [6]

Dùng nước ép được chiết xuất để loại bỏ mụn thịt dư[sửa]

  1. Thoa nước ép thân bồ công anh. Chuẩn bị bồ công anh tươi và xoắn phần thân từ gốc đến ngọn cho đến khi nước ép chảy ra. Nhỏ nước ép lên viên bông gòn rồi đắp lên mụn thịt. Thực hiện tối đa bốn lần mỗi ngày. Nước ép sẽ làm mụn thịt khô và rơi ra.[6]
    • Chọn phương pháp khác để loại bỏ mụn thịt nếu bạn dị ứng với các loài thực vật như bồ công anh.
  2. Thoa nước cốt chanh. Chanh có tính axit cao nên được sử dụng để khử trùng. Bạn có thể vắt nước cốt chanh tươi vào bát. Sau đó, nhúng viên bông gòn vào nước cốt rồi đắp lên mụn thịt. Thực hiện ba lần mỗi ngày. Nước cốt chanh sẽ phát huy hiệu quả sau nhiều lần thoa.[6]
  3. Thoa nước ép thân cây vả. Chuẩn bị một nắm vả tươi và cắt lấy phần thân. Nghiền phần thân trong bát nhỏ để lấy nước. Nhúng bông gòn vào nước ép rồi thoa lên mụn thịt tối đa bốn lần mỗi ngày. Mụn thịt sẽ rơi ra sau 4 tuần.[6]
    • Ngoài các bằng chứng truyền miệng, hiệu quả của phương pháp này rất khó đánh giá.
  4. Thoa nước ép dứa. Bạn có thể mua chai nước ép dứa tại cửa hàng hoặc ép dứa tươi lấy nước. Nhúng bông gòn vào nước ép để thoa lên mụn thịt tối đa ba lần mỗi ngày. Sau khoảng một tuần, bạn sẽ thấy mụn thịt dần biến mất.[5]
    • Hiệu quả của phương pháp này tùy thuộc vào phản ứng của da với tính axit của nước ép dứa.

Thử nghiệm phương pháp loại bỏ mụn thịt dư triệt để hơn[sửa]

  1. Phủ sơn móng tay lên mụn thịt dư. Chuẩn bị một lọ sơn phủ trong suốt. Phết một lớp sơn mỏng lên mụn thịt ít nhất hai lần mỗi ngày. Cần đảm bảo mụn thịt được phủ sơn hoàn toàn. Mụn thịt sẽ dần rơi ra khỏi da.[10]
  2. Dùng băng dính để làm khô mụn thịt. Cắt một miếng băng dính đường kính 2,5 cm. Dán băng dính ngay trên mụn thịt. Để băng dính làm mụn thịt khô dần cho đến khi rơi ra. Bạn có thể thay băng dính mới mỗi ngày. Phương pháp này thường phát huy hiệu quả sau 10 ngày.[5]
  3. Buộc mụn thịt. Bạn có thể dùng một đoạn dây câu, chỉ nha khoa học sợi cotton mỏng. Buộc đoạn dây quanh phần mụn thịt tiếp xúc với bề mặt da. Buộc chặt nhưng không được gây đau. Cắt bỏ đoạn dây thừa và để yên. Do thiếu tuần hoàn, mụn thịt sẽ rơi ra. Đây là cách thắt mụn thịt tương tự như các bác sĩ thường tiến hành với dụng cụ được tiệt trùng.[4]
    • Mụn thịt có thể thay đổi màu sắc khi áp dụng phương pháp này. Đây là điều bình thường do thiếu nguồn cung cấp máu.[7]
    • Cẩn thận khi áp dụng phương pháp này. Bạn cần đảm bảo chỉ chặn nguồn cung cấp máu đến mụn thịt chứ không phải phần da xung quanh. Ngưng áp dụng và nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thấy đau.
  4. Không tự cắt mụn thịt tại nhà. Tự cắt mụn thịt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng và xuất huyết. Ngay cả mụn thịt nhỏ cũng có thể xuất huyết và cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp. Ngoài ra, tự cắt mụn thịt có thể để lại sẹo và da đổi màu.
  5. Thử dùng thuốc không kê đơn. Có nhiều loại thuốc không kê đơn được cho là có thể giúp loại bỏ mụn thịt sau 1-2 lần thoa. Thuốc Dr. Scholl’s Freeze Away gây lạnh trực tiếp đến mụn thịt, khiến mụn thịt rơi khỏi da. Loại thuốc này khá hiệu quả nếu sử dụng cẩn thận.
    • Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc để tránh nguy cơ gây tổn thương vùng da quanh mụn thịt dư, thậm chí gây sẹo và đổi màu da.[1]

Lời khuyên[sửa]

  • Trong thuật ngữ y học tiếng Anh, mụn thịt dư có các tên gọi khác là Cutaneous Papilloma, Cutaneous Tag và Templeton Skin Tag.[11]
  • Đôi khi, mụn cóc có thể trông giống như mụn thịt dư và ngược lại. Để phân biệt hai loại này, bạn cần chú ý rằng mụn thịt dư có bề mặt mịn hơn, trồi ra khỏi bề mặt ra và không lây nhiễm.[12]
  • Một điều thú vị là chó cũng có thể bị mụn thịt dư. Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi muốn loại bỏ mụn thịt dư cho chó tại nhà.[13]

Cảnh báo[sửa]

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước ấm trước khi chạm vào hoặc điều trị mụn thịt dư. Tự điều trị mụn thịt dư tại nhà có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

_Methods_