Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Loại bỏ sỏi a mi đan
Từ VLOS
Sỏi a-mi-đan (còn gọi là bã đậu a-mi-đan) là những khối nhỏ màu trắng có thể nhìn thấy trong các hốc a-mi-đan.[1] Sỏi a-mi-đan thường do các vụn thức ăn kẹt lại trong các hốc a-mi-đan, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cho đến khi chúng biến thành những mảng bám có mùi hôi như chúng ta biết và rất khó chịu. Sỏi a-mi-đan không phải hiếm gặp ở những người có các hốc a-mi-đan sâu. Mặc dù sỏi thường xuyên bị đánh bật trong lúc ho hoặc ăn uống và can thiệp y khoa thường không cần thiết, bạn có thể áp dụng nhiều phương pháp để loại bỏ các mảng bám này và ngăn ngừa tái phát.
Mục lục
Các bước[sửa]
Lấy sỏi a-mi-đan bằng tăm bông[sửa]
-
Chuẩn
bị
vật
tư.
Lấy
tăm
bông
và
các
vật
liệu
cần
thiết
khác:
- Tăm bông
- Bàn chải đánh răng
- Gương
- Đèn pin, ứng dụng đèn pin hoặc loại đèn có thể điều khiển luồng ánh sáng
- Nước máy
- Chiếu đèn vào họng. Mở miệng và chiếu đèn vào họng khi đứng trước gương để tìm vị trí sỏi a-mi-đan.
- Đẩy a-mi-đan. Thả lỏng họng và thè lưỡi ra. Nói “Aaaa” và co thắt các cơ ở cuống họng. Thực hiện điều này khi nín thở, gần như đang súc miệng. Động tác này sẽ đẩy a-mi-đan lên trước và bạn có thể nhìn rõ hơn.
-
Chuẩn
bị
tăm
bông.
Nhúng
tăm
bông
vào
nước.
Như
vậy
tăm
bông
sẽ
mềm
hơn
và
ít
kích
ứng
cuống
họng.[2]
Không
đặt
tăm
bông
xuống
để
tránh
bị
nhiễm
bẩn.
Hạn
chế
để
tăm
bông
tiếp
xúc
với
bất
cứ
bề
mặt
nào
mang
vi
trùng,
kể
cả
bàn
tay.
Khi
lấy
sỏi
a-mi-đan,
bạn
nên
vẩy
tăm
bông
trong
bồn
rửa
nhưng
tránh
chạm
vào
bất
cứ
bề
mặt
nào,
hoặc
bạn
có
thể
quẹt
vào
khăn
giấy
sạch.
- Nếu lỡ để tăm bông chạm vào bề mặt nào đó, chẳng hạn như bồn rửa hoặc mặt bàn, bạn cần thay chiếc tăm bông mới.
-
Dùng
tăm
bông
khều
nhẹ
sỏi
a-mi-đan.
Ấn
xuống
hoặc
khều
cho
đến
khi
sỏi
long
ra
và
lấy
sỏi
a-mi-đan
ra
khỏi
miệng.
- Thao tác thật nhẹ nhàng, vì có thể bước này sẽ gây chảy máu. Mặc dù hiện tượng chảy máu nhẹ cũng là bình thường, bạn nên thật cẩn thận để hạn chế chảy máu.[3] Các vết cắt và vết thương có thể bị nhiễm trùng bởi cùng một loại vi khuẩn trong miệng gây sỏi a-mi-đan.
- Súc miệng nếu bị chảy máu, sau đó đánh răng và cạo lưỡi ngay sau khi máu ngừng chảy.
- Súc miệng và lặp lại thao tác. Dùng nước súc miệng và tiếp tục lấy viên sỏi khác. Đặc biệt cần súc miệng nếu nước bọt có vẻ quánh lại, một tình trạng thỉnh thoảng xảy ra khi họng bị kích ứng. Khi nước bọt bắt đầu đặc quánh, bạn hãy uống nước để làm loãng.
- Kiểm tra xem còn sỏi ở những chỗ khuất không. Sau khi lấy hết sỏi nhìn thấy được, bạn hãy đặt ngón tay cái lên cổ ngay bên dưới hàm, và ngón tay trỏ (sạch) vào miệng, sát cạnh a-mi-đan và nhẹ nhàng nặn những hạt sỏi còn lại ra chỗ dễ nhìn (như nặn kem đánh răng). Đừng cho rằng sỏi đã hết dù bạn không nhìn thấy. Một số hốc rất sâu và đôi khi rất khó lấy ra hết.[4]
-
Loại
bỏ
những
viên
sỏi
cứng
đầu
một
cách
cẩn
thận.
Nếu
viên
sỏi
không
lấy
ra
được
bằng
tăm
bông,
có
lẽ
nó
ở
rất
sâu.
Bạn
đừng
cố
dùng
sức
lấy
ra
vì
điều
này
có
thể
gây
chảy
máu.
Dùng
mặt
dưới
bàn
chải
đánh
răng
khều
nhẹ
cho
đến
khi
nó
long
ra,
sau
đó
dùng
tăm
bông
hoặc
bàn
chải
đánh
răng
lấy
ra.[5]
- Nếu viên sỏi vẫn không chịu long ra, bạn có thể thử súc miệng bằng nước súc miệng trong vài ngày, sau đó thử lại.
- Nếu vẫn không có tác dụng, bạn có thể thử dùng tăm nước. Nếu chưa thấy hiệu quả, bạn hãy tăng áp lực dòng nước lên một chút.
- Nhớ rằng một số người có phản xạ họng rất mạnh và không chịu được khi cổ họng bị kích thích.
Sử dụng tăm nước[sửa]
-
Mua
máy
tăm
nước.
Tăm
nước
có
thể
dùng
để
đẩy
sỏi
a-mi-đan
ra
khỏi
các
hốc.[6]
- Thử nhanh trên a-mi-đan trước khi mua – nếu tia nước quá mạnh và gây đau, bạn không nên dùng để lấy sỏi a-mi-đan.
- Dùng tăm nước ở chế độ nhẹ nhất. Đặt đầu xịt vào trong miệng nhưng không chạm vào sỏi, mở máy ở mức thấp nhất. Hướng tia nước vào sỏi a-mi-đan nhìn thấy được, giữ tia nước ổn định cho đến khi viên sỏi long ra.
-
Lấy
sỏi
ra
bằng
tăm
bông
hoặc
bàn
chải
đánh
răng.
Nếu
tia
nước
đã
làm
long
sỏi
nhưng
không
lấy
ra
được,
bạn
hãy
dùng
tăm
bông
hoặc
lưng
bàn
chải
đánh
răng
để
lấy
ra.
- Lặp lại các bước cho từng viên sỏi nhìn thấy được. Nhớ nhẹ tay khi dùng nước làm long sỏi.
Súc miệng để loại bỏ và ngăn ngừa sỏi[sửa]
-
Súc
miệng
bằng
nước
súc
miệng
sau
khi
ăn.
Sỏi
a-mi-đan
thường
hình
thành
sau
khi
các
vụn
thức
ăn
dính
vào
các
hốc
a-mi-đan,
do
đó
súc
miệng
với
nước
súc
miệng
sau
khi
ăn
là
một
ý
hay.
Nước
súc
miệng
không
những
cải
thiện
sức
khỏe
răng
lợi
mà
còn
giúp
làm
long
các
vụn
thức
ăn
li
ti
trước
khi
chúng
trở
thành
thức
ăn
cho
vi
khuẩn
gây
sỏi
a-mi-đan.
- Nhớ dùng nước súc miệng không chứa cồn.
- Thử súc miệng với nước ấm và muối. Hòa 1 thìa cà phê muối với 180 ml nước, khuấy tan. Ngửa đầu ra sau và súc miệng. Nước muối có thể đánh bật các vụn thức ăn khỏi các hốc, đồng thời làm dịu sự khó chịu do viêm a-mi-đan đôi khi kèm theo sỏi a-mi-đan.[2]
-
Mua
nước
súc
miệng
ô-xy.
Nước
súc
miệng
ô-xy
có
chứa
chlorine
dioxide
và
hợp
chất
kẽm
tự
nhiên.
Ô-xy
giúp
ngăn
chặn
sự
phát
triển
của
vi
khuẩn,
do
đó
nước
súc
miệng
ô-xy
giúp
xử
lý
và
ngăn
ngừa
sỏi
a-mi-đan.[5]
- Tuy nhiên nước súc miệng ô-xy rất mạnh, do đó chỉ nên dùng mỗi tuần một hoặc hai lần để tránh quá liều. Nên bổ sung nước súc miệng ô-xy vào bộ nước súc miệng tự nhiên của bạn.
Can thiệp y khoa[sửa]
-
Nói
chuyện
với
bác
sĩ
về
thủ
thuật
cắt
a-mi-đan.
Thủ
thuật
cắt
a-mi-đan
tương
đối
đơn
giản
và
hiệu
quả,
độ
rủi
ro
tương
đối
thấp
và
thời
gian
hồi
phục
ngắn.
Tình
trạng
đau
họng
và
chảy
máu
nhẹ
thường
là
mối
lo
phổ
biến
nhất.[1]
- Nếu bác sĩ lo ngại về tiền sử bệnh, độ tuổi hoặc các yếu tố khác ở bạn, có thể họ sẽ khuyên bạn dùng phương pháp khác.
- Nhớ rằng thủ thuật cắt a-mi-đan chỉ được khuyên áp dụng cho người có sỏi a-mi đan tái phát nhiều lần, rất khó lấy ra hoặc phức tạp.
- Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về việc lấy sỏi a-mi-đan. Bác sĩ có thể lấy sỏi a-mi-đan bằng thiết bị chuyên dụng.
- Cân nhắc dùng một liệu trình kháng sinh để điều trị tình trạng sỏi nghiêm trọng hoặc dai dẳng. Các loại kháng sinh khác nhau như penicillin hoặc erythromycin có thể dùng để điều trị sỏi a-mi-đan nhưng không thể đảo ngược nguyên nhân tiềm ẩn gây ra sỏi a-mi-đan, tức là thức ăn kẹt trong a-mi-đan. Bệnh có thể tái phát, và thuốc kháng sinh cũng có thể gây các tác dụng phụ. Hầu hết các thuốc kháng sinh cũng giết cả vi khuẩn có lợi trong miệng và đường ruột vốn giúp chống lại vi khuẩn có hại.[7]
- Hỏi về phương pháp điều trị laser. Các mô a-mi-đan sâu có thể được loại bỏ bằng tia laser. Tia laser làm nhẵn bề mặt a-mi-đan để không còn các hốc và túi. Tuy nhiên thủ thuật này không phải là không có rủi ro.[8]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://newsnetwork.mayoclinic.org/discussion/tuesday-q-and-a-self-care-steps-may-help-prevent-tonsil-stones-from-returning/
- ↑ 2,0 2,1 http://www.healthguidesdaily.com/know-before-removing-tonsil-stones.html
- ↑ http://www.breathmd.com/tonsil-stones.php
- ↑ https://www.youtube.com/watch?v=-QruU9rh2l0
- ↑ 5,0 5,1 http://www.nytimes.com/2009/09/01/health/01tons.html
- ↑ http://www.nytimes.com/2009/09/01/health/01tons.html
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/thomas-p-connelly-dds/tonsil-stones_b_950582.html
- ↑ http://www.dailymail.co.uk/health/article-1385367/Me-operation-How-laser-blast-tonsils-cure-bad-breath-good.html