Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Loại bỏ virut gây cúm dạ dày
Từ VLOS
Vi-rút gây cúm dạ dày thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng có thể khiến bạn thấy mệt mỏi trong nhiều ngày. Cơ thể sẽ tự loại bỏ vi-rút nhưng bạn cũng có thể áp dụng nhiều cách để cảm thấy khỏe hơn trong thời gian hỗ trợ cơ thể chống lại vi-rút. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn thêm cho bạn.
Mục lục
Các bước[sửa]
Bước chăm sóc ban đầu[sửa]
-
Bổ
sung
nước
sạch
cho
cơ
thể.
Rủi
ro
lớn
nhất
khi
mắc
vi-rút
cúm
dạ
dày
là
mất
nước.
Vì
vậy,
bước
quan
trọng
nhất
giúp
cơ
thể
loại
bỏ
vi-rút
đó
là
bổ
sung
càng
nhiều
nước
càng
tốt.
- Nên bổ sung 250 ml nước mỗi tiếng đối với người trưởng thành. Trẻ nhỏ cần 30 ml nước mỗi 30-60 phút.[1]
- Uống nước thật chậm và từng ngụm nhỏ thay vì uống một hơi. Nước sẽ được đưa vào dạ dày hiệu quả hơn nếu bạn bổ sung từng chút một thay vì uống nhiều trong một lúc.
- Uống quá nhiều nước lọc khi cơ thể đang hồi phục có thể pha loãng chất điện giải trong cơ thể nên bạn cần uống thêm cả nước bù điện giải khi chống lại vi-rút. Bên cạnh việc mất nước, cơ thể có thể bị mất natri, kali cùng các chất điện giải khác. Nước bù điện giải có thể giúp bù lại các chất điện giải bị mất đi này.
- Các loại thức uống khác mà bạn có thể cân nhắc bao gồm nước hoa quả pha loãng, nước uống thể thao pha loãng, nước dùng trong và trà khử caffeine.
- Tránh uống đồ ngọt. Nạp đường vào cơ thể mà không bổ sung thêm muối có thể khiến tình trạng tiêu chảy trở nặng hơn. Ngoài ra, bạn nên tránh thức uống có ga, chứa caffeine và thức uống chứa cồn.
- Nếu gặp khó khăn trong việc uống nước, bạn có thể ngậm đá viên hoặc kem que để bổ sung nước.
-
Áp
dụng
chế
độ
ăn
nhạt.
Ngay
khi
dạ
dày
đã
sẵn
sàng
nhận
thức
ăn
dạng
rắn,
bạn
nên
bắt
đầu
ăn
để
khôi
phục
lại
lượng
dưỡng
chất
đã
mất
đi.
Mặc
dù
có
ít
bằng
chứng
khoa
học
cho
thấy
thức
ăn
nhạt
dễ
tiêu
hóa
hơn
thức-ăn-không-nhạt
nhưng
nhiều
người
cảm
thấy
thức
ăn
nhạt
dễ
ăn
hơn
khi
cơn
buồn
nôn
vẫn
còn
dữ
dội.
- Chế độ ăn nhạt truyền thống có thể là chế độ ăn BRAT, bao gồm chuối (Banana), cơm (Rice), sốt táo (Applesauce) và bánh mì nướng (Toast). Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn khoai tây nước (không kèm bơ), bánh mì và bánh quy giòn.
- Chỉ nên áp dụng chế độ ăn nhạt khoảng một ngày. Thức ăn nhạt sẽ tốt hơn nhưng dựa hoàn toàn vào thức ăn nhạt trong quá trình phục hồi có thể khiến cơ thể thiếu đi các dưỡng chất cần thiết để chống lại vi-rút.
-
Trở
về
chế
độ
ăn
thông
thường
càng
sớm
càng
tốt.
Sau
khi
ăn
thức
ăn
nhạt
khoảng
một
ngày,
bạn
nên
bắt
đầu
trở
lại
chế
độ
ăn
bình
thường.
Thức
ăn
nhạt
có
thể
tốt
cho
dạ
dày
sau
khi
mắc
vi-rút
nhưng
sẽ
không
cung
cấp
đủ
dưỡng
chất
cần
thiết
để
loại
bỏ
vi-rút.
- Ăn thức ăn như bình thường một cách từ từ để tránh bị đau bụng.
- Tại thời điểm này, nguồn cacbon-hydrat ít đường như ngũ cốc và các loại hạt sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả đã gọt vỏ, protein nạc như trứng, thịt gà, cá, và các loại rau củ dễ chế biến như đậu xanh và cà rốt.[2]
- Thử ăn một ít sữa chua ít đường. Chế phẩm sữa lên men giúp giảm thời gian đau bụng. Hơn nữa, vi khuẩn trong sữa chua được xem là "lợi khuẩn" có thể giúp cân bằng môi trường bên trong dạ dày, nhờ đó hỗ trợ cơ thể chống lại vi-rút.
-
Giữ
vệ
sinh
sạch
sẽ.
Vi-rút
gây
cúm
dạ
dày
rất
mạnh
và
có
thể
sống
sót
bên
ngoài
cơ
thể
người
trong
một
thời
gian.
Tồi
tệ
hơn,
bạn
còn
có
thể
tái
nhiễm
vi-rút
từ
người
khác.
Để
tránh
nhiễm
và
tái
nhiễm
vi-rút
cúm
dạ
dày,
bạn
cần
giữ
vệ
sinh
cá
nhân
và
giữ
cho
không
gian
sống
được
sạch
sẽ.
- Mặc dù vi-rút cúm dạ dày khác với ngộ độc thực phẩm nhưng bạn vẫn có thể lây lan vi-rút thông qua thực phẩm. Tốt nhất không nên tiếp xúc với thức ăn của người khác khi đang bị bệnh và luôn rửa tay sạch với xà phòng, nước trước khi ăn.[3]
-
Nghỉ
ngơi.
Giống
như
khi
mắc
các
bệnh
khác,
nghỉ
ngơi
là
phương
pháp
hữu
hiệu
khi
mắc
vi-rút
gây
cúm
dạ
dày.
Nghỉ
ngơi
giúp
cơ
thể
để
dành
được
nhiều
năng
lượng
để
loại
bỏ
vi-rút.
- Về cơ bản, bạn nên ngừng mọi hoạt động thường ngày khi đang chống lại vi-rút cúm dạ dày. Trong điều kiện bình thường, bạn cần ngủ 6-8 tiếng để cơ thể hoạt động tốt. Khi bị bệnh, thời gian ngủ nghỉ cần tăng ít nhất là gấp đôi.
- Nghe có vẻ khó nhưng bạn cũng nên ngừng lo lắng về những thứ chưa được hoàn thành. Lo lắng khiến cơ thể bị stress và khó để dành được nguồn năng lượng để chống lại vi-rút.
-
Để
bệnh
tự
khỏi.
Cuối
cùng,
điều
duy
nhất
bạn
có
thể
làm
để
loại
bỏ
vi-rút
là
để
bệnh
tự
khỏi.
Miễn
là
không
mắc
vấn
đề
gì
về
hệ
miễn
dịch
thì
cơ
thể
có
thể
tự
chống
lại
vi-rút
một
cách
tự
nhiên.
- Mặc dù vậy nhưng việc chăm sóc bản thân vẫn là một phần quan trọng trong việc loại bỏ vi-rút. Các mẹo trong bài viết này đều nhằm mục đích cung cấp cho cơ thể những thứ cần thiết để tự chống lại vi-rút. Nếu bạn không tự chăm sóc bản thân, cơ thể sẽ khó hồi phục được.
- Nếu hệ miễn dịch có vấn đề, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Liệu pháp thay thế tại nhà[sửa]
-
Sử
dụng
gừng.[4]
Gừng
là
nguyên
liệu
truyền
thống
được
dùng
để
chống
lại
cơn
buồn
nôn
và
co
thắt
bụng.
Bia
gừng
và
trà
gừng
thường
được
sử
dụng
nhiều
nhất
khi
chống
lại
vi-rút
gây
cúm
dạ
dày.
- Bạn có thể pha trà gừng tươi bằng cách đun sôi các lát gừng tươi cắt mỏng (1,3-2,5 cm) với 250 ml nước trong vòng 5-7 phút. Chờ trà nguội và uống.
- Bia gừng và trà gừng dạng túi có bán sẵn có các cửa hàng.
- Bên cạnh thức uống từ gừng, bạn có thể uống viên uống gừng hoặc dầu gừng thường có bán ở các cửa hàng thực phẩm tốt cho sức khỏe hoặc cửa hàng thực phẩm chức năng.
-
Dùng
bạc
hà
để
xoa
dịu
triệu
chứng.
Bạc
hà
có
đặc
tính
gây
tê
thường
được
cho
là
có
tác
dụng
xoa
dịu
cơn
buồn
nôn
và
đau
bụng.
Bạn
có
thể
tiêu
thụ
bạc
hà
vào
bên
trong
cơ
thể
hoặc
dùng
bên
ngoài.
- Để bổ sung bạc hà vào bên trong cơ thể, bạn có thể uống trà bạc hà, nhai lá bạc hà sạch hoặc uống viên nang bạc hà. Trà bạc hà thảo mộc có bán ở các cửa hàng hoặc bạn có thể tự pha trà bằng cách đun sôi vài lá bạc hà với 250 ml nước trong 5-7 phút.
- Để dùng bạc hà bên ngoài, bạn có thể ngâm khăn trong trà bạc hà mát hoặc cho 2-3 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn ngâm trong nước lạnh rồi đắp lên bụng.
-
Thử
dùng
viên
nang
than
hoạt
tính.
Một
số
cửa
hàng
thực
phẩm
tốt
cho
sức
khỏe
có
bán
viên
than
hoạt
tính
tại
khu
vực
thực
phẩm
chức
năng.
Than
hoạt
tính
được
cho
là
có
khả
năng
hút
độc
tố
và
làm
tê
liệt
độc
tố
trong
dạ
dày.
- Tuân thủ hướng dẫn trên nhãn sản phẩm than hoạt tính để tránh sử dụng quá liều. Tuy nhiên, thông thường bạn có thể uống nhiều viên nang cùng lúc và nhiều liều mỗi ngày.
-
Ngâm
mình
trong
nước
pha
mù
tạt.[5]
Nghe
có
vẻ
kì
lạ
nhưng
ngâm
mình
trong
nước
hơi
ấm
pha
một
ít
bột
mù
tạt
có
thể
giúp
bạn
thấy
khỏe
hơn.
Theo
y
học
truyền
thống,
mù
tạt
có
khả
năng
hút
các
độc
tố
ra
khỏi
cơ
thể,
đồng
thời
cải
thiện
tuần
hoàn
máu.
- Bạn có thể dùng nước ấm nếu không bị sốt. Tuy nhiên, nếu bị sốt, bạn chỉ nên ngâm mình trong nước hơi ấm để tránh bị sốt cao hơn.
- Cho 2 thìa (30 ml) bột mù tạt và 1/4 cốc (60 ml) muối nở vào bồn tắm đầy nước. Dùng tay khuấy cho bột tan hoàn toàn rồi ngâm mình trong nước khoảng 10-20 phút.
-
Chườm
khăn
ấm
lên
bụng.
Nếu
cơ
bụng
phải
hoạt
động
quá
nhiều
đến
mức
bắt
đầu
co
lại,
phương
pháp
chườm
khăn
ấm
hoặc
miếng
nhiệt
ấm
lên
bụng
có
thể
giúp
xoa
dịu
cơn
đau.
- Tuy nhiên, nếu bị sốt, phương pháp chườm ấm có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn nên bạn cần tránh áp dụng.
- Giãn cơ vùng bụng đang bị co có thể giúp giảm triệu chứng nhiễm vi-rút cúm dạ dày. Mặt khác, giảm đau cho cơ có thể giúp cơ thể được thư giãn hơn. Khi cơ thể thư giãn, hệ miễn dịch có thể dùng thêm năng lượng để chống lại vi-rút và giúp bạn hồi phục nhanh hơn.
-
Bấm
huyệt
để
xoa
dịu
cơn
buồn
nôn.
Dựa
trên
các
lý
thuyết
trong
phương
pháp
châm
cứu
và
bấm
huyệt,
bạn
có
thể
kiểm
soát
một
số
huyệt
trên
bàn
tay
và
bàn
chân
để
xoa
dịu
cơn
đau
và
cảm
giác
khó
chịu
ở
vùng
bụng
và
dạ
dày.
- Bạn có thể thử mát-xa chân. Xoa bóp nhẹ ở bàn chân có thể giúp xoa dịu cơn buồn nôn và đau bụng.
- Nếu vi-rút cúm dạ dày gây thêm triệu chứng đau đầu, bạn có thể bấm huyệt ở tay. Dùng ngón trỏ và ngón cái của một bàn tay để nhéo vào phần da giữa ngón trỏ và ngón cái của tay kia. Phương pháp này giúp giảm đau đầu đáng kể.
Điều trị y tế chuyên nghiệp[sửa]
-
Không
dùng
thuốc
kháng
sinh.
Thuốc
kháng
sinh
hiệu
quả
trong
việc
chống
lại
nhiều
chủng
vi
khuẩn
nhưng
rất
tiếc
lại
không
chống
lại
được
vi-rút.
Cúm
dạ
dày
là
do
nhiễm
vi-rút
nên
không
thể
điều
trị
hiệu
quả
bằng
kháng
sinh.
- Tương tự, thuốc kháng nấm cũng không hiệu quả trong việc điều trị vi-rút gây cúm dạ dày.
-
Cân
nhắc
việc
uống
thuốc
chống
nôn.
Nếu
tình
trạng
buồn
nôn
dữ
dội
kéo
dài
hơn
12-24
tiếng,
bác
sĩ
có
thể
khuyến
nghị
bạn
dùng
thuốc
chống
buồn
nôn
nhằm
xoa
dịu
dạ
dày
đủ
để
giữ
lại
nước
và
một
lượng
nhỏ
thức
ăn.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng thuốc chống buồn nôn chỉ giúp giảm cơn buồn nôn chứ không giúp loại bỏ vi-rút. Mặt khác, vì thuốc chống buồn nôn giúp giữ lại chất lỏng và thức ăn trong dạ dày nên ít nhất bạn cũng có thể cung cấp cho cơ thể dưỡng chất cần thiết để chống lại vi-rút.
-
Tránh
uống
thuốc
chữa
tiêu
chảy
không
kê
đơn.
Chỉ
được
uống
thuốc
khi
được
sự
đồng
ý
của
bác
sĩ.
Thuốc
chữa
tiêu
chảy
không
kê
đơn
có
thể
hiệu
quả
nhưng
cũng
có
thể
gây
vấn
đề.
Trong
vòng
24
tiếng
đầu
tiên,
bạn
cần
để
cơ
thể
đẩy
vi-rút
ra
ngoài.
Không
may
là
nôn
mửa
và
tiêu
chảy
lại
là
một
phần
tự
nhiên
của
quá
trình
đẩy
vi-rút
ra
ngoài.
- Sau khi vi-rút đã được thải ra ngoài, bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc chữa tiêu chảy để điều trị triệu chứng còn sót lại.
Lời khuyên[sửa]
- Khi biết đang có dịch cúm dạ dày do vi-rút, bạn nên thận trọng để tránh nhiễm vi-rút. Rửa tay thường xuyên và thật sạch. Dùng dung dịch rửa tay nếu không có nước nóng và xà phòng. Thường xuyên vệ sinh các bề mặt trong nhà, đặc biệt là nhà tắm nếu trong nhà có người mắc vi-rút.
- Nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các loại vắc-xin bảo vệ trẻ khỏi vi-rút gây cúm dạ dày.
Cảnh báo[sửa]
- Biến chứng thường gặp nhất khi nhiễm vi-rút gây cúm dạ dày là mất nước. Nếu mất nước nghiêm trọng, bạn có thể sẽ cần đến bệnh viện để truyền nước qua tĩnh mạch.
- Không nên cố gắng chống lại triệu chứng bệnh. Nếu có thể, bạn nên để triệu chứng diễn ra tự nhiên và như vậy sẽ tốt hơn cho cơ thể.
- phân.
- Trao đổi với bác sĩ nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi mắc vi-rút gây cúm dạ dày hoặc trẻ trên 3 tuổi có dấu hiệu không ngừng nôn mửa sau 12 tiếng hoặc bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày.
- Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu tình trạng nôn mửa và tiêu chảy không cải thiện sau 48 tiếng. [6]
Những thứ bạn cần[sửa]
- Nước sạch chứa chất điện giải
- Đá viên
- Thức ăn nhạt
- Thức ăn bình thường
- Sữa chua
- Xà phòng
- Dung dịch nước rửa tay
- Gừng
- Bạc hà
- Than hoạt tính
- Bột mù tạt và muối nở
- Khăn ấm
- Thuốc chống buồn nôn (theo chỉ định của bác sĩ)
- Thuốc không kê đơn chữa tiêu chảy (theo chỉ định của bác sĩ)
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-stomach-flu
- ↑ http://health.usnews.com/health-news/blogs/eat-run/2013/01/15/stomach-flu-survival-guide-family-edition
- ↑ http://www.health.com/health/gallery/0,,20568435_5,00.html
- ↑ http://www.decodedscience.com/stomach-flu-cramps-symptoms/27101
- ↑ http://www.crunchybetty.com/learn-from-my-fail-home-remedies-for-the-stomach-flu
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/diarrhea-stomach-flu?page=2