Lycopene có chống được ung thư?
Một thông báo trong báo cáo nghiên cứu cấpliên bang (tháng 1 năm 2007) về phương pháp làm tăng hàm lượng chất lycopene trong sắc tố của cà chua và nhiều loại quả khác có tác dụng chống ung thư tiền liệt tuyến, nhưng trên thực tế đã có nghiên cứu về tác dụng đối với bệnh ung thư của lycopene trong thực phẩm (đặc biệt là trong các loại thực phẩm như tương cà chua, tương ớt).
Tuy nhiên, tác dụng của nó chưa chắc chắn và chưa đủ độ tin cậy. Claudine Kavannaugh cùng các đồng nghiệp thuộc Trung tâm an toàn thực phẩm và dinh dưỡng học ứng dụng (Mỹ) tiến hành phân tích kết quả của nhiều nghiên cứu có cùng giả thuyết về tác dụng của lycopene (meta-anlysis) và cho biết rằng không có mối liên hệ đáng tin cậy giữa việc ăn nhiều cà chua và sự giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư phổi, tiền liệt tuyến và ung thư cổ tử cung (công bố của nhóm đăng tải tên tạp chí dinh dưỡng học của Mỹ - Am J Clin Nutr Sept. 2007).
Số liệu phân tích cũng đã được công bố. Tuy vậy, ta cần lưu ý rằng có thể còn nhiều chất có nguồn gốc thực vật có khả năng kháng ung thư tuyến tiền liệt. Ngay cả đối với tác lycopene thì tác dụng của nó đối với ung thư tiền liệt cũng thay đổi theo đặc điểm di truyền của từng bệnh nhân.
Như vậy, nghiên cứu về tác dụng của những chất bổ sung cho thực phẩm thật phức tạp và câu hỏi thực phẩm nào và ăn như thế nào để tốt cho sức khỏe trong quá trình lão hóa vẫn chưa và cần có câu trả lời! Ví dụ một câu hỏi khác, quan trọng hơn và cũng rất khó trả lời là nếu một "thực phẩm chức năng" có ảnh hưởng đến tế bào ung thư tiền liệt tuyến thì nó có ảnh hưởng ra sao đến tế bào ung thư dạ dày, đến một cơ quan và cả cơ thể con người?
Những nghiên cứu trên tế bào chỉ thực hiện trên một phần cấu tạo nhỏ bé và thiếu hụt những yếu tố tác động vừa mang tính hệ thống vừa phức tạp trong cơ thể. Khi vào cơ thể, các loại chất trong thực phẩm sẽ chịu ảnh hưởng của quá trình trao đổi chất nên liệu một chất biểu hiện tác dụng khi thử trên tế bào có còn giữ được ảnh hưởng khi vào cơ thể hay không? Nếu còn, tác dụng đó có giống nhau giữa những cá thể hay không?
Có lẽ ta không nên chỉ xem chất tác dụng của một chất đến một loại bệnh mà còn phải xem ảnh hưởng và vai trò của nó đến tình trạng bệnh tật.
Cuối cùng là câu hỏi cho một "thực phẩm chức năng" với "thành phần lý tưởng" là nó có "thêm" tác dụng nào so với những thực phẩm "thông thường"?
Trên thực tế nhiều nguồn tin nói về tác dụng của các chất "chức năng" có tác dụng chống ung thư, chữa béo phì, chống ôxi hóa v.v. với những "tít" dễ gây ấn tượng, dễ nhớ với người đọc nhưng thực tế có khi kết quả nghiên cứu chỉ giới hạn trên tế bào và thậm chí chỉ một vài phản ứng nhất định trong quá trình sinh hóa tế bào... Những người đọc "thông thái" nên chú ý điều này!
Các bài trong mục thực phẩm chức năng |