Mát xa xoang mũi

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu bạn đang bị giày vò bởi viêm xoang hoặc nghẹt mũi, mát-xa khoang mũi có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Mát-xa khoang mũi và mô tế bào xung quanh khoang mũi giúp giảm áp lực và thông dịch nhầy bên trong mũi. Có nhiều cách mát-xa khác nhau, cách cơ bản là mát-xa toàn bộ khuôn mặt cũng như riêng từng vùng khác nhau trên mặt. Bạn có thể kết hợp nhiều kỹ thuật khác nhau và mát-xa một phần hoặc toàn bộ khoang mũi.

Các bước[sửa]

Thực hiện mát-xa cơ bản[sửa]

  1. Chà xát hai bàn tay và các ngón tay để chúng ấm lên. Nhiệt độ ấm sẽ giúp khoang mũi dễ chịu hơn. Bàn tay và ngón tay lạnh sẽ có thể dẫn đến căng cơ.
    • Bạn có thể xoa một ít dầu lên lòng bàn tay (khoảng một phần tư lòng bàn tay). Dầu sẽ giúp giảm bớt ma xát khi tay tiếp xúc với da mặt. Hương thơm của dầu có tác dụng kích thích thư giãn. Những loại dầu thích hợp để sử dụng là dầu hạnh nhân, dầu dành cho trẻ em hoặc dầu hương hải ly. Tránh để dầu tiếp xúc với mắt khi đang mát-xa khu vực gần mắt.
  2. Xác định vị trí của hốc mắt. Hốc mắt chính là nơi sống mũi giao với đường chân mày. Áp lực đè xuống vị trí này sẽ giúp giảm triệu chứng cảm lạnh, nghẹt mũi, mỏi mắt, nhức đầu tại xoang trán.[1]
    • Dùng ngón tay cái. Ngón tay cái được khuyên dùng vì chúng khỏe hơn các ngón tay khác. Đối với một vài người, sử dụng ngón trỏ có thể sẽ dễ chịu hơn. Bạn có thể chọn bất cứ ngón tay nào khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng và thoải mái nhất.
  3. Đè lực của ngón tay trực tiếp lên vùng lõm của hốc mắt. Giữ nó trong khoảng một phút. Áp lực bạn dùng phải đủ mạnh nhưng vẫn khiến bạn cảm thấy thoải mái.
    • Sau đó, đè ngón tay xuống và di chuyển ngón tay theo vòng tròn trong 2 phút.
    • Nhắm mắt khi mát-xa khu vực này.
  4. Dùng áp dụng lực lên 2 bên má. Sử dụng ngón cái, ngón trỏ hoặc ngón giữa, đặt chúng nằm 2 bên má, ngay phía ngoài của lỗ mũi. Dùng lực trên vùng này sẽ giúp giảm nghẹt mũi và đau trong khoang mũi.[1]
    • Tạo một lực thật chắc và không thay đổi trên 2 má khoảng một phút.
    • Sau đó, di chuyển ngón tay theo vòng tròn trong 2 phút.
  5. Ngừng mát-xa nếu bạn cảm thấy đau đớn. Nếu bạn cảm thấy áp lực mạnh trên khoang mũi, đó là do phương pháp mát-xa này và là điều hòa toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có những cơn đau thật sự, bạn nên ngừng mát-xa và thử uống thuốc thay thế hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Mát-xa từng vùng nhất định[sửa]

  1. Mát-xa xoang trán. Xoang trán nằm phía trên trán. Thoa kem hoặc tinh dầu ấm lên tay để giúp ngón tay di chuyển mượt mà trên da mà không gây cọ xát mạnh. Đặt hai ngón trỏ ở giữa chân mày tại trung tâm của vùng trán. Chuyển động tròn đưa ngón tay theo hướng từ giữa chân mày ra 2 bên thái dương.
    • Lặp lại 10 lần với lực tác động vừa phải và chắc chắn.
    • Đảm bảo tay phải ấm trước khi bắt đầu thực hiện. Chà xát hai tay lại với nhau để tạo ma sát và làm ấm.
  2. Mát-xa khoang bướm/gốc mũi. Chúng chính là xoang mũi của bạn. Đổ một lượng nhỏ dầu mát-xa hoặc kem dưỡng da lên tay và chà xát 2 tay đến khi ấm lên. Dùng ngón trỏ vuốt dọc theo hai bên sống mũi theo hướng từ trên xuống; hành động này giúp khoang mũi khô ráo. Khi di chuyển ngược lên trên (đường sống mũi), vẽ một vòng tròn bằng ngón trỏ ngay cạnh gốc mắt.
    • Tuy nhiên, không được chạm vào mắt, hay để dầu dính vào mắt. Dầu không làm hại đến mắt nhưng bạn sẽ phải chịu đựng cơn cay mắt vô cùng khó chịu.
    • Lặp lại hành động này 10 lần, tất cả đều phải dùng một lực vừa phải nhưng chắc chắn.
  3. Học cách mát-xa xoang hàm trên. Tiếp tục đổ dầu vào lòng bàn tay và cọ xát 2 tay cho đến khi ấm lên. Dùng ngón trỏ tác dụng lực theo hướng từ trên xuống ở mỗi bên má gần bên ngoài hốc lỗ mũi. Di chuyển theo hình vòng tròn nhỏ, đặt ngón tay dọc theo xương má hướng tới lỗ tai.
    • Lặp lại hành động 10 lần. Và tiếp tục với một lực chắn chắn để phát huy tác dụng tối đa.
  4. Làm dịu khoang mũi bằng kỹ thuật xoa bóp. Kỹ thuật này được khuyên dùng khi khoang mũi gặp vấn đề, nghẹt mũi và tắc nghẽn đường mũi. Đổ dầu vào bàn tay. Dùng lòng bàn tay xoa lên chóp mũi theo vòng tròn, lặp lại khoảng 15 đến 20 lần.[1]
    • Đổi hướng và xoa chóp mũi theo chiều ngược lại 15 đến 20 lần. Nếu bạn xoa mũi theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 lần, sau đó xoa ngược chiều kim đồng hồ thêm 15 lần nữa.
  5. Thông mũi bằng việc mát-xa. Đổ một lượng nhỏ tinh dầu lên tay và xoa đều. Sử dụng lực vừa phải, dùng ngón cái mát-xa từ giữa trán sang 2 bên tai. Lặp lại 2 hoặc 3 lần.
    • Đặt ngón cái ở vị trí giữa mũi và bắt đầu mát-xa về phía tai. Lặp lại 2 đến 3 lần.
    • Đặt ngón cái dưới xương hàm và di chuyển nó dọc theo quai hàm xuống xương đòn.

Kết hợp mát-xa với phương pháp xông hơi[sửa]

  1. Xông hơi trước hoặc sau khi mát-xa khoang mũi. Việc thực hiện phương pháp xông hơi được hướng dẫn dưới đây kết hợp với kỹ thuật mát-xa đã được hướng dẫn phía trên sẽ giúp bạn thông mũi một cách đáng kể. Mặc dù cố gắng làm thông mũi không phải là một việc dễ chịu, tuy nhiên loại bỏ dịch nhầy trong mũi có thể làm giảm áp lực bên trong mũi cũng là một cách nhanh chóng và hiệu quả.
    • Xông hơi là giải pháp cổ truyền trong việc giảm áp lực bên trong khoang mũi mà không cần dùng đến các biện pháp y tế hoặc uống thuốc. Hơi nước giúp mở rộng đường mũi và làm mỏng dịch nhầy, bằng cách đó khoang mũi sẽ trở nên thông thoáng hơn.
  2. Dùng một nồi nước. Đun sôi nước trên bếp khoảng từ 1 đến 2 phút hoặc cho đến khi nước bốc hơi. Sau đó tắt bếp và đặt nồi trước trên bàn.[2]
    • Mục đích là cho hơi nước đi vào khoang mũi và cổ họng, cẩn thận để không bị phỏng.
    • Ngoài ra, không cho trẻ em lại gần nồi nước khi nó đang sôi hoặc đang còn bốc hơi nóng. Tốt nhất là bạn chỉ nên xông hơi khi không có trẻ em xung quanh.
    • Phương pháp này chỉ áp dụng cho người lớn, không áp dụng cho trẻ em.
  3. Dùng khăn sạch lớn bằng cotton trùm lên đầu. Sau đó để đầu bạn ngay phía trên hơi nước. Nhắm mắt và giữ khoảng cách từ mặt tới nước nóng ít nhất 30 cm để không bị bỏng.[2]
  4. Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng. Thực hiện 5 lần. Sau đó hít thở ngắn 2 lần. Thực hiện trong vòng 10 phút hoặc cho đến khi nước nguội. Thử hỉ mũi trong và sau khi xông hơi.[2]
  5. Xông hơi liên tục cách nhau mỗi 2 tiếng. Bạn có thể sử dụng phương pháp này thường xuyên, có thể lên đến 2 tiếng một lần tùy bạn, chỉ cần để mặt phía trên chậu nước hoặc nồi súp nóng.[3]
  6. Thêm thảo mộc vào nước. Bạn cũng có thể cho thêm thảo mộc hoặc tinh dầu nguyên chất (một giọt cho một lít nước) vào chậu nước xông hơi của bạn. Nhiều người cho rằng tinh dầu và thảo mộc có thể làm giảm các triệu chứng, tuy nhiên điều này không dựa trên nghiên cứu khoa học nào cả.
    • Dầu bạc hà, dầu cỏ xạ hương, dầu cây xô thơm, dầu hoa oải hương và dầu hoa oải hương đen đều là những chọn lựa tốt.[4][5][6]
    • Nếu bạn đã được chẩn đoán bị nhiễm trùng xoang do nấm, hãy thêm một giọt tinh dầu hạt óc chó đen, dầu trà, dầu argan hoặc dầu xô thơm vào nước xông. Các loại thảo dược này được cho là có đặc tính chống nấm và khử trùng.[7][8][9]
    • Thử độ nhạy cảm của da với các loại thảo mộc trước khi sử dụng trên toàn khuôn mặt. Thử mỗi loại dầu thảo mộc khoảng 1 phút, sau đó lấy mặt ra khỏi hơi nước khoảng 10 phút và đợi xem cảm giác của bạn như thế nào. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào (hắt hơi hoặc dị ứng da như phát ban), loại bỏ thảo dược đó, hâm nóng nước và thực hiện lại toàn bộ quá trình xông hơi.
    • Nếu bạn không có tinh dầu, hãy trộn ½ muỗng cà phê thảo mộc khô với 1 lít nước. Đối với các loại thảo mộc khô, đun sôi nước thêm vài phút nữa sau khi cho thảo mộc vào, tắt bếp, đặt nồi nước ở nơi an toàn và bắt đầu xông hơi.
  7. Tắm nước nóng. Tắm nước nóng có tác dụng tương tự như phương pháp xông hơi ở trên. Nước nóng từ vòi tạo nên không khí ấm và ẩm giúp làm thông thoáng khoang mũi bị nghẹt và giảm áp lực của khoang mũi. Thử hỉ mũi một cách tự nhiên. Độ nóng và hơi nước sẽ giúp làm ẩm và hóa lỏng các dịch tiết bên trong khoang mũi, tạo điều kiện giải phóng chúng ra ngoài dễ dàng hơn.[2]
    • Bạn cũng có thể có được tác dụng tương tự nếu đặt một cái khăn ấm lên mặt để giúp làm thông thoáng đường mũi và giảm áp lực bên trong mũi. Làm ấm một cái khăn sạch trong lò vi sóng khoảng 2 đến 3 phút. Cẩn thận không để bị bỏng bởi khăn nóng.[10]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn không cảm thấy khỏe hơn trong vòng 5 đến 7 ngày sau khi thử những phương pháp trên, hãy đến gặp bác sĩ.
  • Không được nhấn vào bất kỳ khu vực nào một cách quá đột ngột, hoặc quá mạnh. Bạn sẽ phải dùng lực, nhưng không quá mạnh.
  • Không thực hiện trực tiếp lên vùng có vết bỏng, sẹo hoặc vết loét.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. 1,0 1,1 1,2 http://www.modernreflexology.com/curing-nasal-congestion-with-acupressure-points/
  2. 2,0 2,1 2,2 2,3 http://www.emedicinehealth.com/sinus_infection/page6_em.htm
  3. http://www.sudafed.com/know/sinus-pain-headache-pressure
  4. Kamatou GP, Vermaak I, Viljoen AM, Lawrence BM., Menthol: a simple monoterpene with remarkable biological properties.Phytochemistry. 2013 Dec;96:15-25.
  5. Fournomiti M, Kimbaris A, Mantzourani I, Plessas S, Theodoridou I, Papaemmanouil V, Kapsiotis I, Panopoulou M, Stavropoulou E, Bezirtzoglou EE, Alexopoulos A. Antimicrobial activity of essential oils of cultivated oregano (Origanumvulgare), sage (Salvia officinalis), and thyme (Thymus vulgaris) against clinical isolates of Escherichia coli, Klebsiellaoxytoca, and Klebsiellapneumoniae. MicrobEcol Health Dis. 2015 Apr 15;26:23289.
  6. Sienkiewicz M, Głowacka A, Kowalczyk E, Wiktorowska-Owczarek A, Jóźwiak-Bębenista M, ŁysakowskaM.The biological activities of cinnamon, geranium and lavender essential oils. Molecules. 2014 Dec 12;19(12):20929-40.
  7. Sienkiewicz, M.,Łysakowska, M., Ciećwierz, J.,Denys, P.,Kowalczyk, E.Antibacterial activity of thyme and lavender essential oils. Med Chem. (UAE); 7(6): 674-689, 2011.
  8. Hammer, KA., Carson, CF., Riley, TV. Antifungal activity of the components of Melaleucaalternifolia (tea tree) oil. Antifungal activity of the components of Melaleucaalternifolia (tea tree) oil.
  9. Özcan,M., Boyraz,N., Antifungal properties of some herb decoctions. European Food Research and Technology December 2000, Volume 212, Issue 1, pp 86-88.
  10. http://www.webmd.com/allergies/sinus-pain-pressure-11/sinus-congestion