Mơ có ý thức

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mơ có ý thức là khi bạn nhận thức được rằng mình đang mơ. Việc này có thể diễn ra ở nhiều mức độ, từ một nhận thức mù mờ nào đó cho tới một sự việc rõ ràng. Giấc mơ có ý thức thường xảy ra khi ta đang mơ rất bình thường và đột nhiên, ta nhận thấy là mình đang nằm mơ. Đây được gọi là bước mào đầu của giấc mơ có ý thức. Bước mào đầu của mơ có ý thức xảy ra khi bạn từ trạng thái tỉnh táo bình thường chuyển sang trạng thái mơ màng, khi ấy bạn không thể nhận thức được điều gì một cách rõ ràng nữa. Lúc này, giấc mơ có xu hướng kỳ lạ hơn và có cảm xúc hơn so với giấc mơ thông thường. Quan trọng hơn cả, bạn sẽ có thể theo một cách nào đó điều khiển bản thân trong mơ và không gian trong mơ đó.

Các bước[sửa]

Sử dụng các Kỹ thuật Nhận thức Giấc mơ[sửa]

  1. Hãy viết nhật ký giấc mơ. Hãy để cuốn nhật ký gần giường vào buổi tối, ghi lại giấc mơ bạn vừa trải qua ngay khi thức giấc, bao gồm cảm xúc và cảm giác bạn gặp phải khi thức dậy. Điều này sẽ giúp bạn ghi nhớ giấc mơ của mình, mà điều này là quan trọng đối với giấc mơ có ý thức.[1] Thêm vào đó, việc kiểm soát giấc mơ sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu như bạn quên sạch những điều xảy ra trước mỗi buổi sáng.
    • Một cách khác nữa là để máy ghi âm ở đầu giường.
    • Nếu như bạn ngồi tĩnh tâm trong vài phút và tập trung nhớ lại, bạn sẽ nhớ được thêm nhiều hơn về những gì đã xảy ra trong giấc mơ của mình, sau đó hãy bắt đầu viết.[2]
  2. Thực hiện kiểm tra thực tế một cách thường xuyên. Cứ sau vài giờ, hãy tự hỏi ‘’mình đang mơ chăng?’’ và thực hiện một trong những cách kiểm tra thực tế dưới đây. Khi bạn thực hành đến một mức nào đó, thói quen này sẽ theo bạn vào trong giấc mơ, gợi ý cho bạn rằng bạn đang mơ.
    • Hãy đọc một trang sách hoặc xem đồng hồ, sau đó quay đi chỗ khác rồi lại nhìn lần nữa. Nếu bạn đang mơ, trang sách hoặc thời gian trên đồng hồ sẽ bị mờ đi hoặc không hợp lý, cũng có thể khác nhau theo mỗi lần bạn nhìn.[3]
    • Hãy bóp chặt mũi, khép miệng lại, và kiểm tra xem bạn còn có thể thở được không.
    • Hãy nhìn vào tứ chi của bạn. Chân tay bạn thường bị biến dạng trong giấc mơ nếu bị đè quá nặng khi bạn ngủ.
  3. Hãy nhắc lại "Tôi biết mình đang mơ gì" mỗi khi bạn buồn ngủ. Mỗi đêm khi bạn buồn ngủ, hãy tự nhắc lại “Tôi sẽ biết khi nào tôi mơ” hoặc một câu tương tự cho đến khi bạn không còn ý thức được nữa. Cách này có tên gọi là Cảm ứng Mnemonic với giấc mơ có ý thức, được viết tắt là MILD. [4] Cảm ứng Mnemonic có nghĩa là “sử dụng hỗ trợ ký ức”, hoặc trong trường hợp này, sử dụng một cụm từ đã học thuộc lòng để biến sự nhận thức về giấc mơ của bạn thành một thói quen tự phát.
    • Một số người thích kết hợp bước này với việc kiểm tra thực tế bằng cách nhìn vào bàn tay mình vài phút trước khi đi ngủ.
  4. Hãy học cách xác định tín hiệu giấc mơ của riêng bạn. Đọc lại nhật ký giấc mơ một cách thường xuyên và bạn sẽ nhận thấy sự lặp lại của "tín hiệu của giấc mơ". Tín hiệu như vậy sẽ lặp lại trong những tình huống và sự việc mà bạn có thể chú ý trong giấc mơ. Hãy tập quen dần với chúng, và bạn có thể xác định chúng khi bạn mơ, nhờ đó, bạn sẽ nhận thức được bạn đang mơ.
    • Có thể bạn đã biết đến một số tín hiệu của giấc mơ. Những việc thường xảy ra trong giấc mơ có thể kể đến rụng răng, bị truy đuổi bởi một vật thể lớn, hoặc đi ra ngoài mà không mặc quần áo.
  5. Ngủ lại sau khi thức giấc từ một giấc mơ. Khi bạn thức dậy và nhớ được giấc mơ bạn vừa trải qua, hãy viết những gì bạn nhớ được vào nhật ký, sau đó nhắm mắt lại và tập trung vào đó. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong giấc mơ, chú ý tìm tín hiệu giấc mơ hoặc thực hiện việc kiểm tra thực tế, và nhận ra đó chỉ là một giấc mơ. Hãy giữ suy nghĩ này khi bạn đi ngủ, và bạn có thể đi vào một giấc mơ có ý thức.[4]
    • Lưu ý rằng những giấc mơ có ý thức xảy ra khi người ta thực sự buồn ngủ, thường là bởi vì họ nhận thấy một sự kiện kỳ lạ và phát hiện ra là họ chỉ đang mơ. Điều này chỉ là một sự kích thích thay thế xảy ra với tần suất khoảng 25% trong các giấc mơ có ý thức.[5]
  6. Xem xét việc mua một chiếc đèn báo thức. Hãy mua một chiếc đồng hồ báo thức ánh sáng thay vì báo thức bằng âm thanh, hoặc tốt nhất, nếu có thể hãy chọn một thiết kế chuyên biệt “Ánh sáng giấc mơ” để kích thích mơ có ý thức. Hẹn giờ để đèn sáng trong vòng 4,5 cho tới 6 hoặc 7 giờ sau khi bạn ngủ, hoặc cài đặt nó tắt đi mỗi giờ một lần nếu có thể. Âm thanh, cảm ứng, hoặc kích thích khác xảy ra trong quá trình REM (Chuyển động nhanh của mắt) thường được biết tới là có thể làm cho một người đang mơ nhận thức được rằng họ đang mơ, bên cạnh đó, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những tín hiệu ánh sáng lại có hiệu quả nhất. .[6]
    • Bạn thực sự không muốn thức dậy thực sự (trừ khi bạn thực hiện theo phương pháp “Thức dậy rồi ngủ lại” dưới đây). Bạn nên giữ báo thức ánh sáng xa khỏi tầm với, hoặc là che lại bằng một tờ giấy để làm ánh sáng dịu đi.

Sử dụng cách Thức dậy rồi Ngủ lại[sửa]

  1. Bạn cần biết rằng giấc mơ có ý thức thường xuyên xảy ra. Giấc mơ có ý thức nói riêng và các giấc mơ sinh động nói chung, hầu như luôn luôn xảy ra trong giấc ngủ REM, tức là giai đoạn ngủ sâu đặc trưng bởi sự chuyển động nhanh của mắt. Giai đoạn điển hình đầu tiên của REM xảy ra trong 90 phút sau khi bạn ngủ, tiếp đến là những giai đoạn bổ sung diễn ra sau khoảng mỗi 90 phút. Mục đích của phương pháp này là để thức giấc trong suốt giai đoạn REM, sau đó buồn ngủ trở lại và tiếp tục mơ với nhận thức rằng bạn đang mơ.
    • Bạn sẽ không thể nào biết được chính xác các giai đoạn của giác mơ trừ khi bạn đến một phòng thí nghiệm về giấc ngủ hoặc có một “cú đêm” bên cạnh để quan sát bạn suốt thời gian bạn ngủ. Thực tế hơn, hãy lặp lại phương pháp dưới đây cho đến khi bạn bắt kịp chính mình trong giai đoạn REM.
  2. Khuyến khích cơ thể ngủ REM nhiều hơn. Có nhiều cách để bạn có thể tăng số lượng giấc ngủ REM. Một trong những cách hiệu quả nhất, và giúp cho giấc ngủ REM xuất hiện vào một giờ thường lệ là làm theo thời gian biểu dành cho việc ngủ mỗi ngày và đảm bảo bạn ngủ đủ lâu để khi thức giấc bạn đạt được trạng thái đã được nghỉ ngơi đầy đủ.
    • Điều này có thể khó để bạn cân bằng được với bước dưới đây - làm gián đoạn giấc ngủ của bạn giữa đêm. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ tiếp, hãy thử một phương pháp khác, hoặc chỉ nên cố gắng một lần hoặc hai lần một tuần.
  3. Thức dậy lúc nửa đêm. Đặt báo thức tắt trong khoảng 4,5 đến 6 hoặc 7 giờ sau khi bạn ngủ.[2] Dù không dễ để biết được, nhưng có nhiều khả năng bạn sẽ có được giấc ngủ REM trong khoảng thời gian này. Khoảng 6 hoặc 7 giờ sau khi bắt đầu ngủ là khoảng thời gian khả thi nhất, bởi vì giai đoạn REM sau đó kéo dài hơn, “và” có nhiều khả năng sẽ bao gồm những giấc mơ sinh động hoặc mơ có ý thức.[7][5]
  4. Hãy thức một lúc. Hãy viết lại giấc mơ bạn vừa mơ thấy, dùng một một bữa ăn nhẹ, hoặc thức dậy và đi vòng quanh một lúc. Mục đích của những việc này là để giúp trí óc trở nên năng động trong khi cơ thể vẫn chứa đầy hoóc môn kích thích giấc ngủ.
    • Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc thức giấc trong vòng 30 tới 60 phút sẽ có nhiều khả năng khiến bạn mơ có ý thức.[8]
  5. Tập trung vào giấc mơ và ngủ lại. Nhắm mắt lại và ngủ tiếp. Nếu bạn nhớ giấc mơ mình đang mơ, hãy gợi lại chúng và ngủ tiếp, tưởng tượng bản thân mình đang tiếp tục mơ. Dù rằng bạn có thể cần một thời gian để thực hiện bước này, nhưng bạn cũng đã có một cơ hội khá cao để mơ có ý thức.
  6. Thử những kỹ thuật tập trung khác. Nếu đầu óc bạn đang lơ lửng trong khi cố gắng “bắt kịp” giấc mơ, hoặc nếu bạn không nhớ toàn bộ giấc mơ, thay vào đó cố gắng tập trung vào sự chuyển động của ngón tay. Sử dụng một phần của những chuyển động nhỏ, như là “ngón tay trỏ nâng lên, hạ ngón tay giữa xuống, ngón tay giữa nâng lên, ngón trỏ hạ xuống”. Lặp đi lặp lại chuỗi chuyển động nhịp nhàng này cho đến khi bạn đi vào giấc ngủ.

Sử dụng các Kỹ thuật Bổ sung[sửa]

  1. Thiền. Hãy thiền trong một căn phòng tối yên tĩnh trước khi đi ngủ. Tham gia một khóa dạy thiền có thể cho kết quả tốt hơn, nên chú ý đến hơi thở của bạn khi bắt đầu, hoặc tưởng tượng đến những bậc thang đi lên hoặc đi xuống. Mục đích của việc này là để ngừng suy nghĩ và giúp cơ thể đi vào một trạng thái yên tĩnh, thoải mái, và từ đó dẫn tới một giấc mơ có ý thức.
    • Hãy nhớ rằng những giấc mơ có ý thức xảy ra do “thức giấc có ý thức” hiếm hoi và khó đạt được hơn những giấc mơ có ý thức xảy ra sau khi bạn đã ngủ.
    • Có nhiều video hướng dẫn thiền trực tuyến được thiết kế đặc biệt để giúp bạn đạt được giấc mơ có ý thức.
  2. Kéo dài một giấc mơ có ý thức khi nó bắt đầu mờ dần. Trong lần mơ có ý thức đầu tiên, mọi người thường thức dậy do phấn khích! Thường thì bạn sẽ nhận thấy một vài tín hiệu cảnh báo trước khi giấc mơ có vẻ trở nên “không ổn định” hoặc bạn có thể nhận thấy những cảm giác ban đầu về thế giới thực. Các kỹ thuật sau đây có thể giúp bạn giữ cho giấc mơ có ý thức tiếp tục diễn ra:[9]
    • Xoay cơ thể trong mơ của bạn xung quanh hoặc ngả về phía sau. Một số người cho biết rằng điều này có thể tác dụng, mặc dù chưa rõ nguyên nhân là do đâu.
    • Chà hai bàn tay trong mơ với nhau. Điều này có thể khiến bạn xao lãng khỏi những cảm giác của cơ thể thực.
    • Tiếp tục thực hiện những thức đã làm trước khi giấc mơ đã trở nên không ổn định, đồng thời tự nhủ rằng bạn vẫn còn trong giấc mơ. Điều này ít hiệu quả hơn so với các kỹ thuật nói trên.
  3. Nghe nhịp song âm. Nếu âm thanh đưa tới hai bên tai bạn có tần số khác nhau, não sẽ phân tích phổ chồng lặp của hai sóng âm thanh này như một nhịp mặc dù không có nhịp nào trong âm thanh mà tai bạn nghe thấy. Điều này chắc chắn làm thay đổi hoạt động của não bộ, nhưng cho đến nay các nhà khoa học vẫn không chắc chắn rằng liệu điều này có thể thực sự kích thích giấc mơ có ý thức không.[10] Có rất nhiều trang web có thể cung cấp nhịp song âm, vì thế không có gì khó khăn trong việc thử phương pháp này nếu bạn có thể ngủ khi đang sử dụng tai nghe. Phần lớn những người mơ có ý thức thường sử dụng nhịp mô phỏng sóng theta của não, sóng này xuất hiện trong giấc ngủ REM, một số người khác lại sử dụng nhịp alpha hoặc gamma, hoặc thậm chí là sự kết hợp của nhiều loại sóng khác nhau.
    • Nhịp song âm có thể được kết hợp với nhạc nền nhẹ nhàng, hoặc là nhịp của chính nó.
  4. Chơi game. Game thủ thường có tỷ lệ mơ có ý thức cao hơn đại bộ phận dân số.[11] Dù vẫn chưa có nghiên cứu nào xác nhận điều này, tuy nhiên việc chơi game vài giờ một tuần có thể giúp bạn tăng khả năng mơ có ý thức. Và thể loại game không ảnh hưởng tới kết quả này.[12]
  5. Xem xét sử dụng galantamin. Galantamin là một loại thuốc tổng hợp từ cây tuyết điểm, có thể là thuốc hiệu quả nhất để tạo giấc mơ có ý thức. Dùng 4-8mg galantamin vào giữa đêm sẽ cho kết quả tốt nhất; dùng galantamin trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra những giấc mơ khó chịu.[13] Do khả năng này và các tác dụng phụ được liệt kê dưới đây, galantamine được khuyến cáo là không nên dùng thường xuyên.
    • Hãy thông báo với bác sĩ trước nếu như bạn có bất kì vấn đề sức khỏe nào. Galantamin có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hiện có như hen suyễn hoặc các vấn đề về tim.
    • Thuốc này cũng làm tăng nguy bị bóng đè, bóng đè không gây hại nhưng thường làm bạn thấy sợ hãi khi tỉnh dậy và không thể cử động cơ bắp trong vài phút.
  6. Xem xét việc bổ sung vitamin B thường xuyên. Bổ sung vitamin B5 hay vitamin B6 có thể làm tăng tần suất giấc mơ sinh động, giấc mơ kì quái, và cường độ cảm xúc, những giấc mơ này có thể dẫn đến những giấc mơ có ý thức.[14] Tuy nhiên, bạn có thể cần dùng một liều 100 mg để đạt được hiệu quả rõ rệt hơn. Liều này cao hơn nhiều so với liều thông thường, và nếu bạn dùng galantamin thường xuyên ở mức này trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên.[15] Chỉ sử dụng galantamin cho một giấc mơ có ý thức đặc biệt.
    • Kiểm tra với bác sĩ trước nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc nào, hoặc nếu bạn gặp phải các rối loạn liên quan đến chảy máu, dạ dày, ruột, hoặc tim.
    • Galantamin đôi khi khiến cho người ta thức dậy vào ban đêm, vì vậy nó có thể phản tác dụng nếu bạn là một con mèo hay ngủ ngày.

Lời khuyên[sửa]

  • Mơ có ý thức là một kỹ năng mà ta phải học, và nó cũng chỉ xảy ra một hoặc hai lần mỗi tháng ngay cả những người mơ có ý thức thường xuyên. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục áp dụng các kỹ thuật đã nêu ở trên, tần số của những giấc mơ có ý thức sẽ tăng dần.
  • Nếu đôi khi bạn gặp phải sự "thức giấc không đúng lúc" khi đang mơ, hãy thực hiện thói quen kiểm tra thực tế (như thử đọc một cuốn sách) ngay sau khi bạn thức dậy. Ngược lại, đôi khi thức giấc không đúng lúc có thể đưa một giấc mơ có ý thức thành một giấc mơ thông thường.
  • Khi bạn mơ có ý thức, hãy xem xét thức dậy sau một vài phút. Điều này làm tăng cơ hội ghi nhớ các giấc mơ.
  • Đừng uống bất kỳ loại đồ uống nào trong vòng một giờ trước khi ngủ. Bạn sẽ không muốn phải thức dậy từ một giấc mơ có ý thức tuyệt đẹp chỉ vì phải đi vệ sinh.
  • Nếu như bạn thấy giấc mơ không theo những gì bạn muốn, hãy “nhắm mắt lại” một chút, sau đó mở ra một cách dứt khoát. Lặp lại cho đến khi bạn thức dậy.
  • Nếu bạn nghĩ bạn đang mất kiểm soát, hãy hét lên thật to những gì bạn muốn xảy ra tiếp theo cho đến khi bạn lấy lại sự kiểm soát hoặc cho đến khi nó xảy ra.
  • Một cách khác để thực hiện kiểm tra thực tế trong khi đang mơ là nhìn vào đồng hồ rồi nhìn ra chỗ khác, rồi lại nhìn vào đồng hồ. Nếu kim đồng hồ chỉ những thời điểm quá khác nhau tức là bạn đang mơ.
  • Khi bạn đã quyết định đi ngủ, hãy tự kể một câu chuyện trong đầu. Dần dần, câu chuyện đó sẽ chuyển thành giấc mơ và bạn có thể bắt đầu cho một giấc mơ có ý thức từ đó. Tuy nhiên, cách này thường hiệu quả với những người chơi game.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu bạn quá hào hứng trong giấc mơ có ý thức, bạn có thể bị thức dậy đột ngột. Để cố gắng để trở lại giấc mơ, hãy nhắm mắt lại và tập trung vào giấc mơ của bạn. Nếu bạn buộc phải thức dậy, nhưng vẫn còn trong giấc mơ của riêng bạn, hãy quay người xung quanh hoặc cọ xát hai bàn tay vào nhau.
  • Giấc mơ có ý thức có thể gây tình trạng bóng đè, tức là bạn vẫn có ý thức và nhận thức về môi trường xung quanh trong quá trình chuyển từ giấc ngủ đến sự tỉnh táo, nhưng không có khả năng di chuyển cơ bắp. Bóng đè vô hại, nhưng thường đáng sợ, đặc biệt là khi nó có thể được đi kèm với những ảo ảnh về một sự hiện diện kỳ lạ trong phòng. Một số cơ bắp thường ít bị ảnh hưởng, vì vậy, hãy tập trung vào hoa ngón chân hoặc chịu đựng và giữ bình tĩnh cho đến khi ảo giác dừng lại.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  • Robert Waggoner, Lucid Dreaming: Gateway to the Inner Self, (Needham, MA: Moment Point Press) pp. 269-270

Liên kết đến đây