Nấu cơm bằng nồi cơm điện

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Dùng nồi cơm điện là cách đơn giản và hiệu quả để nấu cơm. Rất nhiều loại nồi giữ cơm còn nóng sau khi nấu. Bạn không cần phải trông chừng nồi cơm từng chút một vì thiết bị này tích hợp bộ bấm giờ tự động, giúp bạn giảm thiểu khả năng cơm bị cháy hay nồi hỏng. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi dùng nồi cơm điện, hãy tham khảo hướng dẫn khắc phục sự cố.

Các bước[sửa]

Nấu Cơm[sửa]

  1. Đo gạo bằng cốc và đổ vào nồi. Vài loại nồi cơm có nồi có thể tháo rời, trong khi một số khác lại không, phải cho gạo trực tiếp vào nồi. Phần lớn nồi cơm điện sẽ kèm theo một chiếc "cốc" đo gạo hoặc muỗng có thể đong đầy 3/4 cốc (180 mL). Ngoài ra, bạn có thể dùng cốc đo lường thông thường.
    • Một cốc (240 mL) gạo sẽ nấu được từ 1 1/2 (360 mL) đến 3 cốc (720 mL) cơm, tùy thuộc vào loại gạo.[1] Hãy chừa đủ không gian cho gạo nở, tránh trường hợp bị tràn ra ngoài.
  2. Vo gạo nếu cần thiết. Nhiều người thích vo sạch gạo để loại bỏ thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay chất bẩn có thể có. Một số loại máy xay xát kém hiện đại có thể khiến gạo bị nát, giải phóng lượng tinh bột dư thừa vào gạo, vì thế cần rửa kỹ để ngăn cơn không bị vón cục.[2] Nếu bạn quyết định vo gạo, hãy cho nước vào nồi hoặc giữ nồi dưới vòi nước. Khi thêm nước, bạn dùng tay đảo cho đến khi gạo ngập hoàn toàn. Rút nước bằng cách dùng rây hoặc đổ ra nhẹ nhàng, đồng thời dùng tay hứng nếu gạo bị rơi ra. Nếu nước chuyển màu hoặc có nhiều mảnh cám hay chất bẩn trôi nổi, vo gạo thêm 1, 2 lần nữa cho đến khi nước vo trông tương đối sạch.
    • Luật ở Mỹ yêu cầu gạo trắng bán ra phải giàu bột sắt, niacin, thiamin hoặc axit folic; những vitamin và khoáng chất này thường bị rửa trôi khi vo gạo.[3]
    • Nếu nồi cơm điện của bạn có nồi chống dính, trước khi nấu hãy vo gạo bằng rá thay vì vo trực tiếp bằng nồi. Thay thế loại nồi chống dính này là khá tốn kém.
  3. Đo lượng nước. Phần lớn hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện đều khuyến cáo dùng nước lạnh. Tùy loại gạo bạn nấu, và tùy bạn muốn ăn cơm nhão, khô hay vừa mà thêm nước sao cho phù hợp. Trong nồi cơm thường có nấc chia độ, cho thấy nên cho thêm bao nhiêu nước và gạo, hoặc bạn có thể xem hướng dẫn trên bao gạo. Ngoài ra, hãy thử làm theo hướng dẫn ứng với từng loại gạo dưới đây, và nhớ rằng bạn luôn có thể điều chỉnh trong những lần nấu tiếp theo nếu muốn cơm mềm hay dẻo hơn:
    • Gạo trắng, hạt dài - 1 cốc gạo cho 1 3/4 cốc nước (420 mL nước cho 240 mL gạo)
    • Gạo trắng, hạt vừa - 1 cốc gạo cho 1 1/2 cốc nước (360 mL nước cho 240 mL gạo)
    • Gạo trắng, hạt ngắn - 1 cốc gạo cho 1 1/4 cốc nước (300 mL nước cho 240 mL gạo)
    • Gạo lứt, hạt dài - 1 cốc gạo cho 2 1/4 cố nước (520 mL nước cho 240 mL gạo)
    • Gạo đồ (gạo từ thóc ngâm nước nóng hoặc sấy trong hơi nước rồi phơi khô) - cứ 1 cốc gạo cho 2 cốc nước
    • Với các loại gạo của Ấn Độ như Basmati hay Jasmine, cần ít nước hơn vì cơm nên nấu khô một chút, với mỗi cốc gạo đừng dùng nhiều hơn 1 1/2 cốc nước. Nấu theo tỉ lệ 1:1 nếu trước đó gạo đã được vo. Có thể cho thêm lá nguyệt quế hay hạt bạch đậu khấu trực tiếp vào nồi để cơm thêm dậy mùi.
  4. Có thể ngâm gạo 30 phút nếu muốn. Bước này không bắt buộc, nhưng vài người ngâm gạo để giảm bớt thời gian nấu. Ngâm gạo cũng có thể khiến cơm dẻo hơn. Hãy dùng lượng nước đã đo được từ trước để ngâm gạo ở nhiệt độ phòng, rồi lại dùng chính nước ngâm gạo đó để nấu cơm.
  5. Cho thêm gia vị (tùy chọn). Nên cho gia vị vào nước trước khi bạn bắt đầu nấu cơm, như vậy, gạo mới hấp thu được gia vị trong quá trình nấu. Nhiều người thích cho thêm chút muối để thêm đậm đà. Các lựa chọn phổ biến khác là bơ hoặc dầu ăn. Nếu bạn định nấu cơm kiểu Ấn, có thể cho thêm chút hạt bạch đậu khấu hay lá quế.
  6. Trải đều gạo sao cho gạo nằm dưới mực nước. Dùng đũa cả hay muôi nhựa để gạt những hạt gạo còn dính xung quanh thành nồi xuống nước. Nếu không gạt kỹ, để gạo bám ở thành nồi, khi nấu có thể gây cháy. Nếu nước hay gạo tràn qua thành nồi, nên dùng giẻ hay vải để lau bên ngoài nồi.
    • Khi gạo đã ngập trong nước, bạn không cần khuấy. Làm vậy có thể giải phóng tinh bột dư thừa và khiến cơm nhão nhoét hay vón cục.
  7. Kiểm tra nồi cơm điện xem có chức năng đặc biệt nào không. Một số loại nồi chỉ có nút bật/tắt. Những loại khác lại có chế độ nấu khác nhau cho gạo lứt hay gạo trắng, hay có tính năng chờ đến giờ hẹn nhất định mới nấu. Nếu chỉ làm theo cài đặt cơ bản, thường bạn sẽ không gặp vấn đề gì, nhưng nếu có thể, kiểm tra xem tác dụng của mỗi lựa chọn hay nút bấm là gì cũng là ý hay.
  8. Nấu cơm bằng nồi cơm điện. Nếu nồi cơm của bạn có nồi nấu tháo rời được, hãy đặt nồi đã có gạo và nước trở lại nồi cơm điện. Đóng nắp nồi cơm, cắm điện và bật công tắc. Khi cơm chín, công tắc sẽ kêu tạch một tiếng, giống tiếng của máy nướng bánh mì. Ở hầu hết nồi cơm, cơm sẽ được giữ ấm cho đến khi bạn ngắt điện.
    • Đừng mở nắp nồi để kiểm tra cơm. Quá trình nấu cơm phụ thuộc vào việc hơi nước hình thành bên trong nồi, nên khi mở nắp sẽ khiến hơi bay mất và làm cơm không chín.
    • Nồi cơm tự động ngắt điện nếu nhiệt độ bên trong nồi vượt quá nhiệt độ sôi của nước (100 độ C tại mực nước biển), nhưng điều này sẽ không xảy ra cho đến khi tất cả lượng nước đã bay hơi.[4]
  9. Để cơm "nghỉ ngơi" 10-15 phút rồi mới mở nắp (tùy chọn). Đây là điều không bắt buộc, nhưng được khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng nồi cơm, và ở một số loại nồi, nó là tự động. Ngắt điện nồi cơm hay bỏ nồi ra trong thời gian này sẽ giảm thiểu lượng cơm dính vào nồi.
  10. Đánh tơi cơm và xới ra bát. Khi không còn nước trong nồi, gạo đã chín và có thể dùng được. Dùng muôi hay đũa cả xốc cơm sau khi nấu sẽ giúp cơm tơi, giải phóng hơi, ngăn cơm bị cháy.
    • Nếu cơm chưa chín, xem phần Khắc phục Sự cố.

Khắc phục Sự cố[sửa]

  1. Nếu thấy cơm nhão thì lần sau nấu nên giảm lượng nước. Thử cho ít hơn 1/4–1/2 cốc nước (30–60 mL) với mỗi cốc gạo (240 mL). Cách này giúp nấu cơm trong khoảng thời gian ngắn hơn, giúp cơm hấp thu ít nước hơn.
  2. Cho thêm nước và nấu trên bếp nếu gạo chưa chín. Nếu cơm quá cứng hoặc quá khô, bắc cơm lên bếp và cho thêm 1/4 cốc (30 mL) nước. Đậy vung, nấu trong vài phút để cơm chín, mềm hơn.
    • Bỏ nồi trở lại vào nồi cơm điện mà không cho đủ nước có thể gây cháy hoặc khiến nồi tự động tắt.
    • Lần tới, hãy cho thêm khoảng 1/4–1/2 cốc (30–60mL) nước với mỗi cốc gạo (240 mL) vào nồi cơm điện trước khi bật.
  3. Nếu cơm thường xuyện bị cháy, nấu xong bạn hãy bỏ cơm ra ngay lập tức. Khi hoạt động bình thường, nồi cơm điện sẽ không làm cơm cháy, nhưng ở chế độ "hâm", phần cơm ở đáy nồi và hai bên có thể bị cháy. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, khi nghe thấy cơm "bật tách" một cái - dấu hiệu cho thấy cơm chín (hoặc khi đèn ở chế độ hâm phát sáng), hãy nhanh chóng bỏ cơm ra khỏi nồi.
    • Với một số nồi cơm, bạn có thể tắt/bỏ luôn chế độ hâm, nhưng trong trường hợp này, vẫn nên ăn hoặc cho cơm vào tủ lạnh trước khi cơm nguội, tránh bị ngộ độc thức ăn.
    • Nếu bạn nấu cơm với các nguyên liệu khác, chúng có thể bị cháy khi nấu. Lần tới, hãy bỏ ra các nguyên liệu ngọt hay bất cứ nguyên liệu nào mà bạn thấy là bị cháy và nấu riêng.
  4. Tìm cách tận dụng cơm cháy. Cơm nhão, gạo bị nứt vỡ cũng có thể rất ngon nếu biết cách.[5] Cân nhắc những lựa chọn sau để khiến cơm trông không quá nhão:
    • Chiên cơm để loại bỏ lượng nước dư thừa
    • Chuyển cơm thành món tráng miệng ngọt
    • Cho cơm vào các loại súp, đồ ăn cho trẻ hoặc thịt viên tự làm
  5. Chú ý đến cao độ và điều chỉnh theo. Nếu bạn sống ở độ cao 915 m (3.000 feet) hoặc hơn, bạn có thể thấy cơm mình nấu còn sống. Khi đó, hãy cho thêm 1/4–1/2 cốc nước với mỗi cốc gạo (30–60 mL nước cho 240 mL gạo). Vùng cao với áp suất không khí thấp sẽ khiến nước sôi ở nhiệt độ thấp hơn, vì thế cơm cần nhiều thời gian hơn để chín. Bạn càng cho nhiều nước vào nồi thì thời gian nấu cơm càng lâu.
    • Tham khảo hướng dẫn sử dụng nồi cơm hoặc liên hệ hãng sản xuất nếu bạn không thể tìm ra cần phải cho thêm bao nhiêu nước. Lượng nước cần thêm với mỗi cao độ là khác nhau.
  6. Xử lý phần nước thừa. Khi nấu xong, nếu vẫn còn lại nước trong nồi cơm, nhiều khả năng nồi cơm đã bị lỗi, có thể cần phải thay thế. Với chỗ cơm đã nấu, chắt nước và ăn nếu bạn thấy cơm đã vừa. Nếu không, bật lại nồi cơm và nấu cho đến khi hết nước.
  7. Hoàn tất.


Lời khuyên[sửa]

  • Dùng muôi nhựa không dính để không làm xước mặt nồi cơm khi xốc và "đánh tơi" cơm khi nấu xong. Dụng cụ tốt nhất cho việc này là muôi nhựa bán sẵn kèm với nồi. Để cơm không bị dính vào muôi, dùng nước lạnh làm ướt muôi (cách này cũng hiệu quả khi bạn dùng ngón tay thay cho muôi).
  • Những bạn quan tâm sức khỏe có thể muốn cho thêm gạo lứt vào nấu. Lượng gạo lứt cho thêm có thể khiến cơm "cứng" hơn. Nếu bạn muốn cho thêm các loại đậu (như đậu đỏ, đậu tây,…), ngâm đậu qua đêm rồi hẵng trộn với gạo để nấu.
  • Kiểu nồi được vi tính hóa lạ mắt có thể cho kết quả nấu ngon hơn ngay cả với lượng cơm rất ít, bởi nó có thể phát hiện tình trạng của gạo tốt hơn.

Cảnh báo[sửa]

  • Đừng đổ quá nhiều nước vào nồi cơm. Khi nấu, nước có thể sôi sùng sục và trào ra ngoài. [6]
  • Nếu nồi cơm không tự động chuyển sang chế độ hâm sau khi nấu, hãy nhanh chóng tắt nồi, ăn ngay hoặc bỏ cơm vào tủ lạnh để tránh bị ngộ độc thức ăn.[7]

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Gạo
  • Nồi cơm điện
  • Nước
  • Cốc đo lường
  • Thìa, muôi hay đũa cả (tùy chọn)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây