Nấu gạo hạt dài

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Gạo là loại thực phẩm có thể chế biến tại nhà đơn giản và làm thành nhiều món ăn khác nhau. Bạn chỉ cần học vài bước đơn giản là có thể nấu gạo hạt dài thành món ăn ngon tuyệt vời. Công thức này được áp dụng cho gạo hạt dài của Mỹ, basmati, hoặc gạo hoa nhài.

Các bước[sửa]

Sử dụng Bếp lò[sửa]

  1. Đong lượng gạo phù hợp. Gạo hạt dài sẽ nở ra gấp ba lần so với kích thước ban đầu, vì vậy bạn nên cân nhắc khi đong lượng gạo chính xác.[1]
  2. Vo gạo (tùy chọn). Xả nước lên gạo và chắt đi làm trôi lớp tinh bột nhưng không mất chất dinh dưỡng có trong hạt gạo. Bước này giúp cho hạt cơm xốp hơn, mặc dù trong quá trình xay xát lớp tinh bột đã được loại bỏ đáng kể.[2]
    • Nếu không có rây lọc, bạn có thể nghiêng nồi để nước chảy ra ngoài, nếu cần nên dùng vá gỗ để giữ gạo không bị rơi ra ngoài.
  3. Ngâm gạo (tùy chọn). Nhiều người thích ngâm gạo để giảm thời gian nấu và cải thiện chất lượng hạt cơm, nhưng bạn có thể bỏ qua bước này mà vẫn có được món cơm ngon tuyệt vời.
    • Đổ lượng nước gấp đôi lượng gạo và ngâm trong vòng 20 phút. Sau đó chắt nước đi.
  4. Đun sôi nước, sau đó cho gạo vào. Lượng nước nên gấp đôi lượng gạo hoặc hơn một chút.
    • Bạn có thể thêm muối và dầu để tăng hương vị cho món cơm.
  5. Đậy nắp nồi lại và hạ lửa. Để gạo sôi trong vòng 1 đến 2 phút, sau đó đậy nắp và hạ lửa xuống mức thấp nhất có thể.
    • Nắp nồi cần được đậy kín để giữ nhiệt và hơi nước không thoát ra ngoài.[2]
  6. Ninh lửa nhỏ từ 15-20 phút (6-10 phút đối với gạo đã ngâm qua nước). Gạo hạt dài thường mất 20 phút để chín hoàn toàn trong trường hợp không ngâm trước, nhưng bạn có thể kiểm tra sớm hơn nếu sợ nấu quá lâu. Hạt gạo khi chín vừa sẽ mềm nhưng chắc. Còn nếu hạt gạo nhão thì có nghĩa là bạn đã nấu quá chín.
    • Bạn chỉ nên mở nắp nồi để kiểm tra rồi đậy lại càng nhanh càng tốt để hơi nóng không thoát ra ngoài.
  7. Dùng rây để lọc sạch. Bạn có thể thưởng thức món cơm ngay hoặc kết hợp chế biến món ăn khác.
    • Cho bơ hoặc thảo mộc có hương thơm ví dụ như húng tây hoặc rau kinh giới để món cơm trở nên hấp dẫn hơn. Bạn nên thêm gia vị trong khi nấu để tạo hương vị đậm đà hoặc cho vào sau khi cơm chín và khuấy đều.

Sử dụng Lò nướng[sửa]

  1. Bật lò nướng sẵn ở 175ºC. Bước này giúp hạt gạo chín đều, do đó phần đáy và bên sẽ ít cháy hơn.[3]
  2. Nấu nước. Dùng bếp lò nấu lượng nước gấp đôi lượng gạo. Một cốc gạo (240 ml) đủ cho 3-5 người ăn.
    • Dùng nước luộc rau quả hay gà thay cho nước lã để tăng thêm hương vị.
  3. Cho gạo và nước vào nồi thiết kế dùng cho lò nướng. Trong trường hợp nồi và nắp đậy có thể dùng trong lò thì bạn có thể sử dụng thay thế. Nếu không, bạn nên chọn nồi Hà Lan hoặc nồi đất.
  4. Đậy nắp chặt và nướng cho đến khi cạn nước. Gạo hạt dài thường chín sau khoảng 35 phút, nhưng nếu điều chỉnh lò nướng ở nhiệt độ thấp sẽ cần thêm thời gian hơn.[4]
    • Nếu nồi không có nắp đi kèm, bạn có thể đậy bằng tấm thiếc lớn hoặc đĩa dùng cho lò nướng.
  5. Dùng nĩa xới cơm trước khi thưởng thức. Bước này giúp thoát hơi nóng ra ngoài có thể tiếp tục nấu chín gạo.

Sử dụng Nồi cơm điện[sửa]

  1. Đọc hướng dẫn sử dụng nồi cơm điện. Khi thực hiện các bước sau đây thường không gây ra vấn đề gì, nhưng nếu có hướng dẫn dành riêng cho loại nồi cụ thể in trên nồi hay sách hướng dẫn đi kèm, thì bạn nên làm theo để tránh sai sót.
  2. Vo gạo (tùy chọn). Gạo hạt dài thường không cần vo bằng nước vì sẽ làm mất chất dinh dưỡng, nhưng nếu muốn đảm bảo vệ sinh, bạn có thể vo đều dưới vòi nước, sau đó chắt nước vo gạo đi.
  3. Cho gạo và nước vào nồi cơm điện. Bạn nên đong từ 1,5 đến 2 phần nước cho một phần gạo, tùy theo cơm khô theo ý thích .
    • Kiểm tra bên trong nồi áp suất có dòng chữ "fill to here" (đong ở mức này) có ghi nhãn "long grain" (hạt dài) và lượng gạo cụ thể.
  4. Thêm gia vị. Bơ và muối là hai loại nguyên liệu đơn giản giúp tăng hương vị cho món cơm. Lá nguyệt quế và bạch đậu khấu là hai loại hương liệu gạo Ấn Độ phổ biến.
  5. Đậy nắp và bật công tắc. Không mở nắp để kiểm tra cho đến khi cơm chín.
  6. Chờ đến khi nồi cơm điện tắt. Hầu hết nồi cơm điện thường có đèn báo nhỏ tắt đi sau khi cơm chín. Một số loại có chức năng tự động mở nắp.
    • Nồi điện thường chuyển sang chế độ hâm để cơm chín hẳn.
  7. Để cơm chín thêm 10 phút (tùy chọn). Bạn có thể thưởng thức ngay, nhưng cơm sẽ chín đều hơn nếu bạn chờ thêm một lúc trước khi mở nắp nồi.

Khắc phục Sự cố[sửa]

  1. Cơm chín nhưng vẫn còn đọng nước. Cho gạo vào rây lọc hoặc nấu không đậy nắp ở nhiệt độ thấp khoảng vài phút để nước bay hơi toàn bộ.[5]
  2. Xử lý cơm sau khi nấu xong vẫn còn dai và cứng. Thêm ít nước (chỉ để bổ sung hơi nước) rồi đậy nắp lại và nấu thêm vài phút.
  3. Xử lý cơm cháy! Nhấc nồi cơm ra ngoài và xả dưới vòi nước lạnh (khói hơi nước có thể bay lên) để ngừng quá trình nấu cơm. Múc phần cơm không bị cháy ở giữa nồi ra bát.
  4. Xử lý hạt cơm quá dính hoặc nhão. Cho ít nước (tỉ lệ 1,5:1 hoặc 1,75:1 tương ứng nước:gạo) và/hoặc giảm thời gian nấu cơm.
  5. Xử lý cơm hay cháy. Nấu cơm nhưng không đậy nắp trong nửa thời gian đầu, sau đó nhấc ra khỏi bếp và đậy nắp thật chặt. Hơi nước tiếp tục nấu chín từ 10-15 phút nhưng không làm cháy cơm.

Sử dụng Cơm gạo hạt dài trong Chế biến món ăn[sửa]

  1. Làm Cơm thập cẩm. Cơm gạo hạt dài dễ tách rời ngay cả khi nhão, cho nên dùng để chế biến món cơm rang là sự lựa chọn hoàn hảo.
  2. Làm Cơm nhồi Ớt chuông. Công thức chế biến của Tây Ban Nha này có sử dụng cơm gạo hạt dài. Khi nấu món Ấn Độ, bạn nên dùng gạo basmati. và gạo hoa nhài đối với ẩm thực Thái Lan, hoặc thay thế loại gạo hạt dài khác trong công thức nấu ăn trên.
  3. Dùng Cơm trong Jambalaya. Gạo hạt dài có ít tinh bột hơn gạo hạt ngắn, vì vậy dễ dàng hấp thụ nhiều hương vị từ món hầm và súp mà không rơi ngoài. Bạn không nên nấu chín gạo hoàn toàn trước khi chế biến món khác; cơm sẽ chín hẳn khi cho vào món xúp.
  4. Tận dụng cơm nấu quá chín. Cơm nhão và rời vẫn có thể được dùng để chế biến món ăn phù hợp và mang lại hương vị thơm ngon hấp dẫn.[6]
    • Chế biến bằng cách chiên xào để khắc phục tình trạng hạt cơm nhão
    • Làm món tráng miệng ngọt dịu
    • Thêm vào món xúp, thức ăn cho trẻ em, hoặc thịt viên làm tại nhà

Lời khuyên[sửa]

  • Gạo hạt ngắn hoặc vừa có thể nấu bằng các bước trên, nhưng khi chín hạt cơm sẽ dính chặt do chứa nhiều tinh bột hơn.
  • Gạo lức hạt dài thường cần nấu nhiều nước hoặc thời gian chín lâu hơn.
  • Gạo hạt dài thường chứa ít tinh bột nên không cần phải khuấy trong khi nấu để tránh hạt cơm dính cục.[7]

Cảnh báo[sửa]

  • Dùng khăn hoặc miếng nhấc nồi để mở nắp có hơi nước nóng bay lên vì có thể làm bỏng tay.
  • Vo nhẹ nhàng để tránh làm nứt hạt gạo.
  • Vo kỹ trước khi nấu trong trường hợp chất bẩn hoặc chấy gây ô nhiễm bám trên hạt gạo.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Nồi kèm theo nắp đậy
  • Bếp, lửa, hoặc nguồn cung cấp nhiệt khác
  • Gạo Basmati hạt dài
  • Nước sạch
  • Muối, bơ, và gia vị (tùy chọn)

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này