Nam châm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nam châm là các vật có khả năng hút vật bằng sắt hay thép non, gồm hai cực là cực Bắc và cực Nam. Có khả năng đẩy các nam châm cùng cực. Trong từ học, nam châm là một vật có khả năng sinh một lực dùng để hút hay đẩy một từ vật hay một vật có độ cảm từ cao khi nằm gần nam châm. Lực phát sinh từ nam châm gọi là từ lực.

"Nam châm" là từ Hán Việt, với chữ Hán là 南針. Nghĩa đen của "nam châm" là "kim chỉ hướng Nam", nếu có phái sinh thì nên phái sinh "thuận" là "vật dùng để định hướng", tức "la bàn". Vì lí do nào đó, người Việt lại đi theo con đường phái sinh "ngược": dùng từ chỉ "kim chỉ nam" để chỉ chất tạo ra nó, vốn được gọi chính xác là "từ thể", "từ thiết" hoặc "từ thạch"; trong khi đó, "kim chỉ nam" lại được dùng theo nghĩa bóng, nghĩa là "sự soi đường", "sự định hướng".

Phân loại[sửa]

Nam châm thường[sửa]

Nam châm tìm thấy từ các mỏ quặng. Nam châm là một vật chứa Từ có khả năng thu hút hoặc đẩy các vật bằng kim loại nằm kề nó.

100px Đường sức từ trường quanh hai cực của một nam châm được thể hiện qua các mạt sắt trên tấm giấy đặt ngay trên nam châm

Mọi Nam châm đều có

Hai Từ Cực, Cực Bắc có ký hiệu N và Cực Nam có ký hiệt S ở hai đầu
Một Từ Trường tạo từ các đường từ đi từ Cực Bắc đến Cực Nam
Một Từ Lực có khả năng thu hút hoặc đẩy các vật bằng kim loại

Nam châm điện[sửa]

Khi mắc một dây dẫn điện có nhiều vòng quấn với nguồn điện, dòng điện sản sinh một điện trường E trong các vòng quấn. Khi dòng điện đi qua các vòng quấn, Biến đổi của điện trường trong các vòng quấn sinh ra một từ trường B vuông góc với điện trường E.

  • Từ trường của cuộn dây dẫn điện có tính chất giống như từ trường của một Nam Châm cũng hút hay đẩy một từ vật nằm trong từ trường của cuộn dây.
  • Khi ngắt dòng điện khỏi cuộn dây, từ trường biến mất. Cuộn dây không còn có thể hút hay đẩy từ vật
  • Vậy chỉ khi nào có dòng điện diện đi qua, cuộn dây mới trở một thành nam châm điện

Với Dòng điện khác không, I ≠ 0

Từ trường của cuộn dây tùy thuộc vào số từ cảm cuộn dây và dòng điện trong cuộn dây

B=LI

Từ Cảm cuộn dây tỉ lệ thuận với chiều dài, số vòng quấn và tỉ lệ nghịch với diện tích của cuộn dây đó

L=\mu N^{2}{\frac  {l}{A}}

Nam châm vĩnh cửu[sửa]

200px

Khi để một thanh sắt bên trong các vòng quấn của một Nam châm điện tạo từ cuộn từ dẩn điện

thanh sắt cảm từ của từ trường của cuộn từ
Thanh sắt trở thành Nam châm
Khi lấy thanh sắt khỏi các vòng quấn của cuộn từ, thanh sắt vẩn giử từ
Khi không có Dòng điện trong Nam châm điện, thanh sắt vẩn giử từ

Vậy, Từ tạo từ Từ vật nằm trong Nam châm điện là Từ Vỉnh Cửu

Từ vỉnh cửu của thanh sắt tỉ lệ với số vòng quấn của Cuộn từ và Từ trường của Cuộn từ

\phi =NB

Tham khảo[sửa]

Liên kết ngoài[sửa]

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.