Ngôn ngữ và trí tuệ
Gần đây, do kết qủa nghiên cứu và tìm hiểu về ngôn ngữ của một vài đồng hương hằng quan tâm đến tương lai của đất nước, đã xuất hiện và thành hình một nhóm cổ vũ cho việc thay đổi cách viết chữ Việt hiện thời. Chủ trương thay đổi của nhóm là đề nghị viết liền nhau những từ kép, có hai chữ hay nhiều hơn, và cần phải đi chung với nhau mới đủ nghĩa. Thí dụ như: lang thang, đơn âm, đồng ý, đại danh từ, v.v... Một trang mạng quy mô với cái tên cũng khá đặc biệt là VNY2K 1, đã dành riêng một khung nhỏ trên trang để phổ biến ý kiến, cùng kêu gọi tiếp tay ủng hộ của mọi người.
Riêng đối với trường hợp của người viết thì từ lâu vẫn thường tự hỏi: "Tại sao đa số các ngôn ngữ trên thế giới đều đa âm (polysyllable), trong khi chỉ có một số rất ít là có nhiều đơn âm (monosyllable), trong đó phải nhìn nhận tiếng Việt có nhiều nhất?". Và rồi như một chuỗi phản ứng dây chuyền, thắc mắc này lại đưa đến suy tư khác: "Tại sao các nước còn dùng ngôn ngữ có nhiều đơn âm như ở vùng Đông Nam Á lại là những nước nghèo nhất trên thế giới? Có cái gì liên hệ thật sự giữa ngôn ngữ và chậm tiến?"
Do từ tất cả những gì vừa nêu ra, cộng thêm vào là "nguyện vọng" muốn tìm cho ra câu trả lời, nên người viết đã bỏ thì giờ để tìm hiểu vấn đề. Nhờ vậy, kết quả sau một thời gian nghiên cứu, nhất là mới đây tình cờ tiếp xúc được với những vị chủ trương trang mạng nói trên, thì hình như người viết đã thấy rõ có sự liên hệ gián tiếp giữa "ngôn ngữ và trí tuệ", như sẽ được trình bày trong bài viết này. Dù sao, với tinh thần tôn trọng sự thật, thiển nghĩ những ý tưởng và con số phỏng chừng đưa ra trong bài có thể sẽ không chính xác, và cần được kiểm chứng lại bởi các chuyên gia có đầy đủ khả năng và phương tiện hơn, về các ngành nghề có liên hệ đến y khoa, tâm sinh lý, ngôn ngữ học, v.v...
Sau đây là tóm lược những ý chính trong bài khảo luận này.
Mục lục
Khái niệm về trí tuệ[sửa]
Có lẽ trong quá trình tìm hiểu về con người, tất cả các nhà nghiên cứu trên thế giới đều đưa ra một câu hỏi chung: trí tuệ của con người là gì? Câu trả lời được chấp nhận bởi đa số, nghĩa là không bị phản đối nhiều, tuy có vẻ hơi thiên về triết lý: "Trí tuệ là khả năng của sinh vật con người duy nhất trên trái đất này, có thể tự khám phá và tìm hiểu về chính mình". Chẳng hạn như con khỉ không hề biết rõ nó là ai, mà chỉ biết nó khác với con người hay các loài thú vật khác; Và con khỉ cũng chẳng biết được con người hay con rắn khôn hơn nó(?), nên dĩ nhiên là nó sợ cả hai đối tượng như nhau, tùy theo hoàn cảnh! Trong khi đó thì con người biết được có thể có các giống vật khác ngoài vũ trụ thông minh hơn mình, hay ít nhất là tin có các Đấng thiêng liêng như Thượng đế tài giỏi quyền phép hơn!
Phương tiện cần thiết của trí tuệ chính là sự thông minh, hay nói cách khác, trí tuệ gần như là sản phẩm của sự thông minh, vì nếu không có thông minh tối thiểu nào đó thì trí tuệ cũng coi như bỏđi. Nhưng thông minh là gì? Mỗi người trong chúng ta lại có câu trả lời khác nhau, tùy theo sở học và quan niệm cá nhân. Có quan niệm cho người thông minh là người hiểu biết được nhiều chuyện hoặc là người có khả năng giải quyết đa số các vấn đề khó khăn; hay là người cótài phát minh sáng chế ra những điều mới lạ v.v... Tất cả các câu trả lời trên đều đúng, nhưng vì đúng quá nhiều, nên chưa có câu trả lời nào được coi là hoàn toàn. Tuy vậy, trong việc đi tìm một câu trả lời tổng quát, các khoa học gia cùng nhìn nhận có một mẫu số chung duy nhất của sự thông minh: Đó là trí nhớ.
Theo như phân loại của các chuyên gia, có tất cả ba loại trí nhớ. Thứ nhất là trí nhớ sinh hoạt (working memory), dùng ngay trong các sinh hoạt thường ngày như nói chuyện hay làm việc. Thí dụ như dùng để nghe giảng bài học hay để nhớ tên khách hàng trong lúc mua bán, và còn có tên khác rất quen thuộc là trí nhớ tạm thời hay ngắn hạn (short-term memory). Loại thứ hai là trí nhớ quy nạp (declarative memory), như cây chuối sau vườn nhà lúc còn bé, hay những bài học vỡ lòng. Đây là loại trínhớ dài hạn, còn được gọi là ký ức (long-term memory), rất quan trọng cho sự thông minh, được dùng rất nhiều trong lúc suy nghĩ, tính toán để quyết định làm gì, hay làm bằng cách nào. Sau cùng là trí nhớ thường trực (procedural memory), dùng để nhớ những động tác hay hành động có tính cách lập lại nhiều lần, và đôi khi có tác dụng gần giống như tính phản xạ tự nhiên. Thí dụ, như đi băng ngang qua đường, chúng ta tự động nhớ là phải nhìn cả hai bên trái và phải; hoặc đưa tay lên chống đỡ gạt đi nếu có vật lạ xâm phạm vào cơ thể.
Trước khi bắt đầu đi sâu vào chi tiết, người viết cũng xin xác định cho rõ để tránh sự hiểu nhầm, nếu có: trí nhớ chỉ mới là điều kiện "cần thiết", nhưng "chưa đủ" để bảo đảm có sự thông minh hay không. Nói cách khác, người thông minh cần phải có trí nhớ tốt, nhưng người có trí nhớ tốt chưa hẳn là người thông minh!
Vận hành của nghe và thấy trong não bộ[sửa]
Sự thông minh nào bao giờ cũng phải cần có thời gian để học tập hay huấn luyện. Không hề có cái chuyện gọi là "Thông minh vốn sẵn tính trời" nào cả. Đó chỉ là cách nói bóng gió của văn chương thi phú mà thôi. Còn như nếu hiểu "tính trời" theo thực tế, thì chỉ có vấn đề thuộc về di truyền học. Nghĩa là cơ cấu não bộ của những đứa bé mới sinh ra đời tùy thuộc vào sự di truyền từ đời trước khá nhiều, và chắc chắn là không giống nhau về "phẩm" cũng như "lượng". Nhưng dù con người sinh ra như thế nào thì cũng cầncó sự giáo dục và huấn luyện mới có được trí thông minh, và dĩ nhiên bằng phương pháp nào thì cũng phải qua hai cơphận chính là mắt thấy và tai nghe. Xin bắt đầu bằng "nghe" trước:
Ấm thanh từ màng nhĩ sẽ được chuyển vào "vùng thu âm sơ khởi" (primary auditory area, số 1), tại đây quyết định giữ lại tín hiệu nào cần và không cần. Tất cả tín hiệu trong vùng số 1 nói trên chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, và sẽ mất đi sau thời hạn khoảng chừng hai giây, nếu không được xử dụng sau đó.
Tiếp theo, các tín hiệu sẽ được chuyển vào trung tâm xử lý, còn gọi là trung tâm Wernicke (số 2). Ngay tại đây tín hiệu sẽ được xử lý và đổi qua ngôn ngữ riêng của não bộ, một hình thức ngôn ngữ có thể phỏng đoán tương tự như dạng mã số (digital coding) của máy vi tính, tuy chưa có ai biết rõ như thế nào.
Sau khi xử lý xong, biết phải làm gì rồi, thì tín hiệu mã số sẽ được chuyển qua vùng Broca (số 3), coi như chỗ phát xuất mệnh lệnh cho vùng cơ năng (motor area) (số 4), rồi từ đó sẽ truyền lệnh chi tiết ra cho giác quan, hay chân tay để thi hành mệnh lệnh. Đồng thời, cũng do từ quyết định của trung tâm xử lý, mã số đó cũng có thể được sao chép và lưu giữ tạm thời trong các vùng não xung quanh (Parietal lobes), hay chuyển lên vùng thùy não (Frontal lobes) đóng vai trò bộ nhớ thường trực, ở những vị trí của tế bào nhớ còn trống chỗ gần nhất.
Sau một vài giờ hay vài ngày, các mã số mà bây giờ có thể gọi là ký ức (hay trí nhớ) sẽ bị mất dần theo thời gian nếu cường độ quá yếu. Ngược lại sẽ giữ rất lâu, nếu cường độ vẫn còn rất mạnh do chủ nhân vô tình hay cố ý ghi nhớ "suốt đời". Nên nhắc thêm đây, khi muốn nhớ lâu một vấn đề gì, chúng ta thường ôn lại hay nghĩ tới nó nhiều lần. Chính nhờ ôn lại nhiều lần như vậy đã làm tăng cường độ của mã số trong bộ nhớ, giống như ta dùng bút vẽ tô đi tô lại nhiều lần để làm cho nét vẽ đậm ra. Trường hợp vô tình là do một biến cố quan trọng nào đó xảy ra ngoài ý muốn. Giả sử trường hợp bộ nhớ không còn chỗ nào trống, thì các tín hiệu mã số vào sau sẽ dùng luật thiên nhiên "mạnh được yếu thua", chiếm đóng và dĩ nhiên là xóa đi mã số cũ, giống như việc thu chồng lên hay xóa đi băng nhạc cũ.
Tương tự như trên cho hình ảnh hay thị giác, bắt đầu bằng những tín hiệu hình ảnh từ võng mô của mắt, được chuyển đến "vùng thu hình sơ khởi" (Primary visual area) nằm phía sau ngay trên ót (số 5), và được chọn lọc trước khi đưa qua cho vùng "Thông dịch" (người viết gọi tên theo nhiệm vụ, tên Y khoa là Angular gyrus, số 6). Vùng này có nhiệm vụ đặc biệt giống như bộ từ điển là đổi các tín hiệu hình ảnh ra thành mã số của ngôn ngữ hay tiếng nói. Đây là chi tiết rất quan trọng của ngôn ngữ mà chúng ta ít để ý: Tất cả các hình ảnh và ý tưởng đều phải được chuyển qua dạng mã số tín hiệu của ngôn ngữ, trước khi được xử lý! Thí dụ, khi nhìn thấy "cái máy bay" trên trời, thì tín hiệu hình ảnh đó sẽ được chuyển vào vùng nói trên, và lập tức sẽ được thông dịch cho ra mã số của âm thanh tiếng nói và kế tiếp là hàng chữ "cái máy bay" trong đầu, trước khi chuyển qua cho vùng Wernicke (số 2) xử lý.
Tóm lại, ký ức hay trí nhớ, dù là từ hình ảnh, âm thanh hay mùi hương thơm v.v. sẽ được giữ lại và để dành đâu đó trong não bộ dưới dạng chính là mã số của ngôn ngữ. Trung tâm Wernicke (số 2) đóng vai trò chủ chốt để xử lý các mã số ngôn ngữ đó, cũng như quyết định lưu giữ lâu dài hay bỏ qua cho quên và tự xóa đi. Theo tài liệu tham khảo 2, trung tâm Wernicke có thể chứa một lúc trung bình là 7 sự việc khác nhau để xử lý, trong vòng một phút là tối đa, và sẽ bị mất nếu không dùng đến! Chính vì các yếu tố quan trọng nói trên, cho thấy nổi bật vai trò của ngôn ngữ đối với trí nhớ nói chung, trí tuệ hay sự thông minh nói riêng, mà người viết sẽ đưa ra minh chứng cụ thể trong các trang kế tiếp sau đây.
So sánh hai cách viết tiếng Việt[sửa]
Khả năng thu nhận kiến thức[sửa]
Chúng ta đã biết rõ ngôn ngữ là một quy ước về âm thanh để con người giao tiếp với nhau trong xã hội. Ngay từ lúc còn bé tập nói, chúng ta đã được dạy (hay huấn luyện) tiếng Việt từng chữ một, và đọc hay nói từng âm một, nên thành thói quen. Từ đó, não bộ của chúng ta cũng đã được huấn luyện "quen" xử lý giống như vậy, sẽ chừa một khoảng trống sau khi tiếp thu một âm, giống y như chừa một khoảng trống giữa hai chữ Việt khi đánh máy.
Trong phần này người viết sẽ dùng một "thí nghiệm" tương đương để so sánh, và phỏng đoán mức độ khác nhau về số lượng thông tin tối đa, tiếp thu được giữa hai cách viết tiếng Việt. Giả sử là các tín hiệu của ngôn ngữ cũng có dạng gần giống hay tương đương với tín hiệu máy vi tính.
Dùng một đoạn văn tiếng Việt viết rời như hiện nay, sau khi sao lại và bỏ vào hồ sơ tên là A. Mở hồ sơ thứ hai tên là B, và dùng đề nghị sửa đổi cách viết tiếng Việt 2020, để nối lại những danh từ và động từ kép (hay những từ cần có hai chữ mới đủ nghĩa, như bài viết này làm thí dụ 3). Để tránh những sai số quá lớn do ít "Bytes", người viết đã sao lại đoạn văn trong hồ sơ A thành nhiều lần cho tới con số là 250, vừa đủ một trăm trang. Cũng làm tương tự như vậy cho hồ sơ B, sao lại thành gấp 250 lần, và chỉ chiếm có hơn 94 trang. Kết quả cho thấy cách viết nối liền chữ tiết kiệm được khoảng 5% dung tích, hay khoảng trống chứa thêm dữ kiện thông tin.
Nói một cách khác cho cụ thể hoá vấn đề, nếu giả sử có hai anh em sinh đôi A và B, với cấu trúc não bộ gần như hoàn toàn giống nhau, đọc hai hồ sơ theo hai cách viết khác nhau như trên trong cùng một thời hạn, thì B sẽ có khả năng tiếp thu nhiều dữ kiện hơn A đến hơn 5%. Một chi tiết nên biết là hai vùng tiếp thu tín hiệu sơ khởi của nghe (số 1), và thấy (số 5), đều bị hạn chế về dung tích hay số lượng, và thời gian lưu trữ tín hiệu chỉ trong vòng 2 giây.
Khả năng xử lý kiến thức (hay học hỏi)[sửa]
Bây giờ xin nói đến ảnh hưởng của ngôn ngữ trong sự học, hay khả năng tiếp thu và giữ lại những hiểu biết do từ ngũ quan đưa lại, trong phạm vi chính được giới hạn bởi hai động tác nghe và thấy.
Có thể đây là một trùng hợp ngẫu nhiên, nếu so sánh giữa cách xử lý của máy vi tính và não bộ con người. Cả hai bên có rất nhiều điểm gần giống nhau như rập khuôn! Tuy nhiên, theo nhận xét của người viết thì chẳng có gì là ngẫu nhiên cả, vì con người đã cố tình chế tạo ra máy vi tính theo đúng hay rập khuôn lề lối suy nghĩ của não bộ. Bởi vậy nên mới có những nghiên cứu về "thông minh nhân tạo" (artificial intelligence).
- Lấy thí dụ trên của em A trước, và giả sử A nghe thầy nói "Trường đại học" theo cách nói hiện giờ. Do bởi được "huấn luyện" ngay từ nhỏ, tiếng Việt nói theo đơn âm từng chữ một, nên khi các tín hiệu của 3 chữ trên được đưa vào vùng xử lý số 2 (Wernicke), cũng phải bị ngăn cách ra thành 3 âm riêng. Sau đây là diễn tiến đơn giản nhất để giải thích việc xử lý ngôn ngữ, giống như một đoạn phim được chiếu lại thật chậm:
-
- Mã số tín hiệu "Trường" vào trước sẽ được đưa vào bộ nhớ để kiếm. Sau khi kiếm gặp rồi thì não bộ cho thấy chưa đủ nghĩa! Trường...gì?
-
- Phải lấy thêm! Lập tức chữ "đại" được đưa vào tiếp theo thành "Trường đại". Vẫn chưa rõ nghĩa (vì bộ từ điển trong não không có nghĩa nào cho hai chữ "Trường đại" cả!)
-
- Phải lấy thêm! Chữ "học" đưa vào nhập thành "Trường đại học". A! Đúng mã số cho ra nghĩa rồi! Ngay lập tức trong đầu của A sẽ xuất hiện hàng chữ "Trường đại học" (nên nhớ là cho đến thời điểm đó A chỉ nghe có tiếng nói mà thôi), và liền theo sau hình ảnh của một khu trường học có nhiều người lớn hơn A đi học sẽ chớp lên đâu đó trong tiềm thức, giúp cho A hiểu nghĩa luôn. Hình ảnh mà A thấy được, với chữ viết và tiếng nói, là do những gì em đã được "dạy" lần đầu, hay do sự "hướng dẫn chỉ bảo" và đã được ghi trong bộ nhớ. Dĩ nhiên, là hình ảnh "Trường đại học" của một em sinh ở Sài Gòn chắc phải khác với em sinh tại Cali!
- Bây giờ xét đến trường hợp của B. Giả sử em được "huấn luyện từ nhỏ" theo cách viết mới, nối liền nhau những từ kép hay một nhóm chữ. Vùng số 2 của B chỉ "bắt đầu" xử lý khi các mã số đưa vào bị gián đoạn bởi một khoảng trống. Như vậy, chỉ khi nào ba tín hiệu "Trường đại học" vào hết rồi, thì vùng số 2 của B mới ra lệnh "cho phép" chạy đi tìm từ điển, và mọi thủ tục về sau cũng giống y như là của A. Kết quả cho thấy, dù tất cả các xử lý của não bộ nhanh gần như với vận tốc ánh sáng, nhưng thực tế thì A bao giờ cũng xử lý hay tiếp thu sự hiểu biết chậm hơn B. Một thí dụ cho dễ hiểu, nếu các nhà hàng để ba vật dụng là dao, muỗng, và nĩa chung nhau trong cái khăn, thì chắc chắn sẽ giúp cho người chạy bàn tiết kiệm thời gian rất nhiều, thay vì phải lấy từng cái một.
Tương tự như vậy cho khả năng nhìn thấy, và yếu tố quan trọng nhất là việc đọc sách (hay học bài). Tuy về hình ảnh không có chừa khoảng trống như ngôn ngữ, nhưng như đã nói ở trên, tất cả hình ảnh nhìn thấy cũng phải được chuyển qua mã số ngôn ngữ của não bộ trong vùng số 2 để xử lý! Vậy là cuối cùng nhịp độ xử lý về thị giác của A cũng chậm hơn B theo tỷ lệ giống như của thính giác.
Kết quả so sánh giữa hai cách viết[sửa]
Trong phần trình bày trên chúng ta đã có dữ kiện để biết sơ qua về cách thức xử lý tín hiệu thông tin của não bộ, cũng như thấy rõ có sự khác nhau về mức độ nhanh chậm của hai cách viết. Phần sau đây sẽ tiếp tục phân tích chi tiết và đi sâu vào vấn đề ảnh hưởng của ngôn ngữ đối với trí tuệ.
Ở hai vùng tiếp thu sơ khởi nghe và thấy, chúng ta đã biết có sự khác nhau về số lượng tín hiệu tiếp nhận, ước chừng là 5% do khoảng trống của cách viết rời hay đơn âm, so với cách viết nối liền hay đa âm. Nhưng dám chắc chưa quan trọng cho bằng ở vùng số 2 (Wernicke), nơi xử lý các tín hiệu và cũng là chủ đích của bài viết này. Vận tốc hay nhịp độ xử lý nhanh hay chậm ở vùng này mới là điều đáng nói, vì ngay cả người viết khi tìm hiểu ra, cũng phải ngạc nhiên trước những hậu quả thật sự nghiêm trọng của vấn đề.
Do từ cách xử lý khác biệt của hai cách viết A và B, nên thời gian dùng để hiểu lời nói hay đọc sách của A sẽ lâu hơn B. Lâu hơn bao nhiêu? Muốn biết, hãy thử làm một thí nghiệm khác để ước lượng thời gian thu nhận kiến thức giữa A và B.
Dùng đoạn văn ngay phía trên, bắt đầu bằng "Ở hai vùng tiếp thu sơ khởi... nghiêm trọng của vấn đề". Trong tổng số 117 chữ, có tất cả 37 cặp chữ viết liền nhau. Như vậy nếu não bộ của A phải đi "tìm từ điển" 117 lần, thì B chỉ cần đi tìm 80 lần. Tỷ lệ giữa 37/117 cho ra khoảng 31%. Tỷ lệ này được điều chỉnh và giảm bớt khoảng 5-6 %, do thời gian nhận mã số ngôn ngữ đa âm lâu hơn đơn âm một chút, tuy rất ngắn so với thời gian xử lý. Còn lại khoảng chừng 25%. Con số này cho thấy phỏng chừng trong cùng một thời gian, trung bình não bộ A chỉ xử lý 3 sự việc, trong khi B có thể xử lý đến 4 sự việc!
Thí nghiệm kiểm chứng[sửa]
Người viết có thêm một thí nghiệm cụ thể sau đây để kiểm chứng lại những gì đã nói ở trên. Dùng đối tượng cho thí nghiệm là nhờ bất cứ một người nào cũng được, và chỉ yêu cầu đối tượng nhớ một dãy số được ghi ra trên tờ giấy, trong vòng giới hạn thời gian là từ 3-5 giây. Thí nghiệm này gồm 2 phần A và B, và cách nhau ít nhất vài giờ hay một ngày, như sau:
Phần A: Ghi xuống giấy khoảng 8 con số như: 3 6 9 2 5 8 4 7. Sau khi canh chừng đồng hồ rồi thì đưa ra cho đối tượng xem trong khoảng 3-5 giây để nhớ. Sau thời hạn chấm dứt, yêu cầu đối tượng nói lại những con số vừa nhớ. Thí nghiệm trên được lập lại từ 3 đến 5 lần, với các số khác nhau. Xin ghi nhận số lần đối tượng nhớ đúng cả 8 số theo thứ tự như trên. Giữ lại kết quả tờ giấy, và chờ khoảng vài giờ hay qua ngày hôm sau, cho đối tượng quên hẳn đi.
Phần B: Cũng ghi xuống giấy khác những số trong phần A, nhưng ghép hai số kế bên nhau lại thành cặp: 36 92 58 47. Cũng cho đối tượng từ 3-5 giây và sau đó yêu cầu nói lại. Lập lại cùng một số lần thí nghiệm như A.
Kết quả nhận xét: Dám chắc rằng đối tượng sẽ nhớ đúng nhiều lần hơn trong thí nghiệm B, nếu so sánh với A. Lý do giải thích là hai thí nghiệm trên mô phỏng giống như hai cách viết tiếng Việt. Trường hợp A, vì đối tượng phải đọc từng con số nên sau 3-5 giây chỉ kịp nhớ thoáng qua mà thôi, và không có thời giờ để ôn lại, nên dễ quên. Ngược lại cho trường hợp B, đối tượng nhìn vào thì tự nhiên chỉ thấy có 4 lần để đọc và nhớ, vừa lẹ hơn nên có thời gian ôn lại trước khi hết thời hạn (thí nghiệm này chỉ nên dùng cho ai chưa biết gì, và chỉ một lần mà thôi).
Thật ra, thí nghiệm trên chỉ là một "mẹo vặt" để nhớ một dãy số khi cần, như bảng số xe hay số điện thoại, nhưng vô tình lại trùng hợp với những lý do cho thấy công dụng của cách viết nối liền hai chữ với nhau. Nếu để ý, thì thấy ngay người Mỹ cũng thường có thói quen áp dụng như trên, nhất là thích dùng chữ viết tắt (acronym). Thí dụ năm sinh là 1999 thì họ nói là 19 99, để tiết kiệm thời gian. Biết đâu đó là sản phẩm tự nhiên của trí thông minh!
Não bộ của Einstein[sửa]
Một trong những khoa học gia có may mắn xin được một chút mẫu "não bộ" hiến tặng cho thế giới khi Einstein qua đời, là bà Marian Diamond, giáo sư tại Berkeley 4. Bà cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu mẫu não của Einstein, và công bố một chi tiết đáng chú ý như sau:
Trong vùng số 9 (frontal lobe, tức vùng thùy trán), và vùng số 39 (parietal lobe, vùng bao gồm trung tâm Wernicke, số 2 trong hình), tỷ lệ của số dây thần kinh (neuron) đối với tế bào truyền (glial cell) của Einstein, cao hơn khá nhiều nếu so với 11 người đàn ông sống khoảng trung bình 64 tuổi, tuổi thọ của Einstein, và có trí thông minh bình thường. Bà giáo sư đã kết luận đó là bằng chứng cho thấy hai vùng não bộ trên của Einstein đã làm việc nhiều và mau hơn người bình thường, và có thể giải thích phần nào lý do tại sao ông thông minh hơn người!
Hệ quả của vấn đề[sửa]
Dám chắc sau khi biết được các con số sai biệt trên, có người sẽ cho rằng việc gì mà phải lo, càng chậm càng khỏe, đường nào cũng đi tới La Mã! Câu trả lời, đây không phải là vấn đề về thể xác như đi chơi hay chuyện ăn mặc. Đây là vấn đề thuộc trí tuệ hay sự thông minh, chậm ở đây sẽ là đồng nghĩa với kém thông minh, và đôi khi có thể lâm vào trường hợp giống như các pha đấu súng trên màn ảnh, chậm là chết! Sau đây là những minh chứng cụ thể cho lập luận vừa nói trên:
Chúng ta đã biết vùng số 2 đóng vai trò trung tâm xử lý các tín hiệu thu nhận từ cả hai vùng nghe và thấy. Đặc điểm chính của vùng này là chỉ có khả năng chứa một số lượng giới hạn tín hiệu trung bình tương đương với 7 sự việc, và thời gian lưu trữ tín hiệu khoảng chừng một phút. Do đó các trường hợp sau đây thường xảy ra:
-
- Giả sử A và B cùng nghe hai thầy giảng bài trong lớp, theo hai cách viết (hay nói) khác nhau, với nhịp độ là 4 hệ luận chứng minh cho một bài toán. Nếu B vừa nghe kịp và ghi xuống cả 4, thì A sẽ chỉ kịp nghe và ghi xuống có 3 hệ luận mà thôi, coi như A chưa ghi kịp bài học. Trường hợp này thường xảy ra rất nhiều, nhất là khi đang học mà bị chia trí vì chuyện khác ở bên ngoài chen vào. A bị coi như là kém thông minh hay chậm hiểu. Nếu trường hợp thầy giảng bài chậm hơn vừa đủ cho A hiểu, thì B sẽ có dư thời giờ để lập lại trong đầu và nhớ lâu hơn, trong khi A có thể hiểu nhưng dễ quên nếu không chịu học thêm ở nhà. Đằng nào thì B cũng có ưu thế hơn hẳn A, kể cả khi đọc sách. Chắc các vị cao niên còn nhớ tại sao thời xưa, khi phương tiện ấn loát bài vở còn thiếu thốn hay chưa có, việc học hành gặp khó khăn rất nhiều, vì ít ai có thể nghe thầy giảng bài mà hiểu liền. Một phần cũng bởi do vô tình vùng số 2 của quí vị đã quen xử lý chậm, do những từ đơn âm của tiếng Việt (xin nhắc lại, người viết chỉ nói chung cho tập thể, không kể đến những cán nhân xuất sắc).
-
- A bị chậm hơn khoảng 25% đã là thiệt thòi, nhưng nếu A phải lâm vào trường hợp gọi là bị "mất trí tạm thời" sau đây còn tệ hại gấp bội. Do phản ứng tự nhiên, thí dụ nếu vùng số 2 của A chỉ có khả năng xử lý 3 sự việc trong vòng 1 phút, thì vùng số 2 của A sẽ chỉ chịu nhận một lượng tín hiệu tương đương từ các vùng tiếp thu sơ khởi. Và như vậy, nếu vô tình vì một biến cố quan trọng nào làm trở ngại, chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng tín hiệu bị ứ đọng và "xóa mất" ở vùng số 1 và số 5, vì thời gian lưu trữ tín hiệu của các vùng sơ khởi chỉ có khoảng 2 giây (theo ngôn ngữ máy vi tính cho là bị phá hỏng hay "crash"). Giống y hệt như cảnh cả ngàn xe bị kẹt cứng ở xa lộ, chỉ vì có một xe bị hư máy phải chậm lại ở phía trước, trong khi số lượng xe ở phía sau vẫn tiếp tục chạy đến thật nhanh! Hiện tượng trên theo tâm lý còn gọi là bị "sảng hồn", hay nhẹ hơn là "quýnh quáng" không còn biết phải làm gì khi gặp cơn nguy biến, và những người càng "kém thông minh" thì càng dễ gặp. Dĩ nhiên, B cũng có thể bị như trên, nhưng chắc là ít hơn.
-
- Trong suốt cả đời người không thể tránh khỏi những khoảng khắc đối diện với tai họa hay nguy biến đang xảy đến. Thí dụ như đang lái xe giữa đường gặp phải con chó chạy ngang, hay bị kẻ bất lương hăm dọa v.v. Trong tích tắc chớp nhoáng của thời gian suy nghĩ cách giải quyết vấn đề đó, chậm suy nghĩ là có thể nguy đến tính mạng! Gặp những trường hợp nguy hiểm như trên, những người có vùng số 2 tốt có thể thấu hiểu ngay tình hình (đồng nghĩa với thông minh lanh lợi) thường giữ được bình tĩnh đối phó và có nhiều cơ hội thoát hiểm hơn là những người bị "quýnh quáng" mất bình tĩnh gây ra như trong trường hợp 2.
-
- Trong các cuộc hội họp hay thảo luận của người Việt thường xảy ra cãi vã, làm rối loạn trật tự do việc chẳng ai chịu nghe ai nói cả! Trừ một số những trường hợp có dụng ý hay chủ trương phá hoại, có ai ngờ rằng một phần nguyên nhân làdo vùng số 2 của các tham dự viên có vấn đề! Đây còn gọi là hiện tượng bị "chảy tràn" của trí nhớ ngắn hạn. Thí dụ, Diễn giả hay ông X có khoảng 4 vấnđề để trìnhbày, nhưng vùng số 2 của ông Y chỉ có thể xử lý hay tạm thời lưu trữ được tối đa là ba sự việc. Vì vậy nên khi ông X sắp tiếp tục vào vấn đề thứ tư, thì bị ông Y cắt ngang để xin phát biểu ý kiến phê bình nhắm vào 3 vấn đề vừa trình bày. Lý do, vùng số 2 của ông Y đã chứa tràn đầy các tín hiệu xử lý và đáp ứng, nếu nhận thêm tín hiệu mới vào sẽ xóa đi mất cái cũ. Phản ứng báo động "khẩn trương" trong tiềm thức cho biết không thể nhận thêm tín hiệu từ vùng số 2 được phát ra, làmcho ông Y phải quyết định lên tiếng phát biểu, dùcó biết rằng không nên làm như vậy! Kết quả thường xảy ra, Ông X sẽ phản đối vì bị cắt ngang, nhưng ông Y thì cứ thao thao xổ ra cho hết ý kiến, vì sợ để lâu sẽ quên đi! Nặng hơn nữa là trong khi đối thoại, vì trí nhớ ngắn hạn bị "chảy tràn", ông Y sẽ phản ứng tiêu cực bằng hành động không muốn nghe nói thêm gì nữa, và coi như là chấm dứt cuộc đối thoại!
Cộng đồng hay đoàn thể từ đó sẽ mang mầm mống của chia rẽ và hiềm khích(!?). Đó có thể là một trong những lý do chính, và cái giá phải trả vì do bệnh kém trí nhớ mà ra, nhưng có lẽ ít người hiểu rõ được nguồn gốc của vấn đề.
-
- Trở lại trường hợp so sánh của A và B, vì B có khả năng tiếp thu xử lý nhiều kiến thức hơn, nên có nhu cầu cần dùng nhiều tế bào bộ nhớ. Nếu A và B còn nhỏ tuổi và não bộ đang phát triển mạnh, thì chắc chắn bộ nhớ hay dung tích não bộ của B sẽ phát triển mạnh hơn A, theo đúng luật cung cầu trong thiên nhiên. Đó là "hiện tượng" tạm thời trong một thế hệ. Nếu cứ tiếp diễn mãi qua nhiều thế hệ, thì nó lại trở thành "bản chất" theo di truyền. Luật di truyền học này có thể được giải thích giống như câu nói chúng ta thường nghe " Con quan thì lại làm quan,...". Cụ thể minh chứng điều vừa nói là dân cư ở thành thị thường "lanh lợi" hơn ở nông thôn, vì nhờ tai nghe mắt thấy nhiều chuyện hơn, một hình thức trực tiếp huấn luyện não bộ do môi trường sinh sống mà ra.
Một dữ kiện đưa ra với sự dè dặt vì cần kiểm chứng lại, hình như "chỉ số trán" nói chung của người Việt thấp hơn so với trung bình của cả thế giới. "Chỉ số trán" này là tỷ lệ giữa khoảng cách từ chân tóc đến chỗ hai hàng mi mắt giao nhau, chia cho khoảng cách từ chân tóc đến cằm. Biết đâu nguyên nhân chính là từ ngôn ngữ mà ra(?), vì chỉ số này ít tùy thuộc vào việc dinh dưỡng hay chủng tộc. Mới cách đây vài tuần, các nhà nghiên cứu y khoa của viện Rotman, Toronto 5, đã phát hiện và khẳng định rõ phần não bộ to bằng trái bida, ở phía trên đỉnh đầu thuộc vùng trán, đóng vai trò của bộ nhớ "dài hạn" 6. Nhớ lại, chẳng phải là ngẫu nhiên mà khoa tướng số học Á đông cũng cho rằng những người có trán cao ráo và rộng rãi thì thiếu niên hiển đạt sớm, và được hưởng phúc đức của tổ tiên (phúc đức này phải được hiểu như là di truyền về thể xác cũng như sự giáo dục của gia đình). Phần trán nở rộng và cao thì chắc hắn là có trí nhớ "dài hạn" rất tốt, có lợi cho việc học hành thi cử, và dĩ nhiên là khả năng suy xét tốt đẹp trong nhiều vấn đề.
-
- Đa số các nước chậm tiến và nghèo khổ do vì chưa có một nền kinh tế ổn định và phát triển. Nhưng muốn có kinh tế vững mạnh, thì điều kiện tiên quyết là các cơ sở kinh doanh, hay xí nghiệp công cũng như tư, cần phải có nhiều nhà quản trị giỏi. Đặc điểm chung của một nhà quản trị giỏi, ngoài kiến thức và hiểu biết, thì vùng số 2 (Wernicke) phải có khả năng xử lý song song nhiều việc cùng một lúc, vì hàng ngày phải giải quyết cả chục vấn đề, có khi chỉ trong vài giờ. Trên là lý do giải thích tại sao người Việt thường yếu kém về khả năng quản trị, và biết đâu ngôn ngữ đã đóng vai trò của một trong những nguyên nhân chính(?).
-
- Sở dĩ người Việt học ngoại ngữ thường gặp rất nhiều khó khăn từ nghe cho đến nói, là vì do chúng ta đã quen với lối đọc và nghe theo đơn âm, trong khi đa số các ngoại ngữ khác đều thuộc dạng đa âm. Đi từ đơn giản đến phức tạp bao giờ cũng khó hơn là từ phức tạp đến đơn giản. Chưa nói đến việc phải du nhập những từ mới để làm giầu thêm cho ngôn ngữ, chỉ những danh từ chuyên môn về khoa học và kỹ thuật cũng đã là trở ngại chính cho việc giảng dạy và học tập rồi. Dám chắc không riêng gì ở hải ngọai mà hiện ở trong nước, nếu có dịp đọc những bài chuyên khảo về khoa học, hiện tượng "song ngữ" đã thấy xuất hiện nhiều và thường xuyên, vì tác giả tìm không ra từ Việt, kẹt quá nên xài luôn từ tiếng Anh (hay Pháp) trong bài! Nếu tiếng Việt được dùng như đa âm thì chắc chắn sẽ dễ dàng hơn trong việc soạn thảo thêm nhiều từ chuyên môn!
Kết luận[sửa]
Qua những gì đã được trình bày trên cơ sở nghiên cứu khoa học, thì sự tương quan giữa ngônngữ và trí tuệ không còn là giả thuyết nữa, mà là một thực tế. Đối với các dân tộc hiện có ngô nngữ theo đa âm tiết thì không đáng cho họ quan tâm để ý làm gì, bằng chứng là chưa hề có một chương trình khảo cứu quy mô nào "thuộc loại này" xuất hiện trên diễn đàn khoa học, nhất là ở phương tây. Cũng dễ hiểu và thông cảm, là vì cho đến nay khoa học vẫn chưa hiểu biết nhiều lắm sự vận hành của não bộ cho những phạm trù về tư tưởng, trí thông minh, hay khả năng sáng tạo. Lý do khác, không lẽ một nước tiến bộ ở Ấu Mỹ lại chịu bỏ tiền của và công sức tìm hiểu, để nói hay báo động cho các nước khác là: "Coi chừng! Ngôn ngữ của quý vị có thể có vấn đề!" Điều vừa nói phản ảnh đúng phần nào câu châm ngôn của người Việt mình: "Đèn nhà ai nấy rạng". Ngược lại, đối với các nước hiện có ngôn ngữ thiên về đơn âm hay có nhiều từ đa âm tiết do ghép lại mà thành như tiếng Việt, thì không những vấn đề có tầm quan trọng quốc gia, mà còn là "khẩn trương" và "bức xúc" của cả dân tộc. Không phải chờ đến thế kỷ này, xuất hiện cho thấy cái gọi là nền "kinh tế tri thức", thì con người mới cần đến trí tuệ(?). Lịch sử đã chứng minh từ lâu rồi: Quốc gia có hưmg vong, dân tộc có trường tồn, đất nước có văn minh tiến bộ hay không là tùy thuộc vào chỉ một mình "nó" thôi! Nó đây chínhlà trí tuệ, mà như đã minh chứng, chịu ảnh hưởng không ít của ngôn ngữ hay tiếng nói của dân tộc đó.
Vấn đề thay đổi cách viết hay ngôn ngữ sẽ không dễ dàng và thoải mái, và chắc rằng nếu có thực hiện ngay bây giờ, thì phải cần một thời gian vài chục năm trở lên mới thấy được kết quả.
Đa số chúng ta có thể sẽ không thấy hết những thành tựu của việc làm. Tuy nhiên, lợi ích thực tế trước mắt nếu bắt đầu làm bây giờ cho mọi người Việt là chúng ta sẽ có cơ hội để "tái huấn luyện" hay tập cho não bộ hoạt động tích cực nhiều hơn, nhất là cho các vị lớn tuổi. Trong vòng vài năm qua, đã có nhiều khảo cứu chứng minh rằng não bộ vẫn tiếp tục phát triển về phẩm chất và một ít số lượng các tế bào thần kinh, bất kể ở vào tuổi tác nào. Thống kê cũng cho thấy những vị cao niên nếu năng luyện tập trí óc, bằng các trò chơi có suy nghĩ nhiều hay do từ công việc làm, sẽ kéo dài tuổi thọ lâu hơn là những vị ngồi không hay chỉ biết vui thú điền viên.
Sau hết, và cũng là chủ đích của việc thay đổi, chính là nhắm vào thế hệ của những đứa bé vừa mới hay sắp được sinh ra đời, vì theo lẽ tự nhiên, tất cả đều bị bắt buộc phải học ngôn ngữ thứ nhất hay tiếng mẹ đẻ. Cho nên, nếu những kết quả nghiên cứu trên đúng như đã chứng minh, thì có thể nói mà không sợ sai lầm, đó là món qùa vô giá mà chúng ta có thể mang đến cho những mầm non, tương lai của dân tộc.
Quý vị chủ nhiệm, chủ bút các phương tiện truyền thanh và truyền thông; Quý vị lãnh đạo các cơ sở hội đoàn giáo dục và văn hóa; cùng quý độc giả, xin hãy cùng nhau tiếp tay, khởi đầu cuộc hành trình mang lại giấc mơ thịnh vượng và tiến bộ trong thiên niên kỷ mới này cho dân Việt.
Ghi chú[sửa]
- 3Bài viết này đã được biên tập lại theo đúng văn phong tiếng Việt chuẩn khi đăng lại trên Thư viện Khoa học. Lưu ý rằng vị trí một số chú thích trong bài đăng trên Thư viện Khoa học đã được thay đổi lại so với bài gốc, do có vẻ tác giả đã ghi thứ tự chú thích không lần lượt và chính xác. Để đọc bài viết gốc được lưu trữ tại http://www.vny2k.com/vny2k/Ngonngu&Tritue.htm.
Bản quyền[sửa]
Nguyễn Cường (Sacto tháng 2, 2001) và Diễn đàn tiếng Việt VNY2K.
Tham khảo[sửa]
- 1Sửa đổi cách viết chữ Việt, dchph, http://www.vny2k.com, 2000.
- 2John O.E. Clark, The Human Body, Arch Cape Press, NewYork, 1989.
- 4Silvia H Cardoso, Why Einstein was a genius, Brain & Mind, Elec. Magazine on Neuroscience, 2000.
- 5Donald Stuss, director of the Rotman Research Institute, Toronto. 2/2001.
- 6Diana W. Molavi, Neuroscience Tutorial. The Washington U., School of Medicine.