Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn đầy hơi
Từ VLOS
Cơ thể con người sản sinh từ 0,5 đến 1,4 lít khí mỗi ngày từ thức ăn, nước uống và không khí nuốt vào bụng.[1] Cơ thể sau đó sẽ chuyển khí này thành ợ hơi hoặc đầy hơi bằng trực tràng. Có lúc người bị đầy hơi cảm thấy đau bụng và xấu hổ. Biết cách giảm đầy hơi sẽ giúp dạ dày của bạn trở lại bình thường. Hãy đọc tiếp để học cách phòng tránh đầy hơi.
Mục lục
Các bước[sửa]
Thay đổi thói quen ăn uống[sửa]
-
Xác
định
thực
phẩm
làm
bạn
đầy
hơi.
Có
thể
bạn
đã
biết
loại
thực
phẩm
làm
bạn
đầy
hơi,
nhưng
nếu
không,
hãy
bắt
đầu
ghi
lại
những
thứ
mà
bạn
ăn
để
xác
định
loại
thực
phẩm
nào
gây
đầy
hơi.[2]
Khi
xác
định
được
thực
phẩm
làm
bạn
đầy
hơi,
hạn
chế
tiêu
thụ
những
thực
phẩm
đó
hoặc
tuyệt
đối
tránh
xa
chúng.
Một
vài
loại
thực
phẩm
sản
sinh
ra
nhiều
khí
bao
gồm:[3]
- Các loại rau như hoa lơ xanh, bắp cải Brussels, bắp cải và hoa lơ trắng.
- Đậu và các loại đậu đỗ.
- Hoa quả như đào, lê và táo tươi.
- Toàn bộ các sản phẩm từ lúa mạch và cám lúa mạch.
- Trứng.
- Nước uống có ga, nước quả, bia và rượu đỏ.
- Đồ ăn chiên rán và nhiều chất béo.
- Thức ăn và đồ uống có nhiều đường fructoza.
- Đường và những chất thay thế đường.
- Sữa và các sản phẩm bơ sữa.[3]
- Ăn chậm. Ăn quá nhanh làm bạn nuốt nhiều không khí, điều có thể dẫn đến đầy hơi. Để ngăn tác dụng phụ này, hãy ăn từ từ. Nhai kỹ thức ăn và cắn chậm lại để làm chậm quá trình ăn và giảm lượng khí bạn nuốt vào bụng.[2]
- Đánh răng giữa các bữa ăn thay vì nhai kẹo cao su hay kẹo bạc hà. Nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo bạc hà hoặc các loại kẹo cứng sẽ khiến bạn nuốt nhiều khí hơn, gây ra đầy hơi. Thay vì vậy, thử đánh răng giữa mỗi bữa ăn để giảm lượng khí nuốt vào bụng. [3]
- Uống nước từ cốc, mà không dùng ống hút. Uống bằng ống hút sẽ làm tăng lượng khí bạn nuốt vào và dẫn đến đầy hơi. Thay vì sử dụng ống hút hãy uống trực tiếp từ cốc.[3]
- Bảo đảm răng bạn khít. Hàm răng không khít có thể làm bạn nuốt nhiều không khí khi ăn và uống. Nếu răng bạn không khít, hãy lên lịch gặp nha sĩ để chỉnh lại hàm răng của mình.[3]
Sử dụng chất bổ sung và thuốc[sửa]
-
Sử
dụng
các
loại
thuốc
không
kê
toa
để
ngăn
ngừa
đầy
hơi.
Có
nhiều
loại
thuốc
chống
đầy
hơi.
Gas-X,
Maalox,
Mylicon
and
Pepto-Bismol
chỉ
là
một
vài
trong
số
rất
nhiều
loại
thuốc
giúp
bạn
ngăn
đầy
hơi.
Trao
đổi
với
bác
sĩ
nếu
bạn
không
chắc
nên
chọn
loại
thuốc
nào
hoặc
sản
phẩm
bạn
đang
sử
dụng
không
hiệu
quả.[4]
- Khi lựa chọn thuốc, hãy chọn loại thuốc có chứa simethicone. Đây là thành phần làm giảm đầy hơi bằng việc phá vỡ các bong bóng khí.[5]
- Thêm Beano vào thức ăn để ngăn đầy hơi. Beano có chứa chất alpha-galactosidase, giúp ngăn đầy hơi. Trong thử nghiệm lâm sàng, những người tiêu thụ thức ăn có thuốc Beano giảm đầy hơi đáng kể so với những người tiêu thụ thức ăn không có Beano.[6]
- Thử sử dụng than hoạt tính. Một vài nghiên cứu cho thấy than hoạt tính có thể ngăn đầy hơi tuy nhiên các nghiên cứu khác lại cho thấy nó không có hiệu quả. Vì than hoạt tính là chất bổ sung tự nhiên, bạn có thể cân nhắc thử xem liệu nó có giúp ngăn đầy hơi hay không.[7]
-
Thử
sử
dụng
chlorophyllin
(diệp
lục).
Chlorophyllin
là
chất
hóa
học
được
tạo
ra
từ
chlorophyll,
nhưng
nó
không
hoàn
toàn
giống
chlorophyll.
Một
vài
nghiên
cứu
gợi
ý
rằng
sử
dụng
chlorophyllin
có
thể
giúp
giảm
đầy
hơi
ở
người
già,
tuy
nhiên
không
đủ
bằng
chứng
cho
thấy
điều
này
có
hiệu
quả.
Bạn
có
thể
thử
sử
dụng
chlorophyllin
để
xem
liệu
nó
có
giúp
ngăn
đầy
hơi
không.[8]
- Không sử dụng chlorophyllin nếu bạn đang có thai. Không có đủ thông tin về chlorophyllin để khẳng định nó an toàn khi sử dụng trong quá trình mang thai.
Thay đổi phong cách sống[sửa]
- Bỏ thuốc lá. Bên cạnh những tác động tiêu cực đến sức khỏe, hút thuốc làm bạn hít thêm không khí, khiến bạn bị đầy hơi. Ngừng hút thuốc để giảm lượng khí bạn nuốt vào và ngăn đầy hơi.[3]
- Thư giãn hàng ngày. Căng thẳng và lo lắng có thể làm bạn bị đầy hơi, vì vậy điều quan trọng là đưa hoạt động thư giãn vào lịch trình hàng ngày của bạn. Thử tập thiền, yoga, hoặc các bài tập hít thở sâu để giảm đầy hơi do căng thẳng và lo lắng.[3]
- Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kê toa nếu bạn thấy chế độ ăn hay các loại thuốc không kê toa hỗ trợ tiêu hóa không giải quyết được vấn đề đầy hơi của bạn. Các rối loạn thể chất như hội chứng ruột kích thích (IBS), tiểu đường và bệnh đường ruột sẽ gây triệu chứng đầy hơi dù bạn có nỗ lực thế nào trong việc giảm khí trong ruột. Bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giúp bạn đối phó với IBS và các bệnh mãn tính khác.[9]
Lời khuyên[sửa]
- Đừng ngủ ngay sau bữa ăn.
- Rau và quả tươi có thể gây đầy hơi với những người thường chỉ ăn thực phẩm chế biến sẵn. Điều này sẽ giảm dần sau vài ngày. Đừng bỏ qua hoa quả và rau vì nỗi sợ đầy hơi. Chúng rất quan trọng cho sức khỏe nên đừng loại chúng ra khỏi bữa ăn của bạn.
Cảnh báo[sửa]
- Cơn đau tim cũng có có cảm giác giống cơn đau do đầy hơi. Nếu bạn bạn có những cơ đau mãnh liệt ở ngực hay bụng kéo dài hoặc nặng thêm, liên lạc với bác sĩ, phòng cấp cứu hoặc gọi đến số cấp cứu tại nơi bạn ở. Đừng mạo hiểm với tính mạng của mình!
-
Nếu
bạn
có
bất
kỳ
triệu
chứng
nào
sau
đây,
bạn
cần
gặp
bác
sĩ.
- Chuột rút mạnh ở cơ bụng
- Thay đổi đột ngột hay kéo dài thói quen đại tiện
- Tiêu chảy hay táo bón nghiêm trọng
- Đại tiện ra máu
- Sốt
- Buồn nôn
- Nôn
- Đau và trướng bụng
- Khi sử dụng thuốc giảm nồng độ axit hay chống đầy hơi, luôn luôn đọc hướng dẫn. Chắc chắn rằng bạn sử dụng đúng liều lượng!
- KHÔNG tự ý ngừng sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn nào trước khi tham vấn bác sĩ! Việc này rất nguy hiểm và trong vài trường hợp có thể dẫn tới tử vong!
- Nếu bạn định sử dụng thuốc giảm nồng độ axit hay chống đầy hơi trong khi bạn đang dùng thuốc do bác sĩ kê đơn, hay kiểm tra với bác sĩ hay dược sĩ trước! Thuốc giảm nồng độ axit hay chống đầy hơi thường ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại thuốc kê đơn.
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/health/diseases_conditions/hic_Gas
- ↑ 2,0 2,1 http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/gas/Pages/ez.aspx
- ↑ 3,0 3,1 3,2 3,3 3,4 3,5 3,6 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739
- ↑ http://www.webmd.com/drugs/condition-3232-Gas%20%20Flatulence%20.aspx?diseaseid=3232
- ↑ http://www.webmd.com/digestive-disorders/tc/gas-flatus-topic-overview
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/7964541
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-269-ACTIVATED+CHARCOAL.aspx?activeIngredientId=269&activeIngredientName=ACTIVATED+CHARCOAL&source=0
- ↑ http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-626-chlorophyllin.aspx?activeingredientid=626&activeingredientname=chlorophyllin
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gas-and-gas-pains/in-depth/gas-and-gas-pains/art-20044739