Ngăn sỏi thận tái phát

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn Sỏi Thận Tái phát)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Có thành phần bao gồm các khoáng chất và muối axít, sỏi thận là các hạt tinh thể cứng hình thành bên trong thận. Nếu sỏi đủ lớn chúng sẽ không thể thoát ra ngoài và gây đau dữ dội. Những người từng mắc bệnh này trong quá khứ cần biết cách phòng ngừa sỏi tái phát, vì khả năng tái hình thành sỏi lên tới 60-80%.[1]

Các bước[sửa]

Xác định loại Sỏi thận[sửa]

  1. Bạn phải nhờ bác sĩ tìm ra cụ thể loại sỏi nào trước đây bạn từng có. Điều này rất quan trọng vì chỉ khi biết được loại sỏi bạn mới có cách phòng ngừa cụ thể. Phải chắc chắn bác sĩ đã kiểm tra tuyến cận giáp để loại trừ khả năng đây là yếu tố tham gia vào quá trình hình thành sỏi thận.[2]
    • Sỏi canxi hình thành do lượng canxi dư thừa tích tụ ở thận và không thể thải hết ra ngoài qua đường nước tiểu. Sau đó nó kết hợp với các chất cặn khác để tạo thành sỏi. Loại sỏi canxi điển hình nhất là canxi oxalat và đây cũng là loại phổ biến nhất. Sỏi canxi phốt-phát không phổ biến bằng nhưng gây nhiều rắc rối hơn vì chúng hình thành với kích thước lớn và cứng hơn, vì thế đương nhiên rất khó trị.
    • Sỏi struvite hình thành sau khi nhiễm trùng đường tiểu và có cấu tạo từ magiê và amoniac.
    • Sỏi axít uric sinh ra khi trong thận có quá nhiều axít. Giảm ăn thịt có thể ngăn chặn hình thành các loại sỏi này, vì sỏi thận thường có liên quan tới bệnh gút nên cũng phản ứng tương tự với cách điều trị bệnh gút.
    • Sỏi cystin không phổ biến nhưng có khuynh hướng di truyền trong gia đình. Cystin là một amino axít và một số người thừa hưởng lại rất nhiều chất này từ thế hệ trước.
  2. Xem xét rủi ro trong tương lai. Những người đã từng có sỏi thận thì cũng có nguy cơ tái phát bệnh cao hơn. Bạn nên xem xét các yếu tố rủi ro mà có thể mình chưa biết, bằng cách tải về ứng dụng sau để đánh giá nguy cơ sỏi thận tại đường link http://www.qxmd.com/calculate-online/nephrology/recurrence-of-kidney-stone-roks. Sau đó bạn nên thảo luận thêm với bác sĩ về các nguy cơ này.
  3. Tư vấn với bác sĩ. Tùy vào loại sỏi thận bạn từng có, tuổi tác, giới tính và tiền sử bệnh gia đình, bác sĩ có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch giảm rủi ro tái hình thành sỏi thận. Chủ yếu bạn phải thay đổi chế độ ăn, uống nhiều nước và trong một số trường hợp phải dùng thuốc hoặc phẫu thuật (nhưng chỉ áp dụng cho những ca cụ thể).[3]

Ngăn Sỏi thận bằng Chế độ Ăn[sửa]

  1. Uống nhiều nước hơn. Nước giúp bài tiết chất thải là nguyên nhân hình thành sỏi thận. Bạn có thể uống các loại chất lỏng khác nhưng nước là tốt nhất. Nước có tác dụng rửa trôi nên ngăn ngừa hình thành sỏi mà không đưa vào thận bất kì chất nào khác như đường, natri, hay thành phần khác có trong các loại thức uống. Uống ít nhất 8 cốc nước (250 ml/cốc) mỗi ngày. Tránh thức uống chứa caffein vì chúng làm khô thay vì cung cấp nước cho cơ thể. Lượng nước tiểu mỗi ngày khoảng 2 lít là tối thiểu và phải có màu vàng thật nhạt.[1]
  2. Tránh ăn muối. Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận là nước tiểu quá đậm đặc. Muối làm cơ thể mất nước và do đó khiến nước tiểu có nồng độ cao hơn. Nếu bạn thật sự thích ăn mặn thì phải dung hòa tác dụng của nó bằng cách uống nhiều nước sau khi ăn.[4]
  3. Giảm ăn thịt. Protein động vật làm nước tiểu đậm đặc nên cũng là yếu tố cần tránh. Chất thải từ protein đi vào nước tiểu và tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.[1]
  4. Tiêu thụ nhiều chất xơ hơn. Một số nghiên cứu chứng minh chất xơ không hòa tan kết hợp với canxi trong nước tiểu và đào thải ra ngoài trong phân, do đó giảm lượng canxi sót lại trong nước tiểu. Nguồn thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm:[3]
    • Ngũ cốc nguyên hạt như yến mạch, cám, diêm mạch
    • Mận khô và nước ép mận khô
    • Rau có lá như bó xôi, củ cải Thụy Sĩ hay cải xoăn
  5. Cẩn thận với lượng oxalat tiêu thụ nếu bạn từng có sỏi canxi oxalat. Cách tốt nhất là bạn ăn cả canxi và oxalat trong cùng một bữa ăn, như vậy canxi và oxalat sẽ kết hợp với nhau ngay trong dạ dày thay vì chờ đến khi thận bắt đầu xử lý và chuyển hóa nó thành sỏi thận.[5]
    • Bó xôi, sôcôla, củ dền và đại hoàng đều có hàm lượng oxalat cao. Đậu, ớt chuông xanh, trà và đậu phụng cũng chứa oxalat.
    • Sữa, phô mai, nước cam ép bổ sung canxi và sữa chua là những thực phẩm chứa nhiều canxi mà bạn có thể ăn kết hợp với thực phẩm giàu oxalat.

Ngăn Sỏi thận bằng Thuốc và Phẫu thuật[sửa]

  1. Uống thuốc trị sỏi canxi. Các loại thuốc điển hình nhất là thuốc lợi tiểu nhóm thiazide hay hỗn hợp chứa phốt phát. Hydrochlorothiazide (một loại thuốc lợi tiểu nhóm thiazide) có tác dụng giảm lượng canxi tiết vào nước tiểu bằng cách giữ canxi lại trong xương, nhờ vậy giảm nguy cơ phát triển sỏi canxi. Thuốc này hiệu quả nhất khi bạn đồng thời điều chỉnh lượng muối tiêu thụ.[6]
  2. Nhờ bác sĩ kê thuốc loại trừ sỏi axít uric. Thuốc allopurinol (Zyloprim, Aloprim) duy trì tính kiềm của nước tiểu và giảm hàm lượng axít uric trong cả máu và nước tiểu. Đôi khi allopurinol có thể kết hợp với một tác nhân kiềm hóa nào đó để hòa tan hoàn toàn sỏi axít uric.[6]
  3. Uống kháng sinh trị sỏi struvite. Uống các đợt kháng sinh ngắn có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn tạo sỏi struvite hình thành trong nước tiểu. Thông thường bác sĩ không muốn bạn uống kháng sinh trong thời gian dài, nhưng chỉ cần liều ngắn cũng giúp ích đáng kể.[6]
  4. Co ngót sỏi cystin bằng cách kiềm hóa nước tiểu. Phương pháp này yêu cầu phải nhét ống thông đường tiểu và tiêm tác nhân kiềm hóa vào trong thận. Sỏi cystin thường phản ứng tốt với cách điều trị này, đặc biệt khi kèm theo đó bạn uống nhiều nước cả ngày lẫn đêm.[7]
  5. Kiểm soát hình thành sỏi canxi bằng phẫu thuật. Đây chỉ là lựa chọn nếu bạn mắc chứng cường tuyến cận giáp, nghĩa là tuyến cận giáp là nguyên nhân gây sỏi thận. Sỏi canxi có khả năng hình thành nếu bạn mắc bệnh này. Phẫu thuật cắt bỏ một trong hai tuyến cận giáp ở cổ có thể trị được bệnh và loại trừ nguy cơ sỏi thận.[2]

Lời khuyên[sửa]

  • Không phải lúc nào bạn cũng có thể tìm ra loại sỏi mà mình có trước đây. Sỏi có thể đã thoát ra ngoài mà không để lại dấu tích gì, hoặc kết quả xét nghiệm sỏi mất từ lâu. Tuy nhiên bạn vẫn có thể trị được sỏi, chỉ là phương pháp điều trị không tập trung lắm và kém hiệu quả hơn.[8]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây