Ngăn chặn chứng chóng mặt

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn chặn Chứng Chóng mặt)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Chóng mặt là cảm giác mọi thứ xung quanh quay cuồng hoặc chuyển động ngay cả khi bạn đang đứng yên. Sự choáng váng liên quan đến chứng chóng mặt đều dẫn tới buồn nôn, mất thăng bằng, ảnh hưởng tới khả năng nhận thức, và gây ra các biến chứng khác. Chứng chóng mặt có thể được chẩn đoán là chóng mặt tư thế kịch phát loại nhẹ (BPPV) hoặc nó có thể là triệu chứng của một bệnh tiềm ẩn nào đó. Để chữa trị chứng chóng mặt, ta cần tìm được nguyên nhân của nó và từ đó có cách điều trị thích hợp. Hãy đọc để tìm hiểu thêm về cách điều trị chứng chóng mặt.

Các bước[sửa]

Các phương pháp Điều trị đã Được chứng minh[sửa]

  1. Chẩn đoán. Đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây ra sự chóng mặt của bạn. Chóng mặt thường liên quan đến hai rối loạn tai trong là chóng mặt tư thế kịch phát loại nhẹ (BPPV) và bệnh Méniére, nhưng cũng có thể do một vài điều kiện khác gây ra. Đừng cố gắng tự điều trị theo bệnh BPPV hoặc Méniére, trừ khi bạn đã được bác sĩ chẩn đoán và chắc chắn là bạn đang mắc phải bệnh đó. Phương pháp điều trị cho những rối loạn này sẽ không có tác dụng giảm chóng mặt gây ra bởi các vấn đề tiềm ẩn khác. Dưới đây là một vài điều kiện khác có thể dẫn đến chứng chóng mặt:[1]
    • Các triệu chứng rối loạn tai trong khác như viêm thần kinh tiền đình hoặc viêm mê đạo (viêm và sưng tai trong)
    • Chấn thương đầu và tai
    • Bệnh đau nửa đầu
    • Giảm lưu lượng máu trong các động mạch cung cấp máu cho tĩnh mạch
    • U não
    • Do va đập mạnh
    • Các biến chứng do uống rượu hoặc dùng thuốc
  2. Hãy gặp bác sĩ để xác định xem bên tai nào là nguyên nhân gây ra chóng mặt. Bạn cần tìm ra bên tai nào của mình gặp vấn đề, bởi phương pháp điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào đó là tai trái hay phải.
    • Chú ý đến lúc mà bạn bị chóng mặt. Nếu bạn thấy chóng mặt khi bạn nằm nghiêng sang bên phải thì có thể là tai phải đã ảnh hướng đến bạn.[2]
    • Nếu bạn không thể tìm ra tai nào của mình có vấn đề thì hãy đi khám bác sĩ.
  3. Thử tập bài tập Epley nếu bạn bị chóng mặt tư thế kịch phát loại nhẹ. Bài tập Epley gồm một chuỗi các chuyển động của đầu để giúp các tinh thể hóa lỏng ở sâu trong tai trở về trạng thái vốn có của nó.[2] Bài tập Epley có thể dễ dàng được thực hiện bởi các bác sĩ vật lý trị liệu mà không cần đến bất kỳ thiết bị đặc biệt nào. Nếu thực hiện đúng cách thì bài tập Epley là một phương pháp rất hiệu hiệu quả cho người mắc bệnh BPPV.
    • Sau khi bác sĩ hướng dẫn bạn cách tập bài tập Eplay, bạn có thể tự làm một mình ở nhà nếu lần sau lại bị chóng mặt. Bạn có thể xem video trực tuyến để học cách điều chỉnh đầu sao cho hợp lý.
    • Để cổ được ổn định trong 48 giờ sau khi tập Epley.
    • Không tập bài tập Epley nếu bạn không chắc là mình bị bệnh BPPV hay không. Trong trường hợp bạn có vấn đề tiềm ẩn nào đó, bạn cần chắc chắn mình được điều trị bằng cách thích hợp.[2]
  4. Điều hòa dịch trong cơ thể để điều trị bệnh Méniére. Bạn có thể làm giảm triệu chứng và giảm tần suất các cơn chóng mặt do rối loạn tai trong bằng cách kiểm soát sự giữ nước của cơ thể. Hãy thử các phương pháp sau đây:
    • Hạn chế tiêu thụ muối và các thức ăn có chứa bột ngọt.
    • Xem xét dùng thuốc lợi tiểu để làm giảm việc giữ lại chất dịch.
    • Thử dùng thuốc betahistine hydrochloride. Loại thuốc này được cho là có khả năng làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn chóng mặt bằng cách tăng lượng máu lưu thông quanh tai trong.[3] Thuốc này chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh Méniére. Hãy tham khảo thêm thông tin từ bác sĩ về phương pháp điều trị này.
  5. Phẫu thuật. Nếu các cách điều trị thông thường không có hiệu quả, bạn có thể tìm đến những phẫu thuật để có thể chữa khỏi chóng mặt do rối loạn tai trong.[4] Một trong những rối loạn sau có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật:
    • BPPV
    • Bệnh Méniére
    • Rối loạn tiền đình
    • Viêm mê đạo (viêm tai trong) mãn tính
  6. Kê cao đầu khi ngủ. Loại chóng mặt phổ biến nhất là BPPV, xảy ra khi các tinh thể canxi cacbonat nhỏ xíu ở một phần của tai trong trôi sang một phần khác, phá vỡ sự cân bằng và gây ra cảm giác khó chịu, choáng váng của chứng chóng mặt. Các tinh thể này có thể bị bật ra trong đêm khi bạn di chuyển đầu theo những cách nhất định, việc gối đầu hơi cao khi ngủ sẽ ngăn điều đó xảy ra thường xuyên.[2][5]
    • Khi ngủ bạn nên nằm ngửa, không nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp, và nên kê gối cao hơn một chút.
  7. Không nên để đầu thấp hơn vai. Nếu bạn mắc bệnh BPPV, trạng thái này có thể đánh bật các tinh thể trong tai trong và dẫn đến bị chóng mặt.[6] Sẽ tốt hơn nếu bạn cẩn trọng với các chuyển động cơ thể của mình và có biện pháp để tránh cúi gập cổ xuống quá sâu.
    • Nếu bạn cần phải nâng cái gì đó lên, gập đầu gối để hạ thấp người xuống thay vì cúi gập ở thắt lưng.
    • Không tập những động tác đòi hỏi phải lộn ngược hoặc uốn cong về phía trước.
  8. Tránh kéo căng cổ. Khi bạn cố kéo dài cổ của mình, ví dụ như khi bạn đang cố với một cái gì đó, có thể khiến các tinh thể bị lệch vị trí. Cố gắng không kéo căng cổ lên phía trên. Khi cổ đang bị kéo căng, hãy di chuyển đầu một cách từ từ; đừng để đầu bị lắc.
  9. Tránh các chuyển động đột ngột. Bất kỳ động tác giật nào làm đầu chuyển động đều có thể dẫn đến chóng mặt, đặc biệt là khi bạn đang ở trạng thái dễ bị như vậy. Tránh các hoạt động khiến đầu phải chuyển động xung quanh một cách nhanh chóng.
    • Không nên chơi tàu lượn hoặc cưỡi ngựa khiến đầu bị giật về phía sau và phía trước.
    • Tránh các môn thể thao khiến đầu phải chuyển động đột ngột. Hãy thử sức với các môn thể thao như bơi lội, đi bộ và chạy bộ thay vì các môn thể thao tác động mạnh.
  10. Dùng gừng. Gừng chữa được rất nhiều bệnh, trong đó có một số trường hợp chóng mặt.[7] Hãy cố gắng uống viên nang gừng hàng ngày, hoặc ăn một số món ăn chế biến từ gừng. Gừng là phương pháp điều trị phổ biến và rất hiệu quả cho nhiều người mắc phải chứng chóng mặt.
  11. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp điều trị chóng mặt.[8] Hạn chế hút thuốc và sử dụng các loại thuốc lá khác có thể giúp bạn giảm tần suất cũng như triệu chứng bị chóng mặt.
  12. Kiểm tra mắt. Các dấu hiệu chóng mặt có thể trầm trọng hơn nếu thị lực kém.[9] Hãy kiểm tra mắt thường xuyên để đảm bảo bạn luôn có đôi mắt sáng khỏe. Cần đảm bảo rằng kính mắt hay kính áp tròng để làm việc của bạn có chỉ số đúng như đã được kê đơn.

Các Phương pháp Điều trị Có thể Có hiệu quả[sửa]

  1. Chú ý chế độ ăn uống của bạn. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm một số loại bệnh chóng mặt trở nên nặng hơn như phù tích nội dịch hoặc đau nửa đầu liên quan đến chóng mặt.[10] Hạn chế uống rượu và tránh hút thuốc. Uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất.
    • Caffein có lẽ không có ảnh hưởng đến chứng ù tai (ù tai đôi khi đi cùng với chóng mặt). Tốt nhất là nên duy trì lượng caffein bạn thường uống thay vì thay đổi thói quen này một cách đáng kể.[11]
  2. Cố gắng tập thể dục. Nhiều người có các triệu chứng chóng mặt nhận ra rằng tập thể dục rất có ích trong việc điều trị chóng mặt.[12] Bắt đầu thật chậm bằng cách di chuyển đầu của bạn từ từ, từ bên này sang bên kia trong khi đứng. Duỗi cơ nhẹ nhàng và đi bộ cũng giúp làm giảm bớt các triệu chứng chóng mặt. Bạn cũng có thể nhờ một chuyên gia chăm sóc sức khỏe hướng dẫn cho bạn các bài tập cụ thể hơn dành cho loại chóng mặt mà bạn mắc phải. Nếu tập thể dục không đúng cách có thể gây phản tác dụng, vì vậy tốt nhất là không nên thử tập khi không có chuẩn đoán của bác sĩ.[13]

Các Hiểu lầm Thường gặp[sửa]

  1. Không nên hy vọng vào việc dùng nam châm để chữa bệnh chóng mặt. Nó chỉ dựa theo xu thế nhất thời chứ không có căn cứ khoa học. Điều đó có thể thay đổi trong tương lai, bởi các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng những bệnh nhân bị chóng mặt có phản ứng khác nhau đối với các nam châm mạnh ở trong máy chụp cộng hưởng từ MRI.[14] Tuy nhiên, từ trường hay nam châm hiện chưa được phát triển thành một phương pháp điều trị, hay thậm chí dù chỉ là một ý tưởng có cơ sở vững chắc cho việc điều trị.
  2. Không dùng thuốc viêm tai ngoài để điều trị chóng mặt. Viêm tai ngoài là một loại nhiễm trùng, thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Chỉ dùng thuốc đó khi bạn có cả triệu chứng viêm tai ngoài bên cạnh triệu chứng chóng mặt..

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây