Ngăn ngừa bv (nhiễm khuẩn âm đạo)

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nhiễm khuẩn âm đạo (BV) là một bệnh viêm nhiễm âm đạo xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44.[1] Nhiễm khuẩn âm đạo không phải bệnh lây truyền qua đường tình dục mà do sự phát triển quá nhanh của vi khuẩn trong âm đạo.[2] Mặc dù bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên BV, nhưng một số tác nhân chẳng hạn như quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ mắc bệnh này. Để ngăn chặn BV, các chuyên gia y tế khuyến cáo nên hết sức lưu ý vấn đề này.[3]

Các bước[sửa]

Ngăn ngừa BV[sửa]

  1. Quan hệ tình dục an toàn. Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Mặc dù bạn có thể kiêng khem để ngăn ngừa triệt để nguy cơ mắc nhiễm khuẩn âm đạo, nhưng đây không phải là giải pháp thiết thực. Luôn sử dụng bao cao su trong lúc giao hợp để giảm rủi ro mắc BV.[3]
    • Nếu chung thủy với bạn tình và không hay dùng bao cao su, bạn nên sử dụng nếu được chẩn đoán mắc BV nhằm tránh gây ra hậu quả cho bản thân và đối tác của mình.[3]
  2. Hạn chế số lượng bạn tình. Tuy các bác sĩ vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân tại sao, nhưng càng có nhiều bạn tình, bạn càng dễ mắc nhiễm khuẩn âm đạo.[1] Không nên quan hệ với nhiều người để giảm thiểu nguy cơ mắc BV.
    • Nếu bạn hoặc đối tác không chung thủy, cả hai sẽ gặp rủi ro mắc BV cao, đặc biệt trong trường hợp không dùng biện pháp bảo vệ.[3]
    • Giao tiếp cởi mở với đối tác nhằm giúp cả hai tránh được nguy cơ mắc hoặc lây nhiễm BV.[3]
    • Mắc BV và có nhiều bạn tình là hai tác nhân gia tăng rủi ro mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.[1]
  3. Cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai khác thay vì IUD. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng vòng tránh thai (IUD) có thể gia tăng nguy cơ mắc BV. Nếu có tiền sử mắc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo, bạn cần trao đổi với bác sĩ thú y về các biện pháp tránh thai khác.[4]
    • Bao cao su luôn là biện pháp hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ có thai ngoài ý muốn cũng như mắc BV.
    • Bạn có thể dùng một số hình thức tránh thai khác như là thuốc tránh thai, miếng dán tránh thai, hoặc vòng tránh thai âm đạo; màng tránh thai; tiêm kích thích tố, hoặc nắp cổ tử cung.[5]
  4. Duy trì cân bằng vi khuẩn âm đạo. Nhiễm khuẩn âm đạo do mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong vùng kín gây nên. Bạn có thể duy trì cân bằng vi khuẩn âm đạo nhằm tránh nguy cơ mắc phải BV bằng cách vệ sinh hằng ngày và ăn mặc phù hợp trong thời tiết ấm áp để không bị mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.[3]
    • Vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng xà phòng dịu nhẹ, chẳng hạn như Dove hoặc Cetaphil.[3]
    • Sau khi đi vệ sinh, luôn dùng khăn hoặc giấy lau “cô bé” trước rồi mới đến hậu môn.[3]
    • Bảo đảm vùng kín luôn thông thoáng bằng cách mang đồ lót bằng vải bông và không nên mang quần bó sát. Trong mùa hè, bạn không nên mặc quần chật ống.[3]
  5. Chỉ dùng nước để rửa âm đạo nếu cần thiết. Tránh dùng sản phẩm thụt rửa để vệ sinh bên trong âm đạo. Không thụt rửa nếu đang hoặc đã mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo vì sẽ loại trừ vi khuẩn có lợi cũng như gia tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc tái phát.[3]
    • Vùng kín có chức năng tự làm sạch, nhưng nếu cần phải vệ sinh, bạn chỉ nên rửa bằng nước ấm khi đang tắm.
  6. Khám phụ khoa thường xuyên. Việc đi khám bác sĩ phụ khoa không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe nói chung, mà còn đối với sức khỏe vùng kín nói riêng .[3]Trong lúc khám phụ khoa bác sĩ có thể phát hiện BV và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
    • Nếu không có bác sĩ phụ khoa, bạn có thể gặp bác sĩ đa khoa để tiến hành khám phụ khoa.
  7. Uống đủ thuốc. Bạn cần dùng hết tất cả loại thuốc mà bác sĩ kê đơn để chữa BV. Nếu bác sĩ phát hiện mắc BV, bạn cần tuân thủ theo toa thuốc và liên lạc nếu có vấn đề quan ngại. Việc cắt ngang điều trị chỉ làm tăng nguy cơ tái phát BV.[3]
  8. Ăn probiotic hoặc thức ăn giàu lactobacilli. Một số học thuyết cho rằng việc nạp probiotic hoặc sử dụng liệu pháp cung cấp lactobacillus nhằm mục đích tăng cường số lượng vi khuẩn có lợi trong vùng kín có thể giúp bạn ngăn ngừa BV. Bạn có thể ăn một số loại thực phẩm như là phô mai lên men để nạp probiotic hoặc sữa chua có chứa lactobacillus. Các thực phẩm này giúp vi khuẩn vùng kín luôn khỏe mạnh.[6]
    • Số lượng lactobacilli giảm thấp ở phụ nữ mắc BV, vì thế học thuyết sử dụng liệu pháp cung cấp lactobacillus được áp dụng làm hình thức điều trị.[7]
    • Hiện nay vẫn còn ít nghiên cứu chỉ ra liệu việc ăn thực phẩm có hàm lượng lactobacilli cao như sữa chua hoặc chuối có ngăn chặn BV được hay không.[6]
    • Cân nhắc sử dụng probiotic có bán sẵn tài quầy thuốc. Một số nghiên cứu cho rằng việc dùng probiotic hỗ trợ ngăn ngừa BV.[7]
    • Probiotic có trong các loại thực phẩm như trà kombucha, đậu hũ, và rượu kêfia. Rau và phô mai lên men bao gồm bắp cải, kim chi, Gouda, cheddar và Swiss có hàm lượng probiotic cao.[8]

Tìm hiểu BV[sửa]

  1. Nhận biết triệu chứng. BV gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và bạn nên tìm chúng để nhận diện rõ ràng và xác định khi nào cần phải đi khám để được điều trị.
    • Một số phụ nữ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng BV nào.[1]
    • Các triệu chứng phổ biến nhất của BV đó là dịch tiết âm đạo lỏng, mùi hôi khó chịu, và cảm giác đau đớn, ngứa rát, hoặc vùng kín nóng ran.[1] Ngoài ra khi đi tiểu bạn có thể bị đau.[1]
  2. Đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị BV. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn cần đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ xác nhận kết quả chẩn đoán và kê toa thuốc để trị BV.[1]
    • Bác sĩ sẽ tiến hành khám phụ khoa nhằm phát hiện dấu hiệu BV. Ngoài ra một số xét nghiệm dịch tiết âm đạo cũng sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán.[1]
    • Các loại thuốc phổ biến thường dùng để trị BV đó là metronidazole dạng uống hoặc đắp, clindamycin dạng kem, hoặc thuốc viên tinidazole.[6]
    • Đối tác nam của phụ nữ mắc BV không cần thiết phải điều trị.[6]
    • Trong một số trường hợp, BV sẽ tự biến mất, nhưng bạn vẫn cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán và điều trị.[9]
  3. Tìm hiểu tác hại của việc không điều trị. Nếu nghi ngờ hoặc biết rằng mình mắc phải BV và không đi khám bác sĩ, bạn có thể gặp rủi ro cao một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần nắm bắt hậu quả khi không tiến hành chữa trị nhằm đưa ra quyết định đi khám bác sĩ.
    • BV làm tăng khả năng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.[1]
    • BV có thể làm cho đối tác dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV.[1]
    • Nếu đang mang thai và bị BV, việc không chữa trị sẽ làm tăng nguy cơ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp.[6]
  4. Cảnh giác một số lời đồn đại về BV. Ngoài việc nắm rõ cách thức ngăn ngừa BV, bạn cũng cần tìm hiểu điều gì không gây nên căn bệnh này. Bạn không thể bị nhiễm khuẩn âm đạo nếu sử dụng bồn vệ sinh công cộng, ngủ chung giường, bơi ở hồ công cộng, hoặc tiếp xúc với đồ vật ở phạm vi gần.[10]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây