Ngăn ngừa ung thư vú

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngăn ngừa Ung thư Vú)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Bạn hoàn toàn có khả năng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư vú. Không phải tất cả các yếu tố đều có thể kiểm soát được, nhưng bạn có thể cải thiện khả năng chống lại bệnh ung thư vú bằng cách kiểm soát yếu tố rủi ro có thể chế ngự. Ung thư vú là loại ung thư phổ biến xảy ra ở nữ giới. Nó là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở phụ nữ gốc Tây Ban Nha, và là nguyên nhân thứ hai tử vong ung thư liên quan ở phụ nữ thuộc mọi chủng tộc và nguồn gốc khác.[1] Bạn cần biết rõ yếu tố rủi ro, và thực hiện các biện pháp ngay bây giờ để giảm thiểu nguy cơ hình thành loại ung thư này.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Kiểm soát Yếu tố Rủi ro[sửa]

  1. Hạn chế uống rượu bia. Bạn càng uống nhiều, thì càng làm tăng nguy cơ ung thư vú.[2]
    • Nếu muốn nạp thức uống có cồn bao gồm rượu vang, bia, hoặc rượu, bạn nên thực hiện các bước hạn chế tiêu thụ không quá một ly mỗi ngày.
    • Đối với thức uống có cồn mà bạn nạp vào mỗi ngày, thống kê cho thấy rằng bạn đang gia tăng nguy cơ lên 10% đến 12% so với những người không uống rượu bia.[3]
    • Những lý do đằng sau nguy cơ gia tăng ung thư vú có liên quan đến rượu bia là không rõ ràng, nhưng vẫn có mối liên hệ giữa nồng độ cồn trong máu và sự thay đổi trong lượng estrogen và hóc môn khác lưu thông trong máu.
  2. Bỏ hút thuốc. Nếu có thói quen hút thuốc, bạn cần thực hiện các bước để cai thuốc. Trong trường hợp không hút thuốc, thì bạn không nên tập hút.[2]
    • Hút thuốc có liên quan đến nhiều dạng ung thư và bằng chứng gần đây cho thấy nó cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú.
    • Nghiên cứu phát hiện ra rằng bạn có nguy cơ cao hơn 24% mắc ung thư vú nếu hút thuốc.
    • Những người đã cai thuốc có nguy cơ cao hơn 13% mắc ung thư so với những người không bao giờ hút thuốc.
    • Một nghiên cứu khác đã đưa ra những con số và cho biết thêm rằng phụ nữ bắt đầu hút thuốc từ khi còn nhỏ có nguy cơ mắc ung thư vú lên đến 12%. Phụ nữ bắt đầu hút thuốc trước khi mang thai lần đầu tiên có nguy cơ lên đến 21%.
    • Điều này nghe có vẻ giống như bạn không thể kiểm soát các yếu tố rủi ro dựa trên tiền sử hút thuốc, nhưng có thể kiềm chế thói quen hiện tại để giảm thiểu nguy cơ. Nếu đang hút thuốc, bạn cần bỏ thói quen này ngay từ bây giờ.
  3. Duy trì cân nặng bình thường. Tình trạng thừa cân có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.[2]
    • Tỷ lệ ung thư vú thậm chí còn lớn hơn nếu tăng cân, béo phì, phát triển sau thời kỳ mãn kinh.
    • Phụ nữ tăng cân sau khi mãn kinh có nguy cơ phát triển ung thư vú hơn 30% đến 60%.[4]
    • Nhưng kỳ lạ thay, phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trước khi mãn kinh có nguy cơ mắc ung thư vú từ 20% đến 40% so với phụ nữ có cân nặng bình thường.
    • Những lý do đằng sau sự thay đổi cân nặng và thời gian không hoàn toàn rõ ràng nhưng được cho là có liên quan đến biến động nội tiết tố.
  4. Vận động cơ thể. Có rất nhiều lợi ích cho việc vận động cơ thể, một trong số đó là làm giảm nguy cơ ung thư vú.[2]
    • Hướng dẫn chung đối với hoạt động thể chất bao gồm 150 phút hoạt động aerobic vừa phải mỗi tuần.
    • Nếu bạn vẫn đang tập luyện, thì lượng thời gian đề nghị hoạt động mạnh nhằm giảm thiểu rủi ro của là 75 phút mỗi tuần rèn luyện tăng cường nhịp hô hấp và nhịp tim ngoài bài tập tăng cường thể lực ít nhất hai lần một tuần.
    • Bắt đầu luyện tập ngay bây giờ. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ có lối sống ít vận động trong nhiều năm có thể mắc nguy cơ cao.[5]
  5. Cho con bú sữa. Bạn càng cho con bú lâu bao nhiêu, thì nguy cơ càng giảm bấy nhiêu.[5]
    • Trong khi khả năng giảm rủi ro là tương đối nhỏ, thì đây vẫn là cách mà bạn có thể áp dụng nhằm chống lại sự phát triển của ung thư vú.[6]
    • Bạn có thể làm giảm nguy cơ xuống 4,3% cho mỗi 12 tháng cho con bú sữa. Điều này áp dụng cho một hoặc nhiều con.
  6. Hạn chế điều trị hóc môn. Nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ dùng liệu pháp hóc môn cho các triệu chứng liên quan đến thời kỳ mãn kinh thường cao hơn.[3]
    • Nghiên cứu cho thấy rằng việc điều trị kết hợp nội tiết tố, có nghĩa là khi dùng sản phẩm estrogen và progesterone hoặc cả hai loại đều có trong thuốc, bạn sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.[7]
    • Nghiên cứu cho thấy nhiều trường hợp ung thư vú xâm lấn dẫn đến tử vong do ung thư ở phụ nữ là do dùng liệu pháp hóc môn kết hợp, thậm chí chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn.
    • Liệu pháp hóc môn khác chỉ chứa estrogen. Hình thức này cũng làm tăng nguy cơ, nhưng chỉ khi bạn dùng liệu pháp hóc môn trong thời gian dài, chẳng hạn như từ 10 năm trở lên. Nếu không có tử cung và chỉ dùng estrogen, thì bạn có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
    • Tin tốt là một khi bạn ngừng sử dụng liệu pháp hóc môn, rủi ro sẽ trở lại trạng thái bình thường trong khoảng 3-5 năm.
    • Nếu cảm thấy cần tiến hành liệu pháp hóc môn để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh, bạn cần trao đổi với bác sĩ về việc giảm liều. Đây là một cách để hạn chế tiếp xúc với liệu pháp hóc môn.
  7. Tránh tiếp xúc với bức xạ. Vùng ngực tiếp xúc với liều bức xạ cao có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.[2]
    • Một số thiết bị xét nghiệm chẩn đoán, chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính, được gọi là CT scan, sử dụng nồng độ bức xạ cao.
    • Trong khi xét nghiệm chẩn đoán đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định nguồn gốc căn bệnh, bạn vẫn nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp khác như chụp CT để hạn chế sự tiếp xúc của bức xạ lên vùng ngực.
    • Bạn cần mang thiết bị bảo vệ theo khuyến cáo nếu làm việc trong khu vực có liên quan đến phương pháp điều trị bức xạ.
    • Một số công việc đòi hỏi phải tiếp xúc với chất gây ô nhiễm môi trường như khói hóa chất và khói xe có thể rất nguy hiểm. Bạn cần áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm bảo vệ bản thân khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm môi trường.
  8. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Bước này mang lại rất nhiều lợi ích bao gồm kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ rủi ro.
    • Một chế độ ăn giàu trái cây và rau có thể hữu ích trong việc ngăn ngừa ung thư vú mặc dù kết quả nghiên cứu là không thuyết phục trong việc đưa ra tác dụng bảo vệ rõ ràng.
    • Một cải tiến nhỏ trong việc tránh khỏi ung thư vú đã được ghi nhận với chế độ ăn uống phù hợp với hàm lượng chất béo thấp.
    • Lợi ích của chế độ ăn uống ít chất béo được xem là quan trọng trong đời sống của phụ nữ chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú.[8]
    • Sự thay đổi dinh dưỡng bao gồm các bước như loại bỏ bơ động vật, bơ thực vật, kem, dầu có trong món rau trộn và thịt mỡ như xúc xích.

Xác định Yếu tố Rủi ro Vượt khỏi Tầm kiểm soát[sửa]

  1. Xem lại tiền sử gia đình. Di truyền có vai trò đáng kể hình thành nguy cơ phát triển ung thư vú.[9]
    • Có khoảng 5% và 10% trường hợp ung thư phát triển do di truyền.
    • Mặc dù tiền sử gia đình khá quan trọng, nhưng đa số phụ nữ bị ung thư vú không có tiền sử người thân mắc loại ung thư này.
    • Tùy thuộc vào tiền sử gia đình, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm máu để xác định xem bạn có mang gen xác định hay không.
    • Các gen phổ biến nhất được xác định gây nên ung thư vú là BRCA1 và BRCA2. 45-65% những người vốn có gen này sẽ mắc ung thư vú trước 70 tuổi.
    • Yêu cầu giới thiệu. Nếu bác sĩ không có khả năng thực hiện xét nghiệm gen, bạn nên đề nghị bác sĩ giới thiệu nhà di truyền học có thể xem lại tiền sử gia đình và đưa ra một số khuyến nghị cụ thể về sự cần thiết của việc xét nghiệm di truyền.
  2. Nhận biết yếu tố do tuổi tác. Một số biến đổi tăng tỷ lệ phát triển ung thư vú có liên quan đến tuổi tác.[9]
    • Trước hết, chỉ riêng lão hóa cũng xếp vào nhân tố rủi ro. Càng lớn tuổi, bạn càng có nguy cơ mắc ung thư vú.
    • Dậy thì trước 12 tuổi là yếu tố gây ra ung thư vú sau này.
    • Trải qua thời kỳ mãn kinh ở lứa tuổi muộn hơn tuổi trung bình được xem là tác nhân rủi ro. Độ tuổi trung bình của thời kỳ mãn kinh là khoảng 51 tuổi.
  3. Xem xét yếu tố mang thai. Một số mối quan hệ được thiết lập có thể làm tăng nguy cơ dựa trên thời kỳ mang thai.[9]
    • Phụ nữ chưa bao giờ mang thai có nguy cơ rủi ro cao mắc ung thư vú.
    • Sinh con lần đầu sau 35 tuổi làm tăng nguy cơ ung thư vú.
  4. Xem xét các yếu tố bổ sung. Ung thư vú là một căn bệnh phức tạp không thể dự đoán người nào sẽ hoặc không mắc phải, ngay cả khi tất cả các yếu tố rủi ro đều được xem xét. Những yếu tố khác được xác định là góp phần vào ung thư vú bao gồm:[9]
    • Tiền sử mắc bệnh ung thư vú.
    • Xạ trị hoặc vùng ngực tiếp xúc với bức xạ khi còn nhỏ.
    • Có mô vú dày. Liệu pháp thay thế hóc môn (Duavee) có thể làm giảm nguy cơ này.[5]
    • Có tiền sử ung thư buồng trứng.
    • Mang thai lần đầu sau tuổi 30.
    • Chưa bao giờ mang thai.
    • Uống loại thuốc DES, hoặc diethylstilbestrol được kê nhằm ngăn ngừa sảy thai trong những năm từ 1940 đến 1971.
    • Gặp rủi ro trong tử cung nếu mẹ của bạn uống cùng loại thuốc trong khi đang mang thai.

Quan sát Thay đổi ở Vú[sửa]

  1. Phát hiện những thay đổi ở vú. Việc nhận thức sớm và điều trị nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện nguy cơ phát triển ung thư vú. Bạn cần hiểu rõ những dấu hiệu và triệu chứng để tự kiểm tra. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư vú bao gồm:[9]
    • Nổi u hoặc mô dày lên mà bạn có thể cảm nhận được, khác với các mô xung quanh khu vực đó.
    • Khối u hoặc mô cứng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào xung quanh vú, bao gồm sâu bên trong tế bào và trên thành ngực và dưới cánh tay.[10]
    • Núm vú rỉ máu hoặc chất dịch.[9]
    • Thay đổi kích thước vú.
    • Thay đổi hình dạng hoặc vẻ bề ngoài của vú.
    • Vùng da ở vú nhăn lại.
    • Da ở phần vú đỏ tấy hoặc lõm xuống giống như vỏ cam.
    • Mô vú sưng lên, chạm vào có hơi nóng, hoặc chuyển sang màu đỏ hay sậm.[11]
    • Một điểm hay khu vực đau kéo dài liên tục.
    • Núm vú thay đổi bao gồm hiện tượng núm vú đảo ngược.[9]
    • Quầng vú – phần da sậm màu bao quanh núm vú – có hiện tượng bong tróc da, hoặc mở rộng hơn.
  2. Tự kiểm tra ngực. Hiểu biết điều gì là bình thường đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm những thay đổi.[12]
    • Hiệu quả của việc tự kiểm tra vú đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt trong việc phát hiện sớm ung thư vú được xác định ở phụ nữ tự kiểm tra vú so với những người không thực hiện.
    • Nghiên cứu cũng cho thấy rằng báo động sai dẫn đến sinh thiết và xét nghiệm bổ sung xảy ra ở nhóm phụ nữ tự kiểm tra vú.
    • Việc tìm hiểu điều gì là bình thường đối với bản thân đóng vai trò rất quan trọng. Nhiều phụ nữ vẫn chọn theo khuyến nghị được cung cấp nhằm tự kiểm tra phần ngực của mình. Tự nhận thức bằng các bước tự kiểm tra, sử dụng phương pháp riêng, hoặc quan sát vú và mô vú thường xuyên rất quan trọng trong việc phát hiện sớm những thay đổi đáng kể.
    • Bất cứ hiện tượng thay đổi khác so với bình thường báo hiệu bạn cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.
    • Xem lại các phương pháp khuyến khích tự kiểm tra vú. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn hay tự áp dụng phương pháp riêng nhằm thường xuyên theo dõi thay đổi cách sử dụng lịch trình mà bạn có thể theo kịp.
    • Nếu chọn cách tự kiểm tra theo các hướng dẫn được công bố, thì cần làm theo khuyến cáo mới nhất liên quan đến việc tiến hành tự kiểm tra.[13]
  3. Bắt đầu dùng tay sờ nắn để kiểm tra mô vú. Bạn nên tiến hành trong tư thế nằm thay vì đứng dậy.[13]
    • Các mô vú có xu hướng lan ra đồng đều, tạo điều kiện cho bạn kiểm tra kỹ lưỡng hơn.
    • Nằm ngửa và đặt cánh tay phải bên dưới đầu.
    • Sử dụng đệm thịt của ba ngón tay giữa trên bàn tay trái để kiểm tra phần vú bên phải.
    • Chuyển động tròn có kích thước bằng đồng xu, và chồng chéo tất cả chuyển động lên mô vú bên phải.
    • Thực hiện theo mô hình lên xuống trong khi kết hợp các chuyển động tròn.
    • Sử dụng áp lực nhẹ để cảm nhận mô gần bề mặt, áp lực trung bình cho phép bạn tiếp cận sâu hơn, và áp lực giúp bạn cảm nhận các mô gần thành ngực và xương sườn.
    • Chuyển động tròn tay với chu vi bằng đồng xu với áp lực ba mức độ theo hướng lên xuống có phương pháp để cảm nhận toàn bộ phần vú. Kiểm tra mô ở khu vực xương cổ, bao gồm phần xương ức ở giữa ngực, và khu vực dưới cánh tay.
    • Chuyển sang cánh tay và bàn tay kia, và lặp lại các bước để kiểm tra vú bên kia.
    • Phần sườn chạy dọc theo khu vực cong thấp hơn ở mỗi bên vú là hoàn toàn bình thường. Nếu không chắc chắn về cảm nhận của mình, bạn có thể kiểm tra phần vú bên kia xem có cảm giác tương tự hay không. Nếu cả hai bên vú đều như nhau, thì điều này hoàn toàn bình thường.
  4. Tiếp tục kiểm tra trước gương. Đứng trước gương trong khu vực có ánh sáng tốt và ấn xuống phần hông.[13]
    • Nhấn xuống phần hông làm thay đổi vị trí của thành ngực và giúp nhận ra biến đổi ở phần vú.
    • Chú ý bất kỳ thay đổi về kích thước, hình dạng, hoặc phần viền ngực. Hiện tượng một bên vú lớn hơn là không bình thường.
    • Tiếp tục quan sát sự thay đổi màu da hoặc kết cấu, chẳng hạn như đỏ, nhăn nheo, và có vảy, da bong tróc, đặc biệt là xung quanh núm vú.
    • Giơ nhẹ một cánh tay và cảm thấy dưới cánh tay có bất thường, cục u, hay sự thay đổi không bình thường. Nâng nhẹ cánh tay giúp nhận biết thay đổi dễ dàng hơn khi sờ nắn và ấn nhẹ.
    • Tự kiểm tra vú bằng mô cấy. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả.
    • Trao đổi với bác sĩ phẫu thuật để biết vị trí của mô cấy.
  5. Nhận biết sự thay đổi trong kết cấu. Mô vú có đặc điểm nổi sần tự nhiên.[10]
    • Ngực sần không phải là vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là nếu hai bên vú nổi sần đều.
    • Nếu nhận thấy khối u hoặc khu vực cứng khác biệt so với phần còn lại của mô vú của bạn, bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  6. Kiểm tra khối u. Nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng khối u phát triển bất thường ở mô vú trong quá khứ.[10]
    • Hầu hết các trường hợp đều cần thực hiện kiểm tra triệt để nhằm tìm khối u thực tế, nhưng nó là lành tính, hoặc không phải ung thư.
    • Nếu bạn mắc khối u trong quá khứ và lành tính, thì không thể chắc chắn khối u mới này cũng sẽ lành tính. Bạn cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
  7. Quan sát dịch tiết núm vú. Chất lỏng rỉ ra từ vú là đáng báo động nhưng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu nghiêm trọng.[10]
    • Việc ép chặt núm vú của bạn có thể dẫn đến hiện tượng rỉ nước. Điều này gần như là bình thường.
    • Đi khám bác sĩ nếu núm vú rỉ chất lỏng khi bạn không hề ép lại.
    • Nếu một bên vú rỉ nước, bạn cần đi khám bác sĩ.
    • Nếu dịch tiết có máu hoặc trong suốt thì bạn nên đi khám bác sĩ.
    • Có những lý do khác ngoài ung thư có thể làm núm vú tiết dịch, đa số thường là bị nhiễm trùng. Nếu có hiện tượng rỉ nước, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay lập tức.
  8. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng tiềm ẩn trong vú.[9]
    • Ngay cả khi bạn đã đi khám gần đây và/hoặc chụp x-quang khối u ngực, thì bạn cũng nên đi khám nếu có bất kỳ thay đổi bất thường.
    • Tế bào ung thư vú phân chia nhanh hơn tế bào trong mô bình thường. Một khi nhận thức được vùng bất thường hay thay đổi trong mô vú, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt.

Tham gia Sàng lọc Y tế Đề xuất[sửa]

  1. Tiến hành chụp X-quang khối u ngực. Bước này đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm.[13]
    • Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, bằng chứng khoa học hỗ trợ sử dụng chụp X-quang khối u ngực để phát hiện sớm ung thư vú có sức mạnh hơn bao giờ hết.
    • Chụp X-quang khối u ngực không cho kết quả chính xác 100%. Phương pháp này vẫn có thể không nhận ra quá trình phát triển ung thư và thử nghiệm có thể xác định một số khu vực không phải là ung thư.
    • Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo rằng phụ nữ từ 40 tuổi trở lên cần phải khám ngực và chụp X-quang hàng năm.
    • Khuyến nghị này có tác dụng suốt cả đời nếu không có điều kiện về sức khỏe làm cho người có nguy cơ chụp X-quang khối u ngực trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
    • Ví dụ về một số điều kiện y tế cần xem xét đặc biệt bao gồm phụ nữ bị suy tim sung huyết, bệnh thận giai đoạn cuối, tắc nghẽn phổi mãn tính, và mất trí nhớ trung bình đến nghiêm trọng.
    • Phụ nữ ở độ tuổi 20 và 30 được khuyến cáo nên kiểm tra ngực lâm sàng thường quy. Hiếm khi phụ nữ ở đội tuổi này phải chụp X-quang trừ khi bác sĩ khuyến cáo.
    • Tùy thuộc vào các yếu tố rủi ro, bác sĩ có thể tư vấn bạn phải khám ngực lâm sàng và chụp X-quang thường xuyên hơn.
  2. Khám ngực lâm sàng như khuyến cáo. Tùy thuộc vào độ tuổi và các yếu tố rủi ro, bạn có thể sẽ được tư vấn khám ngực mỗi 1-3 năm.[13]
    • Khám ngực lâm sàng được thực hiện trong các buổi khám phụ khoa thường xuyên theo lịch trình của bạn.
    • Bác sĩ hay chuyên gia chăm sóc sức khỏe đang thực hiện khám ngực lâm sàng trực quan sẽ kiểm tra vú nếu có bất thường về kích thước, hình dạng, tình trạng mô vú, và núm vú.
    • Bác sĩ sử dụng các ngón tay để cảm nhận xung quanh dọc theo toàn bộ phần ngực.
    • Bác sĩ kiểm tra bất thường trong mô vú chẳng hạn như khối u hoặc vùng xơ cứng. Nếu bất kỳ cục u hoặc vùng xơ cứng xuất hiện, bác sĩ sẽ tiếp tục nhấn lên ngực để xác định xem chúng có liên kết với mô sâu bên trong hay không.
    • Khu vực dưới hai tay sẽ được kiểm tra cùng một phương pháp.
    • Trong quá trình khám ngực lâm sàng, bạn nên hỏi thăm bác sĩ để có thể cải thiện khả năng thực hiện tương tự như khi ở nhà.
  3. Bạn nên hỏi bác sĩ về đánh giá rủi ro cuộc đời. Một số phụ nữ có yếu tố rủi ro kết hợp và nghiêm trọng hơn có thể cần sàng lọc thường xuyên và kỹ càng hơn.[13]
    • Trao đổi với bác sĩ về rủi ro trong cuộc sống và khuyến cáo cần thiết. Vì thông tin khoa học mới luôn có sẵn, thì khuyến cáo liên quan đôi khi sẽ thay đổi.
    • Khuyến cáo năm 2014 hiện tại bao gồm sử dụng cả hai phương pháp chụp X-quang khối u ngực và MRI (cộng hưởng từ) mỗi năm ở phụ nữ có rủi ro trong cuộc sống vượt quá 15%.
    • Nhiều biến đổi được đánh giá để xác định rủi ro trong cuộc sống. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn rằng bạn được đánh giá đúng và tuân thủ các thủ tục sàng lọc theo khuyến cáo.
  4. Chụp MRI nếu được khuyến cáo. Chụp MRI, hoặc chụp cộng hưởng từ, là công cụ để xác định bất thường ở vú có thể bị bỏ qua trong quá trình chụp X-quang. [13]
    • Chỉ có phụ nữ được xác định là có rủi ro trong cuộc sống cao hơn được khuyến cáo nên chụp MRI và X-quang. Bạn vẫn cần chụp X-quang khối u ngực để phát hiện khu vực bất thường trong trường hợp chụp MRI có thể bỏ sót.
    • Khi chụp MRI ngực, bạn nằm úp mặt xuống bề mặt phẳng trong ống MRI tiêu chuẩn hoặc thiết bị có hình dạng ống.
    • Bề mặt phẳng mà bạn nằm trên đó chứa thiết bị đặc biệt cho phép mô vú tiếp xúc qua lỗ hở ngược với cách ép mô khi chụp X-quang. Bề mặt này có cảm biến cần thiết để nghiên cứu hình ảnh.
    • Thông thường quá trình chụp MRI ngực mất khoảng một giờ. Điều quan trọng là bạn cần nằm yên trong suốt thời gian đó.
    • Quá trình chụp MRI ngực đòi hỏi phải tiêm chất liệu tương phản qua một ống thông vào tĩnh mạch cánh tay bệnh nhân ngay trước khi bắt đầu.
    • Dịch vụ chụp MRI ngực có chi phí khá cao. Vì vậy bạn nên đi khám bác sĩ hoặc đến phòng khám có kinh nghiệm xử lý bệnh nhân mắc nguy cơ từ mức trung bình đến mức cao để bác sĩ có cách tiếp cận tốt nhất với công ty bảo hiểm hoặc người nộp tiền của bên thứ ba.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này