Ngăn ngừa lở miệng lây lan

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Lở miệng (hay còn gọi rộp môi) là do vi-rút Herpes simplex gây ra. Lở miệng là những vết phồng rộp hoặc thương tổn xuất hiện trên môi, mũi, má, cằm hoặc bên trong miệng. Một khi đã bị lở miệng, việc tiêu diệt vi-rút Herpes là điều không thể và người bệnh có nguy cơ tái phát bệnh. Vi-rút có thể dễ dàng lây lan khắp cơ thể và từ người này sang người khác, ngay cả khi xuất hiện hay không xuất hiện triệu chứng lở miệng.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Ngăn ngừa lở miệng lây lan đến những vị trí khác trên cơ thể[sửa]

  1. Tránh chạm tay vào vết lở. Vi-rút Herpes có thể lây lan đến các ngón tay và gây ra bệnh chín mé. Để ngăn chặn bệnh nhiễm trùng này, bạn không nên dùng tay không chạm vào vết lở, mút ngón tay khi đang bị lở miệng hoặc tạo cơ hội tiếp xúc giữa ngón tay với vết lở.[1][2]
    • Dù lở miệng gây đau đớn nhưng bạn cũng phải kìm chế và tránh chạm vào vết lở. Thay vào đó, hãy uống thuốc giảm đau không kê đơn (thuốc OTC) như Ibuprofen hoặc Acetaminophen hay thoa kem giảm đau chứa Lidocain hoặc Benzocaine lên vết thương.[3][4]
  2. Rửa tay thường xuyên. Dù đã chú ý không chạm tay lên vết lở, nhưng vẫn có lúc bạn vô tình chạm phải mà không hề nhận ra. Rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa vi-rút lây sang những vị trí khác trên cơ thể.[5][2]
  3. Dùng thuốc giúp mau lành vết thương. Vi-rút Herpes có nguy cơ lây nhiễm cao nhất khi bạn bị lở miệng. Do đó, lở miệng được chữa lành sẽ giảm khả năng vi-rút lây sang những vị trí khác trên cơ thể.
    • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kháng vi-rút (ví dụ như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir và Penciclovir). Các thuốc này giúp lở miệng nhanh lành.
    • Thuốc kháng vi-rút có thể ở dạng viên hoặc dạng kem. Những trường hợp nặng có thể phải dùng đến thuốc tiêm.
    • Bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạng kem OTC (chứa Docosanol) để ngăn lở miệng bùng phát.[1][6][7]
    • Bạn nên đeo găng tay dùng một lần hoặc sử dụng tăm bông khi thoa kem kháng vi-rút lên vết lở. Cách này giúp tránh chạm tay lên vết lở cũng như nguy cơ lây lan vi-rút.[8]

Ngăn ngừa vi-rút Herpes lây sang người khác[sửa]

  1. Bạn luôn phải nhớ vi-rút gây lở miệng có nguy cơ lây lan cho người khác. Vi-rút có nguy cơ lây nhiễm cao nhất khi lở miệng xuất hiện và gây đau đớn. Tuy nhiên, vi-rút cũng có thể nằm yên trong cơ thể người và ủ bệnh. Vì vậy, bạn vẫn có khả năng truyền vi-rút sang người khác ngay cả khi không xuất hiện bất cứ vết lở nào trên cơ thể.[1][9]
  2. Rửa tay thường xuyên. Dù đã chú ý không chạm tay lên vết lở, nhưng vẫn có lúc bạn vô tình chạm phải mà không hề nhận ra. Rửa tay thường xuyên giúp ngăn ngừa vi-rút lây sang người khác.[5]
  3. Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Nếu bị lở miệng, bạn không nên dùng chung đồ dùng cá nhân như dụng cụ ăn uống, dao cạo râu, khăn, đồ uống, bàn chải đánh răng, son môi và đồ dùng có khả năng tiếp xúc với vết lở hoặc nước bọt. Đây là những đồ dùng trung gian truyền bệnh, giống như khi tay bạn chạm vào vết lở rồi tiếp xúc với những đồ dùng này. [1][10][5]
  4. Không được hôn. Vi-rút Herpes có thể truyền từ vết lở của bạn sang người khác khi hôn. Vì vậy, để an toàn bạn không nên hôn bất cứ ai khi bị lở miệng.[1][5]
  5. Không quan hệ tình dục bằng miệng. Quan hệ tình dục bằng miệng khi bị lở miệng có thể lây vi-rút Herpes gây lở miệng (HSV-1) cho bộ phận sinh dục. [5]
    • Quan hệ tình dục bằng miệng cũng có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi rút Herpes gây mụn rộp sinh dục (HSV-2) từ người bị bệnh sang môi.[1]
  6. Dùng thuốc giúp mau lành vết thương. Vi-rút Herpes có nguy cơ lây nhiễm cao nhất khi bạn bị lở miệng. Vì vậy, lở miệng được chữa lành sẽ giảm khả năng lây vi-rút cho người khác.
    • Hỏi bác sĩ về các loại thuốc kháng vi-rút (ví dụ như Acyclovir, Valacyclovir, Famciclovir và Penciclovir). Các thuốc này giúp nhanh lành lở miệng.
    • Thuốc kháng vi-rút có thể ở dạng viên hoặc dạng kem. Những trường hợp nặng có thể phải dùng đến thuốc tiêm.
    • Bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạng kem OTC (chứa Docosanol) để ngăn lở miệng bùng phát.[1][6][7]
    • Bạn nên đeo găng tay dùng một lần hoặc sử dụng tăm bông khi thoa kem kháng vi-rút lên vết lở. Cách này giúp tránh chạm tay lên vết lở cũng như nguy cơ lây lan vi-rút.[8]

Lời khuyên[sửa]

  • Dùng son dưỡng chứa kẽm oxit hoặc kem chống nắng để ngăn ánh nắng mặt trời làm vết lở miệng thêm trầm trọng.
  • Để giảm bớt khó chịu do lở miệng, bạn có thể đắp một miếng gạc mát hay thoa kem OTC chứa Lidocain hoặc Benzocaine lên vết lở.
  • Lở miệng thường khỏi sau 2 tuần.[5] Tuy nhiên, nên đi khám bac sĩ nếu lở miệng lâu lành hoặc xuất hiện những triệu chứng bất thường.
  • Căng thẳng có thể gây bùng phát vi-rút HSV-1. Nếu lở miệng bùng phát thường xuyên, bạn nên tìm kiếm các phương pháp thư giãn để giảm căng thẳng. [2]
  • Có nhiều phương pháp truyền thống sử dụng thảo mộc và các sản phẩm thảo mộc như dầu bạc hà, lô hội và tía tô đất để giảm và chữa lành lở miệng. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy các kết quả khác nhau và điều trị bằng thảo mộc có thể gây tác dụng phụ. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng những phương pháp này để điều trị lở miệng.[5]
  • HSV-1 là vi-rút rất phổ biến trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu, có tới 90% người trưởng thành có khả năng bị nhiễm vi-rút này, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng lở miệng.[11][12]
  • Lở miệng đặc biệt lây lan cao ở trẻ nhỏ vì đây là đối tượng thường tiếp xúc thân mật. Nếu đang điều trị lở miệng cho trẻ, bạn cần đảm bảo thường xuyên khử trùng tất cả đồ chơi hoặc những đồ dùng trẻ có thể chạm vào.[13]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này