Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Ngăn ngừa mụn nhọt
Từ VLOS
Mụn nhọt là tình trạng da nhiễm trùng hay áp-xe bắt nguồn từ sâu trong tuyến nhờn hay nang lông. Nhọt gây khó chịu nhưng có thể phòng ngừa được! Ban đầu nhọt thường xuất hiện trên da dưới dạng đốm đỏ và sau đó phát triển thành khối cứng có mủ bên trong.[1] Nguyên nhân của nhọt là do vi khuẩn xâm nhập vào da thông qua vết cắt hay lỗ chân lông, phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường, người có hệ miễn dịch yếu, mắc bệnh về da hoặc khi giữ vệ sinh kém, ăn uống không đủ chất.[1] Mụn trứng cá có thể phát triển thành nhọt trên mặt, lưng và cổ, mà chúng rất phổ biến ở lứa tuổi thiếu niên. Nhiều cách phòng ngừa nhọt cũng đồng thời giúp loại trừ mụn trứng cá.[2]
Mục lục
Các bước[sửa]
Tập thói quen giữ vệ sinh sạch sẽ[sửa]
-
Tắm
thường
xuyên
để
giữ
da
và
tóc
sạch.
Điều
này
đặc
biệt
quan
trọng
với
những
vùng
có
thời
tiết
nóng
vì
mụn
nhọt
rất
dễ
hình
thành.
Tối
thiểu
tắm
một
lần
mỗi
ngày
và
sau
khi
đổ
mồ
hôi
để
ngăn
chặn
tụ
cầu
vàng
xâm
nhập
qua
lỗ
chân
lông
và
đi
vào
dưới
da,
gây
ra
mụn
nhọt.[3]
- Đặc biệt chú ý những khu vực dễ phát sinh nhọt như mặt, cổ, nách, vai và mông.[3]
-
Sử
dụng
xà
phòng
kháng
khuẩn
nhẹ
hằng
ngày
để
loại
trừ
vi
khuẩn
trên
da.
Tìm
mua
loại
xà
phòng,
sữa
tắm
hay
nước
rửa
mặt
có
ghi
"kháng
khuẩn"
trên
nhãn.
Hiện
nay
tại
siêu
thị
và
nhà
thuốc
có
rất
nhiều
chủng
loại
sản
phẩm
như
vậy
để
bạn
chọn.[4]
- Nếu thấy xà phòng kháng khuẩn gây khô da, bạn nên tìm loại có công thức sản xuất nhẹ hơn như Cetaphil.
- Đa số xà phòng kháng khuẩn đều có hoạt chất triclosan, nếu bạn muốn dùng loại có nguồn gốc thiên nhiên thì tìm mua xà phòng chứa tinh dầu cây trà (tác nhân kháng khuẩn tự nhiên).[5]
- Trong một số trường hợp bạn phải dùng loại xà phòng theo chỉ định của bác sĩ vì nó có sức mạnh kháng khuẩn cao hơn. Nếu bạn thường xuyên có mụn nhọt hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác ở da thì nên nhờ bác sĩ chỉ định dùng loại này.
- Nước rửa trị mụn toàn thân chứa benzoyl peroxide cũng là một lựa chọn bạn nên thử.
- Nhẹ nhàng chà sạch lớp da chết bằng xơ mướp hay khăn mặt để ngăn ngừa bít lỗ chân lông. Cẩn thận không chà mạnh để tránh làm tổn thương da.
- Lau khô da hoàn toàn sau khi tắm. Vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường ấm và ẩm ướt, do đó việc lau khô da rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng phấn rôm trẻ sơ sinh hay phấn có tẩm thuốc như Gold Bond để luôn giữ khô ráo những vùng da dễ ẩm ướt.
- Tắm bằng nước pha thuốc tẩy. Bác sĩ thường khuyên những người mắc bệnh về da như bệnh chàm nên tắm bằng nước pha thuốc tẩy, nhưng cách này cũng diệt được vi khuẩn gây mụn nhọt.[6] Pha nửa cốc thuốc tẩy thông thường vào bồn nước ấm, ngâm mình trong đó từ 10-15 phút.[7]
- Mặc quần áo sạch sẽ, rộng rãi. Tránh mặc lại quần áo đã thấm mồ hôi, và mặc đồ rộng rãi không chà sát vào da để tránh gây kích ứng. Quần áo bó sát tạo môi trường thiếu thông thoáng, khiến da dễ bị kích ứng và hình thành mụn nhọt.[9]
Cạo lông để tránh mụn nhọt[sửa]
- Tránh dùng chung dao cạo. Tụ cầu khuẩn có thể lây lan qua đường dùng chung vật dụng cá nhân như dao cạo. Mỗi người trong gia đình phải có riêng dao cạo nếu muốn cạo lông.[10]
- Sử dụng gel cạo lông trên da ướt. Cạo lông là nguyên nhân chính của hiện tượng lông mọc dưới da, dẫn tới nhiễm trùng và hình thành nhọt.[11] Sử dụng gel cạo lông trên da ướt giúp bôi trơn chuyển động của dao để dao không vướng vào lông, khiến chúng bị đẩy ngược vào trong da.[12]
- Giữ dao cạo sạch sẽ và chỉ dùng dao sắc. Xối nước rửa dao sau mỗi lần sử dụng. Thay dao mới thường xuyên hoặc đối với dao dùng nhiều lần thì phải thay lưỡi đều đặn.[13] Với lưỡi dao sắc bạn không cần phải ép mạnh tay, đồng nghĩa với giảm rủi ro cắt phạm vào da và tránh lông mọc bên trong.
-
Cạo
“theo
chiều
mọc”.
Người
ta
thường
nói
phải
cạo
ngược
hướng
với
hướng
lông
mọc,
nhưng
như
vậy
sẽ
khiến
lông
mọc
ẩn
bên
trong
và
gây
ra
nhọt.
Bạn
phải
cạo
theo
đúng
chiều
lông
mọc.[12]
- Hơi khó để xác định chiều cạo nếu lông bạn cong. Nói chung bạn nên cạo theo hướng xuống dưới đối với lông chân. Một cách khác là chạy tay dọc theo da để biết lông mọc theo hướng nào.
-
Suy
nghĩ
kỹ
trước
khi
cạo
lông
bộ
phận
sinh
dục.
Một
số
nghiên
cứu
cho
biết
đã
có
những
trường
hợp
nhiễm
khuẩn
MRSA
(tụ
cầu
vàng
kháng
methicillin)
nghiêm
trọng
khi
phụ
nữ
cạo
lông
mu.[14]
“Cạo
lông
thẩm
mỹ”
ở
đàn
ông
cũng
có
thể
nhiễm
khuẩn
MRSA.[15]
Tốt
nhất
bạn
không
nên
cạo
lông
ở
những
nơi
nhạy
cảm.
- Việc cạo lông ở bộ phận sinh dục để lại những vết thương rất nhỏ trên da, qua đó tụ cầu vàng xâm nhập và gây ra nhiễm trùng hay mụn nhọt. Vì khu vực này ra mồ hôi nhiều hơn những nơi khác nên khả năng hình thành mụn nhọt cũng cao hơn.
- Không cạo lông chỗ sưng. Nếu bạn thấy dấu hiệu sưng hay có nhọt thì không được cạo lông chỗ đó, việc này sẽ làm vi khuẩn lây sang những bộ phận khác trên cơ thể.[16][9]
Đề phòng nhiễm khuẩn từ người khác[sửa]
- Áp dụng các biện pháp tránh lây nhiễm. Vi khuẩn tụ cầu vàng gây mụn nhọt rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp với da hay mủ của người bệnh. Nếu bạn dễ nhiễm loại vi khuẩn này hoặc tiếp xúc gần gũi với người hay có nhọt thì nên thận trọng để không lây nhiễm vi khuẩn.[17]
-
Tránh
nằm
chung
giường,
dùng
chung
khăn
tắm,
khăn
mặt
hay
mặc
chung
quần
áo
với
người
có
nhọt.
Tất
cả
thành
viên
trong
gia
đình
phải
có
khăn
tắm
và
khăn
mặt
riêng,
giặt
thường
xuyên
và
để
riêng
rẽ.
- Mủ chảy ra từ nhọt rất dễ lây bệnh và vi khuẩn có thể sống trên các bề mặt trong một thời gian.
- Không dùng chung xà phòng cục nếu bạn hay người khác có nhọt.
- Bạn cũng nên tránh dùng chung dao cạo hay các dụng cụ thể thao. Cả tụ cầu vàng “thường” và vi khuẩn MRSA đều có thể lây nhiễm qua việc chia sẻ đồ dùng cá nhân hay dụng cụ thể thao.[10]
-
Vệ
sinh
giường
chiếu,
khăn
tắm
thường
xuyên
và
kỹ
càng
để
tiêu
diệt
vi
khuẩn
gây
nhọt.
Khi
giặt
quần
áo
bạn
nên
sử
dụng
nước
nóng
nhất
theo
khuyến
cáo,
đối
với
vải
trắng
nên
dùng
thuốc
tẩy.
- Để đề phòng bạn cần mang găng tay khi giặt quần áo của người có nhọt.
- Nếu dễ mọc mụn nhọt trên mặt bạn hãy thay áo gối hằng ngày để ngăn chặn nguy cơ lây lan vi khuẩn.
-
Giữ
vết
thương
sạch
sẽ,
băng
kín
và
thay
băng
đều
đặn.
Mủ
từ
nhọt
chứa
rất
nhiều
vi
khuẩn,
nếu
bạn
không
băng
kín
nó
sẽ
làm
phát
sinh
nhiều
nhọt
hơn
hoặc
lây
cho
người
khác
khi
vô
tình
tiếp
xúc.
- Không tự mổ nhọt. Nếu cần phải mổ thì việc này phải do chuyên gia y tế thực hiện, bạn có thể làm tổn thương mình hay làm nhiễm trùng nặng hơn khi tự mổ nhọt.[16]
Xử lý vết thương đúng cách[sửa]
- Vệ sinh thật sạch vết thương để chống nhiễm trùng. Xối sạch bụi và vi khuẩn bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước mát, hoặc sử dụng "nước rửa vết thương" chứa muối có bán ở nhà thuốc hay bán trực tuyến.[18]
-
Sử
dụng
xà
phòng
và
khăn
ướt
sạch,
mềm
lau
hết
bụi
và
vi
khuẩn
xung
quanh
vết
thương.
- Nếu bụi vẫn còn sau khi xối nước, bạn dùng nhíp đã tiệt trùng bằng cồn gắp bỏ bụi bẩn trong vết thương.
- Nếu vết thương quá lớn hay quá sâu nên không thể rửa sạch, hoặc nếu bạn không thể loại bỏ tất cả bụi bẩn trong đó, bạn nên tới bệnh viện để được nhân viên y tế chăm sóc.
-
Bôi
dung
dịch
khử
trùng
hay
thuốc
kháng
sinh
dạng
mỡ
vào
vết
thương
theo
hướng
dẫn
của
nhà
sản
xuất.
- Ngoài dung dịch khử trùng bạn có thể dùng các sản phẩm thiên nhiên khác như mật ong, tinh dầu oải hương, tinh dầu khuynh diệp hay tinh dầu cây trà. Cách sử dụng những chất này là xoa trực tiếp vào vết thương một hay hai lần mỗi ngày.
- Băng kín vết thương và thay gạc thường xuyên. Vết thương sẽ lành mau hơn khi được băng kín, ngoài ra cũng ngăn cản bụi bẩn và vi khuẩn ở bên ngoài không thể xâm nhập vào vết thương.[19]
- Rửa tay thật sạch trước và sau khi xử lý vết thương, vứt bỏ đúng cách băng và gạc đã qua sử dụng. Cách rửa tay đúng cách là phải làm ướt tay dưới vòi nước trước tiên, sau đó mới xoa xà phòng. Xoa hai bàn tay để tạo bọt và chà mạnh tay ít nhất 20 giây, chà tất cả các bề mặt bao gồm mui bàn tay, giữa các ngón và bên dưới móng tay. Xối nước kỹ rồi lau khô tay hoàn toàn bằng khăn hay máy sấy.[20]
Duy trì lối sống lành mạnh[sửa]
-
Ăn
uống
lành
mạnh.
Ăn
không
đủ
dinh
dưỡng
là
một
trong
những
nguyên
nhân
chính
gây
suy
giảm
miễn
dịch
và
dẫn
tới
nhiễm
trùng.[21]
Bạn
không
chỉ
cần
ăn
đủ
mà
còn
phải
ăn
đúng
loại
thực
phẩm
lành
mạnh
giàu
vitamin
và
khoáng
chất.
- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều đường, muối và chất bảo quản.
- Cân nhắc uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin C.[22]
-
Giữ
cơ
thể
đủ
nước,
đặc
biệt
khi
thời
tiết
nóng.
Uống
nhiều
nước
giúp
giữ
lỗ
chân
lông
sạch
sẽ
và
tránh
bị
tắc,
nhờ
đó
ngăn
ngừa
hình
thành
mụn
nhọt.
Lượng
nước
bạn
cần
uống
mỗi
ngày
vào
khoảng
30-60
ml
cho
mỗi
kilôgam
cân
nặng,
vì
vậy
một
người
cân
nặng
60
kg
nên
uống
khoảng
1,8
tới
3,6
lít
nước
mỗi
ngày.[23]
- Nếu thời tiết nóng hoặc nếu bạn phải làm việc hay tập luyện tốn nhiều sức thì nên uống lượng nước theo ngưỡng trên của biên độ.
- Sử dụng nghệ. Nghệ có tính kháng viêm và kháng khuẩn tự nhiên nên có tác dụng chữa trị và ngăn ngừa mụn nhọt. Kem hay dầu xoa chứa nghệ có thể hỗ trợ vết thương mau lành hơn, bao gồm cả nhọt.[24] Mặc dù các nghiên cứu không chứng minh được ảnh hưởng của việc ăn nghệ đối với nhọt, nhưng nghệ chứa chất chống ôxi hóa nên có khả năng hạn chế đột quỵ và nhồi máu cơ tim, vì vậy bạn muốn ăn bao nhiêu là tùy thích.[25]
-
Tập
thể
dục
từ
20-30
phút
mỗi
ngày.
Tập
thể
dục
vừa
phải
cho
thấy
có
thể
nâng
cao
sức
đề
kháng
đáng
kể.
Bạn
nên
tập
khoảng
20
tới
30
phút
mỗi
ngày
để
duy
trì
làn
da
khỏe
mạnh
và
chống
nhiễm
trùng.[26]
- Bắt đầu chậm khi mới tập luyện trở lại. Đi bộ 20 phút, thậm chí chỉ cần 10 phút mỗi ngày cũng đủ để cải thiện phần nào chức năng miễn dịch.
- Tập thể dục không hẳn là một công việc nhàm chán, bạn nên tìm cách vừa chơi vừa tập, như khiêu vũ hay đi dạo công viên với gia đình.
-
Cố
gắng
giảm
stress.
Những
người
chịu
nhiều
áp
lực
thường
có
khuynh
hướng
mọc
nhiều
mụn
và
mắc
cách
bệnh
lý
khác.
Nếu
được
bạn
nên
dành
ít
thời
gian
thư
giãn
mỗi
ngày
và
tìm
cách
xả
stress.
Tập
thể
dục
là
cách
xả
stress
rất
tốt
mà
nhiều
người
đã
áp
dụng
thành
công,
chẳng
hạn
như
yoga,
thiền
và
thái
cực
quyền.[27]
- Nụ cười cũng là liều thuốc chống stress hiệu quả. Nhờ bạn bè kể chuyện cười hoặc xem hài kịch và chương trình tivi vui nhộn vào cuối mỗi ngày.[28]
- Tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại. Trong một số trường hợp mụn nhọt xuất hiện khi bạn tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng tại nhà hay nơi làm việc. Các hóa chất dễ gây ra vấn đề về da là nhựa than và dầu cắt gọt.[29] Mặc trang phục bảo hộ khi làm việc với những hóa chất này và rửa sạch da hoàn toàn ngay sau khi tiếp xúc.
Tìm biện pháp y khoa ngăn ngừa mụn nhọt[sửa]
-
Đi
gặp
bác
sĩ.
Nếu
bạn
dễ
mọc
nhọt
hoặc
nhọt
không
hết
sau
khi
tự
điều
trị,
bạn
nên
đi
khám
bệnh
để
loại
trừ
các
vấn
đề
khác
có
thể
là
nguyên
nhân
gây
ra
mụn,
như
tiểu
đường,
thiếu
máu
hay
nhiễm
trùng.
Bác
sĩ
sẽ
kê
thuốc
hoặc
đề
nghị
áp
dụng
các
biện
pháp
phòng
ngừa
bổ
sung,
bao
gồm
thuốc
kháng
sinh,
thuốc
bôi
cục
bộ
và
viên
bổ
sung
sắt.[30]
- Bạn cũng nên đi khám bệnh nếu nhọt tái phát, tồn tại lâu hơn hai tuần, nhọt mọc trên mặt hay sống lưng, gây đau nhiều hoặc có sốt kèm theo.[31]
-
Cân
nhắc
uống
một
đợt
kháng
sinh.
Một
số
người
hay
mọc
mụn
nhọt
hoặc
mụn
trứng
cá
có
thể
phải
uống
một
đợt
kháng
sinh
để
điều
trị
tận
gốc
tình
trạng
nhiễm
trùng
là
nguyên
nhân
gây
ra
mụn.[32]
- Các loại kháng sinh thường được kê để chữa mụn nhọt và mụn nói chung là tetracycline, doxycycline hay erythromycin, với thời gian điều trị khoảng 6 tháng.
- Hỏi bác sĩ về thuốc kháng sinh dùng qua đường mũi. Với những người có tụ cầu vàng sống trong mũi, bác sĩ phải cho họ dùng kem bôi kháng sinh hay thuốc xịt mũi hằng ngày trong thời gian dài. Thuốc sẽ tiêu diệt quần thể tụ cầu vàng đang sống trong mũi để ngăn chặn nhiễm trùng lây sang da hoặc lây cho người khác khi bạn hắt hơi, ho v.v...[33]
- Hỏi về xà phòng kháng khuẩn và thuốc bôi cục bộ mua theo toa. Nếu xà phòng kháng khuẩn thường không hiệu quả hoặc làm da khó chịu, bác sĩ có thể kê loại khác hiệu quả hơn hay nhẹ hơn. Thuốc kháng sinh dạng bôi bán theo toa cũng được sử dụng bằng cách xoa trực tiếp vào khu vực dễ mọc mụn hay vết thương hở.
- Hỏi bác sĩ về vi khuẩn MRSA. Vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng methicillin) là chủng tụ cầu vàng đã phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh, do đó rất khó trị. Loại vi khuẩn này thường xuất hiện ở bệnh viện và các cơ sở chăm sóc y tế như viện dưỡng lão. Tuy nhiên nó cũng có thể lây qua đường tiếp xúc giữa da với da như khi chơi thể thao.[34]
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ 1,0 1,1 http://www.emedicinehealth.com/boils/article_em.htm
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/cystic-acne
- ↑ 3,0 3,1 http://www.emedicinehealth.com/boils/article_em.htm
- ↑ http://answers.webmd.com/answers/1172618/what-can-be-done-to-prevent
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/acne/features/tea-tree-oil-treats-skin-problems
- ↑ 6,0 6,1 http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eczema/expert-answers/eczema-bleach-bath/faq-20058413
- ↑ http://www.medscape.com/viewarticle/756817
- ↑ http://pediatrics.aappublications.org/content/123/5/e808.abstract
- ↑ 9,0 9,1 http://www.prevention.com/health-conditions/boils-and-carbuncles
- ↑ 10,0 10,1 http://www.niaid.nih.gov/topics/antimicrobialResistance/Examples/mrsa/Pages/transmission.aspx
- ↑ http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/ingrown-hair-causes-symptoms-treatment
- ↑ 12,0 12,1 http://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/guide/ingrown-hair-causes-symptoms-treatment?page=2
- ↑ http://kidshealth.org/teen/your_body/skin_stuff/shaving.html
- ↑ http://link.springer.com/article/10.1007/s11908-009-0067-6#page-1
- ↑ http://cid.oxfordjournals.org/content/39/10/1446.short
- ↑ 16,0 16,1 http://www.medicinenet.com/script/main/mobileart.asp?articlekey=293&page=6
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/staphylococcalinfections.html
- ↑ http://www.webmd.com/first-aid/how-to-clean-a-skin-wound
- ↑ http://www.palomarhealth.org/wound-care-centers/faqs
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/hand-washing/art-20046253
- ↑ http://cid.oxfordjournals.org/content/46/10/1582.full
- ↑ http://www.dermnetnz.org/bacterial/boils.html
- ↑ http://www.webmd.com/diet/water-for-weight-loss-diet?page=2
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25200875
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/herb/turmeric
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/007165.htm
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-symptoms/art-20050987?pg=2
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/stress-management/in-depth/stress-relief/art-20044456
- ↑ http://www.dermnetnz.org/acne/folliculitis.html
- ↑ http://www.emedicinehealth.com/boils/page3_em.htm#boils_treatment
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/001474.htm
- ↑ http://www.netdoctor.co.uk/ate/infections/203245.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/druginfo/meds/a688004.html
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mrsa/basics/definition/con-20024479
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/abscess.html
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000825.htm
- ↑ http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/impetigo.html