Ngừng trở nên lãnh đạm

Từ VLOS
(đổi hướng từ Ngừng Trở nên Lãnh đạm)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Lãnh đạm hoàn toàn khác với lười biếng. Đặc điểm của lãnh đạm bao gồm: sự thiếu vắng hoặc kìm nén đam mê, cảm xúc, hứng thú, sự quan tâm hoặc lo lắng đối với mọi việc. Nguyên nhân chính của tình trạng này thường khá đa dạng và khó có thể giải thích. Có lẽ là vì bạn đã từng đối mặt với nhiều thất bại liên tiếp, gặp phải sự từ chối tàn nhẫn, hoặc bạn cảm thấy như bạn thường xuyên bị chèp ép. Tìm hiểu lý do cho hành vi của bạn và lên kế hoạch tiến hành thay đổi sẽ hình thành nền tảng giúp bạn có thể sở hữu cuộc sống mà bạn khao khát.

Các bước[sửa]

Phân tích Hành vi của Bản thân[sửa]

  1. Tiến hành thay đổi. Điều đầu tiên bạn cần thực hiện đó chính là bạn phải kiên quyết rằng bạn muốn thay đổi thái độ lãnh đạm của mình. Nếu suy nghĩ của bạn thường là tác nhân dẫn dắt bạn đến với sự thờ ơ và bất lực, đã đến lúc bạn cần phải suy nghĩ theo hướng khác. Mọi suy nghĩ và hành động của bạn phải tập trung vào việc giành lại quyền lực cho bản thân và giúp bạn tìm hiểu về cách để ngăn ngừa sự tê liệt về thể chất và tinh thần mà nó gây nên.
    • Tham gia vào hoạt đồng giúp hình thành suy nghĩ và củng cố niềm tin rằng bạn hoàn toàn nắm quyền kiểm soát đối với sự tồn tại của chính mình, và rằng bạn có thể tạo nên các khả năng mới. Ví dụ, một hành động đơn giản nào đó chẳng hạn như dọn dẹp nhà cửa có thể giúp bạn nhận ra rằng bạn có thể cải thiện tình huống mà bạn đang gặp phải.
    • Bạn cần phải hiểu rõ các dấu hiệu, triệu chứng và nguyên nhân gây nên sự lãnh đạm. Lãnh đạm có thể được biểu hiện thông qua hình vi của bạn chẳng hạn như mất đi sự quan tâm, lo lắng và sự hào hứng với nhiều điều trong cuộc sống.
  2. Xác định nguyên nhân chính gây nên sự lãnh đạm. Điều gì khiến bạn mất hứng? Có phải là vì bạn bị từ chối quá nhiều lần? Có phải là do bạn tin rằng không ai lắng nghe bạn? Hay là vì bạn chưa đạt được một cấp độ cụ thể nào đó trong học tập, trong công việc hoặc vị thế xã hội, và bạn nghĩ rằng bạn sẽ không bao giờ có thể chạm đến chúng? Bạn có cảm thấy mất cân bằng tại một bộ phận nào đó bên trong cơ thể? Chỉ có bạn mới có thể trả lời những câu hỏi này.
    • Nguyên nhân sinh lý, tâm lý hoặc xã hội có thể đang đơn thuần hoặc kết hợp với nhau gây nên hoặc góp phần vào việc hình thành vấn đề của bạn.
    • Bạn nên yêu cầu bác sĩ y khoa (M.D) xét nghiệm máu để kiểm tra xem liệu bạn có gặp phải các căn bệnh chẳng hạn như bệnh liên quan đến tuyến giáp trạng, mất căng bằng nội tiết tố, và tình trạng bệnh lý khác. Lãnh đạm có thể là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác có thể được chẩn đoán và điều trị.
    • Yêu cầu bác sĩ y học cổ truyền (N.D) chẩn đoán các vấn đề mà M.D không thể xác định. Và N.D sẽ có thể chăm sóc sức khỏe của bạn một cách tổng quát hơn, và điều này sẽ là sự hỗ trợ có lợi để bổ sung thêm vào quá trình chăm sóc mà M.D cung cấp. Ví dụ, N.D được đào tạo để chẩn đoán vấn đề liên quan đến hóa chất và dinh dưỡng, và các loại dị ứng có thể tác động đến cảm xúc và sức khỏe tổng thể của bạn.[1]
  3. Lắng nghe người thân và bạn bè. Nếu bạn nhận thấy rằng gia đình và bạn bè của bạn đang cố gắng để “giúp bạn” tăng thêm động lực cho bản thân, có nghĩa là họ nhận thức được rằng có điều gì đó không ổn. Ở vẻ bề ngoài, sự lãnh đạm trông giống như sự lười biếng. Bạn biết rằng đây là điều sai trái, nhưng bạn không thể hiểu rõ cảm xúc của mình. Khi bạn thu mình trong vòng xoáy của trạng thái lãnh đạm, bạn sẽ có thể dễ dàng đưa bản thân vào thế phòng ngự và ngăn mọi người giúp đỡ bạn.
    • Bạn nên học cách lắng nghe bởi vì mọi người đang lo lắng cho bạn.
    • Cho dù là bạn có thực hiện theo lời khuyên của họ hay không, ít nhất hãy cố gắng lắng nghe họ nói.
    • Chấp nhận lời buộc tội oan uổng về sự lười biếng không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là khi bạn không biết cách để có thể thoát khỏi tình trạng này. Bạn có thể nói rằng "Tôi biết rằng bây giờ trông tôi giống như một kẻ lười biếng, nhưng tôi thật sự chỉ đang cảm thấy không ổn. Tôi muốn tìm hiểu nguyên nhân để có thể cảm thấy tốt hơn".
  4. Kiểm tra sự cô lập của bản thân. Bạn có đang dành phần lớn thời gian trong ngày để ở một mình và ít tiếp xúc hoặc hoàn toàn không tiếp xúc với người khác?[2] Dành toàn bộ thời gian để đắm chìm trong suy nghĩ của bản thân sẽ gây cản trở cho việc nhận thức cuộc sống và thế giới xung quanh. Nếu bạn suy nghĩ tiêu cực, bạn sẽ dành cả ngày để buông mình trong thế giới tiêu cực mà bạn tạo dựng.[3]
    • Bạn nên dành nhiều thời gian hơn với bạn bè thân thiết và gia đình. Không nên cô lập bản thân.
    • Tìm kiếm sự cân bằng trong việc dành thời gian một mình và dành thời gian trong việc giao tiếp xã hội.
    • Cho phép bản thân cảm thấy không thoải mái khi phải giao tiếp xã hội. Điều này hoàn toàn bình thường. Cùng với luyện tập, bất kỳ một điều mới mẻ nào cũng có thể trở nên dễ dàng hơn.[4]
    • Mặc dù giao tiếp rất quan trọng, bạn không nên gặp gỡ người mà bạn không thích. Nếu bạn có xu hướng trở nên trầm cảm và lãnh đạm quanh một vài người cụ thể, bạn chỉ nên giao du với người mà bạn yêu mến.
  5. Xác định xem liệu bạn có đang so sánh bản thân một cách không công bằng với người khác. Lãnh đạm thường liên quan đến cảm giác không xứng đáng, và có thể trở nên tồi tệ hơn thông qua việc không ngừng so sánh bản thân với người khác. Bạn nên tập trung xây dựng bản thân thay vì làm bản thân nhụt chí bằng suy nghĩ rằng một người nào đó thành công hơn bạn, xinh đẹp hơn bạn hoặc tài năng hơn bạn.
    • Bạn không nên cho phép điều này ngăn cản bạn cố gắng, ngăn cản bạn quan tâm và chú ý đến thế giới và sở thích của chính mình.
    • Bạn là một người thành công, xinh đẹp và tài năng theo cách riêng của bạn.[5]
  6. Suy nghĩ về những điều đã từng khiến bạn thích thú. Nhắc nhở bản thân về chúng. Lập danh sách thú vui của bản thân trong quá khứ. Khi bạn cảm thấy lãnh đạm, bạn sẽ mất dần mối liên kết với các yếu tố từng đem lại niềm vui cho bạn. Có thể sẽ khó để bạn nhớ về những điều từng khiến bạn hào hứng. Vì vậy, hãy ngồi xuống và lập danh sách về chúng. Cất giữ danh sách tại nơi mà bạn có thể dễ dàng trông thấy.
    • Chơi đàn guitar có khiến bạn vui hay không? Hãy lôi nó ra khỏi chiếc vỏ bụi bặm và hồi tưởng về cảm giác đó.
    • Bạn có từng là người say mê đọc sách, người thường tìm đọc những quyển sách bán chạy nhất? Hãy lấy một quyển sách ra khỏi chồng sách mà bạn đã từng muốn đọc và đọc sơ qua nó.
    • Bạn có thích cười vui cùng bạn bè? Những người bạn thân thiết của bạn hoàn toàn không biết tin tức của bạn trong nhiều ngày, nhiều tuần, hoặc nhiều tháng. Đã đến lúc bạn cần phải liên lạc với họ.

Hình thành Động lực trong Cuộc sống[sửa]

  1. Thay đổi cách suy nghĩ. Suy nghĩ có thể thay đổi cảm xúc. Để có thể cảm thấy tốt hơn, bạn nên cố gắng suy nghĩ tốt đẹp hơn. Bạn có thể sẽ bắt đầu nhận thức được rằng bạn có khá nhiều suy nghĩ tiêu cực, và điều này có nghĩa là bạn vẫn có thể cải thiện bản thân. Tập trung vào suy nghĩ tích cực để thay thế những điều tiêu cực.
    • Mỗi khi bạn biết rằng mình đang suy nghĩ tiêu cực, hãy bảo bản thân "Thôi đi", sau đó thay thế chúng với một điều tích cực nào đó chẳng hạn như "Mình đang lắp đầy tâm trí bằng các ý tưởng tiêu cực có thể giúp mình thay đổi niềm tin của mình. Mình đang thay đổi cuộc sống của chính mình".
    • Ví dụ, nếu bạn đang suy nghĩ kiểu như “Cố gắng để làm gì khi mình biết rằng mình sẽ thất bại”, hãy thay thế nó bằng câu nói “Thất bại là cơ hội để học hỏi. Nếu lần này mình thất bại, mình vẫn luôn có thể thử lại”.
  2. Ngừng các hành vi thể hiện sự tự căm ghét bản thân và suy nghĩ không phù hợp.[6] Hãy là người đầu tiên khen ngợi bản thân mỗi khi bạn hoàn thành tốt một công việc nào đó. Bạn nên cố gắng nhìn nhận đặc điểm tích cực của bản thân theo cách người khác nhìn nhận bạn.
    • Xem xét về quá trình tự nhận thức bản thân. Có thể là bạn đang quá nghiêm khắc trong việc đánh giá bản thân mà không thông qua bằng chứng cụ thể.
    • Ngay cả khi bạn nghĩ rằng đi bỏ rác không phải là vấn đề to tát, hãy tự khen ngợi bản thân “giỏi lắm” khi hoàn thành nhiệm vụ. Cho dù đó là nhiệm vụ to hay nhỏ, bạn cần phải tôn vinh chính mình bằng cách nhìn nhận những điều mà bạn có thể làm thay vì tập trung vào điều mà bạn không thể thực hiện.
  3. Tiến hành từ bước nhỏ. Bạn nên bắt đầu từ những bước nhỏ. Nếu bạn gặp khó khăn với tính lãnh đạm cùng cực, lao đầu vào thực hiện các khao khát và nhiệm vụ mới ngay lập tức sẽ không phải là điều khôn ngoan. Đầu tiên, bạn chỉ nên tiến hành thay đổi nhỏ và dần dần tiến gần đến các nhiệm vụ quan trọng hơn. Mỗi bước tiến sẽ là một bước giúp bạn tránh xa khỏi sự lãnh đạm.
    • Ví dụ, nếu bạn cảm thấy rằng tất cả mọi điều mà bạn có thể làm trong một ngày đó là thức dậy và lăn vào chiếc ghế bành, quyết định chạy marathon sẽ không giúp ích được gì cho bạn.
  4. Thay đổi ngoại hình. Cắt tóc, hoặc thực hiện những thay đổi to lớn trong ngoại hình của bạn. Cắt tóc có thể là một lời tuyên bố lớn lao hoặc một cuộc nổi loạn ngầm để chống lại sự lãnh đạm. Hành động này có thể sẽ vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp cho bản thân sự thay đổi nhỏ nhặt nhưng quan trọng và gây ảnh hưởng đến thói quen của bạn.
  5. Thay đổi giờ đi ngủ và giờ thức dậy. Nếu bạn đã dành quá nhiều thời gian cho việc ngủ, bạn nên thay đổi bằng việc đi ngủ vào một thời điểm phù hợp và thức dậy sau 7 - 8 giờ. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ngủ đủ giấc rất quan trọng để chức năng của não của thể hoạt động bình thường.[7] Tái thiết lập thói quen ngủ sẽ giúp bạn nhận được nhiều năng lượng và động lực hơn để có thể tích cực tham gia vào cuộc sống.
    • Ngủ quá nhiều có thể khiến bạn cảm thấy uể oải và suy nhược, vì vậy, hãy thức dậy và bước ra khỏi giường sớm hơn một đến hai giờ so với thông thường.
  6. Rèn luyện cơ thể và tâm trí. Đôi khi, chỉ bằng cách tiến hành những bước nhỏ nhặt nhất có thể giúp bạn đảo ngược ảnh hưởng của trạng thái lãnh đạm cùng cực. Chui khỏi vỏ ốc của mình và rèn luyện cơ thể sẽ giúp bạn thoát khỏi tình trạng thờ ơ. Nếu suy nghĩ về việc tập thể dục khiến bạn muốn nằm dài trên ghế bành, hãy coi đó là dấu hiệu cho thấy rằng đầy là một hành động khá cần thiết.
    • Bạn không cần phải ngay lập tức lao đầu vào cuộc chạy đua 5 km hoặc bơi lội 16 km vào mỗi buổi sáng. Bạn nên tiến hành một cách chậm rãi và thực hiện điều mà bạn cảm thấy sẵn sàng. Bắt đầu bằng một vài động tác khởi động nhẹ nhàng và bài tập rèn luyện sự dẻo dai (calisthenics) vào mỗi sáng hoặc đi bộ nhanh quanh khu phố.
    • Tập thể dục có thể giúp bạn giải phóng beta-endorphins trong máu, quá trình này có thể tạo nên hiệu ứng được biết đến dưới tên gọi "runner's high" (cảm giác "phê" khi chạy), giúp hình thành cảm giác hưng phấn và dễ chịu. Nó cũng sẽ làm tăng sức bền của bạn, cung cấp năng lượng cho bạn, và giúp bạn ngủ ngon hơn. Lợi cả đôi đường.[8]
  7. Theo dõi chế độ dinh dưỡng của bạn. Tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh có thể dẫn đến tình trạng lãnh đạm. Bạn càng cảm thấy thờ ơ bao nhiêu, bạn lại càng sử dụng thực phẩm không có lợi và với liều lượng có thể khiến bạn bị béo phì bấy nhiêu.
    • Không nên sử dụng thực phẩm đông lạnh, thức ăn nhanh, và các loại đồ ăn vặt khác thay vì thức ăn tốt cho sức khỏe và chứa nhiều dinh dưỡng.
    • Tránh ăn quá nhiều đường tinh luyện và thực phẩm chứa nhiều chất bảo quản có thể ảnh hưởng đến hormone có chức năng tăng trưởng hệ thần kinh của não bộ (BDNF), và liên quan đến việc làm tăng nguy cơ trầm cảm.[9]
    • Bạn nên thử bắt đầu nấu những bữa ăn đơn giản tại nhà với các loại rau củ quả tươi, chất xơ, và một lượng nhỏ sản phẩm đã được chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp. Nếu bạn thường sử dụng lò vi sóng để nấu ăn, hãy thay thế bằng cách nấu ăn trên vỉ nướng, trong lò nướng hoặc trên bếp. Cách này sẽ đem lại mùi vị, kết cấu và hương thơm khác nhau cho cuộc sống của bạn.
  8. Thực hiện những thay đổi lớn trong suy nghĩ và hành động. Bạn có thể tiến hành thay đổi trong thói quen hằng ngày để thoát khỏi sự lãnh đạm. Quyết định xem liệu bạn có nên tiếp tục, loại bỏ hoặc thay đổi một điều quan trọng nào đó trong cuộc sống của bạn để tạo động lực cho bản thân.
  9. Thay đổi công việc. Nếu công việc hiện tại của bạn khiến bạn cảm thấy rằng nó không tương xứng với khả năng của bạn, rằng bạn không được trân trọng, hoặc cảm thấy nhàm chán, bạn nên tìm kiếm một công việc mới. Mục đích của việc đến công ty đó là công việc đó phải đem lại thu nhập và giúp bạn hình thành mục tiêu cho bản thân. Trong khi nhiều người có thể dễ dàng đối phó với quá trình "làm công ăn lương" miễn là họ sở hữu một cuộc sống đầy đủ và trọn vẹn bên ngoài văn phòng làm việc, nhiều người khác lại đang phải đấu tranh với vấn đề này. Hãy sáng suốt trong việc lựa chọn để tìm kiếm một công việc đem lại lợi ích về mặt cảm xúc cho bạn.
  10. Thay đổi chỗ ở. Di chuyển đến nơi khác có thể đem lại cho bạn môi trường mà bạn cần. Nếu bạn cảm thấy như bị mắc kẹt tại một nơi mà bạn không biết rõ những người xung quanh, không cảm thấy thoải mái, hoặc không thích ở đó, thay đổi chỗ ở sẽ tốt hơn cho bạn. Mặc dù sự thật là bạn không thể trốn thoát khỏi các vấn đề mà bạn đang phải đối mặt bằng việc di chuyển, nó có thể đem lại một tia sáng mà bạn cần đến.[10]
    • Nhiều nghiên cứu khoa học đã nhận thấy sự giảm thiểu đáng kể trong tình trạng lo lắng và trầm cảm ở những người di chuyển đến môi trường sống tích cực hơn.[11]
  11. Kết thúc mối quan hệ không lành mạnh. Kết thúc mối quan hệ không lành mạnh sẽ giúp bạn ngăn chặn sự tích tụ của cảm xúc tiêu cực. Mối quan hệ phải là yếu tố khiến bạn cảm thấy trọn vẹn và cung cấp sự hỗ trợ cho bạn chứ không phải lôi bạn vào vòng xoáy của sự cạnh tranh, của cuộc tranh cãi nhỏ nhen và nỗi oán giận. Nếu mối quan hệ hiện tại của bạn không cung cấp cho bạn sự hỗ trợ cần thiết về mặt tinh thần, hãy chấm dứt nó.
  12. Giữ cho bản thân luôn bận rộn. Một trong những cách tuyệt vời để loại bỏ sự lãnh đạm là lên kế hoạch cho các hoạt động mà bạn có thể cùng thực hiện với người khác. Bạn có thể gọi điện cho bạn bè và hẹn ngày cùng đi ăn uống vào ngày thứ Hai, sau đó xếp lịch đi tập thể dục tại phòng tập sau giờ làm việc vào ngày thứ Ba. Đi dạo vào thứ Tư và thăm một người bạn sống ở một nơi khác. Lấp kín thời gian biểu của bạn và đừng tạo cơ hội để bản thân có thể ngăn cản bạn thực hiện chúng.
    • Xác định "khoảng không" của bạn. Đôi khi, bạn có thể cảm thấy cực kỳ lãnh đạm hoặc suy sụp tại một thời điểm nào đó vào buổi sáng hoặc buổi tối. Nếu bạn thường cảm thấy không có động lực trước khi đi làm, hãy lên kế hoạch thực hiện một điều gì đó để tận dụng khoảng thời gian này.
    • Ví dụ, bạn có thể sử dụng thời gian này để nghe những bản thu âm hoặc loại nhạc giúp bạn cảm thấy phấn chấn hơn, thực hiện những điều giúp tạo động lực, hoặc tập các bài tập thiền đã được chứng minh rằng có thể giúp thay đổi trạng thái của não bộ.[11] Lấp đầy khoảng không của bản thân bằng thông tin phong phú và tích cực.

Thực hiện Kế hoạch[sửa]

  1. Hình thành thói quen phù hợp. Thắp lại ngọn lửa mà bạn đã đánh mất sẽ bắt đầu từ việc đưa ra quyết định để vượt qua sự lãnh đạm. Thiết lập từng bước cụ thể trong kế hoạch tái xây dựng bản thân sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để thành công. Đây chính là nỗ lực có sự cân nhắc để hoàn thành những thành công nhỏ và từ đó có thể dẫn đến thành tựu to tát hơn.
    • Thói quen có thể cung cấp cho bạn sự trợ giúp cần thiết để có thể thoát khỏi sự lãnh đạm. Nếu bạn hình thành sẵn thói quen cho bản thân, bạn sẽ không phải suy nghĩ về việc bạn cần làm mỗi ngày. Bạn chỉ cần thực hiện theo thói quen của mình.
    • Bắt đầu từ những thói quen đơn giản chẳng hạn như: Thức dậy vào lúc 7 giờ sáng, ăn sáng và tắm rửa và chuẩn bị sẵn sàng để rời khỏi nhà vào lúc 9 giờ. Vào cuối ngày, tiến hành chuẩn bị quần áo và cơm trưa cho ngày mai đi làm và đi ngủ vào lúc 10 giờ tối.[12]
  2. Cam kết thay đổi quan điểm và hành vi của bản thân. Thực hiện theo như thỏa thuận với chính mình. Tự hứa với bản thân không ngừng cải thiện cuộc sống là một trong điều đáng quý nhất mà bạn có thể làm. Giữ lời hứa có thể sẽ khó khăn tại một thời điểm nào đó nếu bạn cho phép bản thân nghi ngờ đạo đức và tiêu chuẩn của bạn.
    • Ký kết hợp đồng hành vi với bản thân và yêu cầu nhân chứng ký tên vào đó. Hành động này sẽ bảo đảm rằng bạn sẽ chịu trách nhiệm thực hiện theo như hợp đồng.
    • Thay đổi có thể sẽ khó khăn, nhưng rất đáng để bạn nỗ lực.
    • Bạn có thể khiến bản thân thất vọng, nhưng bạn cũng cần phải là người đầu tiên cho phép bản thân có thêm cơ hội thứ hai.
    • Nếu bạn cảm thấy rằng bạn đang quay lưng trước lời hứa mà bạn đã trao cho bản thân, hãy tự nói với bản thân rằng “Mình biết điều này sẽ rất khó khăn, nhưng mình đã tự hứa với bản thân rằng mình sẽ thực hiện những điều tuyệt vời, ăn những món ăn ngon và trở nên mạnh mẽ. Mình nói điều này để tự nhắc nhở bản thân và tái cam kết thực hiện lời hứa của mình. Mình hứa”.
  3. Thực hiện kế hoạch. Bạn đang thay đổi hoàn cảnh của chính mình, và điều này khá khó khăn, nhưng phần thưởng sẽ rất xứng đáng. Bạn nên tập trung vào toàn bộ những bước tích cực mà bạn có thể thực hiện để tiến gần hơn đến mục tiêu chính. Nắm giữ trong tay thông tin và danh sách cần thiết để bạn có thể tham khảo chúng khi bạn cảm thấy bất lực. Bạn luôn có thời gian để tiến bước và để nghỉ ngơi, nhưng không nên cho phép bản thân quay về với điều khiến bạn cảm thấy tồi tệ.
  4. Xác định hành động tích cực đầu tiên của bản thân. Tìm một điều nào đó có thể giúp bạn lấy lại sức và đắm mình trong nó. Bạn cần nhớ một điều, bạn không nên cố gắng để trở nên thon thả, viết tiểu thuyết, và hoặc cách chơi đàn xita cùng một lúc trong vòng một tuần. Bạn sẽ khiến bản thân cảm thấy rối ren. Sở thích sẽ giúp tăng cường sức khỏe[13] và sẽ ngăn bạn không trở về với tình trạng lãnh đạm.
    • Chơi một nhạc cụ, bắt đầu nấu bia, hoặc chơi một môn thể thao nào đó. Hãy tìm kiếm hoạt động khiến bạn cảm thấy hào hứng.
    • Không nên ép bản thân phải hoàn hảo trong mọi việc. Cho phép bàn tay của bạn trở nên vụng về khi chơi đàn ghita. Cho phép bản thân cảm thấy bối rối khi đọc triết học Pháp. Trải nghiệm nỗi đau đang hình thành và đối xử với chúng như là trở ngại mà bạn có thể khuất phục, chứ không phải là rào cản mà bạn không bao giờ có thể vượt qua.
  5. Thích nghi với sự không hoàn hảo. Bạn là một con người và điều này có nghĩa là bạn cũng có những thiếu sót, tương tự như mọi người khác. Bất kỳ một kế hoạch tốt đẹp nào cũng có thể bao gồm cơ hội để bạn sửa chữa lỗi lầm nếu cần. Vấp ngã và vực dậy không chỉ giúp bạn đi đúng hướng mà còn cho bạn biết được rằng bạn luôn có thể tập hợp sức mạnh của bản thân và tiếp tục.
    • Nếu bạn đã ký kết hợp đồng hành vi, bạn có thể thêm vào những điều khoản khi cần thiết, ký tên và yêu cầu nhân chứng ký tên một lần nữa.
    • Nếu cần thiết, mỗi ngày, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng “Ngày hôm qua chỉ là quá khứ và ngày hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời”.
  6. Nhìn nhận sự tiến bộ của chính mình. Bạn cần phải viết ra kế hoạch, mục tiêu và thành tựu mà bạn đạt được. Điều này sẽ cung cấp cho bạn cơ hội để tìm hiểu xem bạn đã tiến xa được bao nhiêu. Tiến bộ có thể lây lan. Nếu bạn cho bản thân thấy rằng bạn có khả năng, bạn sẽ ngày càng có thêm nhiều năng lực và sự lãnh đạm sẽ hoàn toàn biến mất.

Đối phó với Sự lãnh đạm[sửa]

  1. Quên đi quá khứ. Nếu bạn cố gắng quên đi một điều nào đó và nó vẫn tiếp tục gặm nhấm bạn, khiến bạn chùn bước hoặc gợi lại cảm giác thờ ơ, bạn có thể sẽ cần phải xử lý những cảm xúc này. Dần dần, bạn sẽ có thể chạm đến thời điểm mà bạn cảm thấy và tin chắc rằng mọi khó khăn đã qua đi. Sống thật mỗi ngày sẽ giúp bạn quên đi quá khứ.
    • Xử lý cảm xúc còn sót lại của quá khứ bằng cách trò chuyện cùng bạn thân, gia đình hoặc nhà trị liệu. Quá trình này bao gồm nhắc lại khao khát ngăn chặn mọi ảnh hưởng của sự lãnh đạm.
  2. Nói với bạn bè và người thân rằng bạn đang cố gắng thay đổi cuộc sống. Hành động này không chỉ khiến người khác muốn giúp đỡ bạn mà còn giúp bạn trở nên có trách nhiệm với bản thân và với mục tiêu của chính mình. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy nói với mọi người rằng "Tôi đang gặp khó khăn và tôi rất cảm kích việc bạn đang cố gắng giúp đỡ tôi. Bạn có muốn chia sẻ với tôi về khoảng thời gian mà bạn gặp khó khăn trong quá khứ hay không?".
  3. Giáo dục bản thân. Sự thờ ơ liên quan trực tiếp đến các vấn đề nghiêm trọng khác, bao gồm lo âu, căng thẳng, trầm cảm lâm sàn, một số loại bệnh khác và rối loạn chuyển hóa. Bạn nên chú ý đến cảm xúc lãnh đạm chung của bản thân, đặc biệt nếu chúng kéo dài, vì chúng có thể là một trong những dấu hiệu chính của bệnh trầm cảm lâm sàn, và đây có thể là nguyên nhân tìm ẩn của những cảm xúc của bạn.[14]
    • Nguyên nhân bên ngoài có thể là do bạn không hạnh phúc với công việc của mình, với mối quan hệ, hoặc những hoàn cảnh khác khiến bạn cảm thấy không được trân trọng hoặc chưa thật sự xứng đáng với khả năng của bản thân.
    • Nếu một điều gì đó đã từng đem lại niềm vui cho bạn lại khiến bạn cảm thấy không trọn vẹn, hãy tiến hành xác định thời điểm cảm giác này xuất hiện. Nó có thường xuyên xảy ra? Nó có liên quan đến sự chia tay, hoặc một khoảnh khắc của sự hỗn loạn nghiêm trọng trong cảm xúc?
    • Có phải bạn hoặc một người nào đó mà bạn yêu thương hoặc quan tâm đang cảm thấy không hào hứng trước những hoạt động đã từng một thời khá thú vị và hấp dẫn, cảm thấy mất đi động lực trong công việc hoặc học tập, không thể nào theo kịp người khác vì lãng phí thời gian để xem TV, chơi game, hoặc phá phách trực tuyến?
    • Bạn có đang cảm thấy bực bội và xấu hổ khi vây quanh bản thân là những bạn bè có một cuộc sống khá thú vị, hay là bạn đang tránh mặt tất cả bạn bè?
  4. Cởi mở và trung thực với chính mình. Tự xem xét nội tâm là quá trình cố gắng để đi sâu vào tìm hiểu những gì đang diễn ra trong nội tâm của bạn.[15]. Khi bạn xác định được lý do và cách thức mà bạn phản ứng trước mọi người và đối với mọi sự vật xung quanh bạn, bạn sẽ có thể giải quyết khá nhiều khó khăn cá nhân. Bạn là người duy nhất có thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi này. Phân tích chúng có thể sẽ khá khó khăn, nhưng chúng sẽ hình thành đường lối rõ ràng để bạn có thể tiến đến thực hiện thay đổi.
  5. Ngừng kết nối với thế giới ảo. Một bước tuyệt vời để giúp bạn tránh xa khỏi vòng xoáy của lòng tự trọng đó là ngừng sử dụng mạng xã hội trong một thời gian ngắn. Bạn không cần phải chấm dứt dùng Facebook ngay lập tức, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự liên kết giữa trầm cảm và hành động nhấp chuột vào bức ảnh đi nghỉ mát của bạn bè trên Facebook cả ngày. Bạn sử dụng Facebook càng nhiều thì bạn lại càng mất dần cảm giác hạnh phúc.[16]
  6. Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp. Nếu bạn thật sự đang gặp khó khăn, bạn không cần phải một mình đối mặt với nó. Lên lịch hẹn với bác sĩ trị liệu đã được cấp phép để trò chuyện về những khó khăn trong việc đối phó với tình trạng lãnh đạm của bạn. Hẹn gặp và trò chuyện với một người nào đó có thể giúp ích được cho bạn.[17]
  7. Cần biết rằng bạn không phải là người duy nhất gặp phải vấn đề này. Bạn thường sẽ có xu hướng nghĩ rằng bạn là người duy nhất đang phải đối mặt với suy nghĩ và cảm xúc mà bạn đang trải nghiệm. Bạn cần phải hiểu rằng nhiều người khác cũng đang gặp tình trạng tương tự như bạn và họ đã tìm được sự giúp đỡ cần thiết. Hãy cố gắng chiến đấu chống lại thôi thúc khiến bạn cô lập bản thân và không thể nhận được sự giúp đỡ mà bạn cần.
    • Tìm kiếm nhóm hỗ trợ thông qua một người bạn, bác sĩ hoặc từ nguồn thông tin trực tuyến mà bạn có thể tin tưởng. Nhận biết rằng bạn không cần thiết phải một mình đối mặt với vấn đề này sẽ giúp bạn tìm kiếm sức mạnh thực hiện thay đổi mà bạn khao khát.
  8. Từng bước hình thành nguồn năng lượng trong cuộc sống. Với mỗi hành động mà bạn thực hiện, bạn đã loại bỏ được một phần của sự lãnh đạm. Khi bạn cho bản thân có cơ hội để tạo nên cách nhìn mới mẻ hơn về cuộc sống, bạn sẽ có thể xây dựng sự tự tin của bản thân và tình trạng lãnh đạm sẽ biến mất. Loại bỏ sự thờ ơ không phải là một quá trình diễn ra nhanh chóng, nhưng mỗi bước mà bạn thực hiện sẽ giúp xây dựng nền tảng đưa bạn đến với bước tiếp theo, và nhiều bước kế tiếp cho đến khi bạn hoàn toàn được giải thoát khỏi sự lãnh đạm.

Lời khuyên[sửa]

  • Hãy nhớ rằng: bạn không vô dụng. Giá trị của bản thân bạn dựa trên sự tự tin, niềm hạnh phúc, và hành động giúp đỡ người khác. Nó không dựa trên những điều mà người khác nghĩ về bạn.
  • Viết lách rất tốt cho mọi người. Bạn có thể bắt đầu viết, vẽ, v.v. Nếu bạn thích một bài thơ hoặc bản nhạc nào đó, bạn cũng có thể viết chúng ra giấy. Một trong những điều quan trọng nhất đó là bạn phải cố gắng thể hiện chính mình.
  • Nếu bạn có một tuổi thơ đầy khó khăn, hãy tìm đến chuyên gia tư vấn để giải quyết bất kỳ một vấn đề nào là kết quả của quá trình này và có thể đang gây ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của bạn.
  • Hãy vui vẻ. Bạn nên suy nghĩ về một điều vui vẻ nào đó vào mỗi buổi sáng thay vì về cảm xúc tiêu cực.
  • Tận hưởng tình bạn mà bạn đang có.
  • Quan tâm đến những việc đang xảy ra trong thế giới xung quanh. Tìm hiểu thêm về sự kiện hiện tại. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy như bạn là một phần của thế giới thay vì chỉ là một cá thể đơn độc.
  • Nếu bạn không thể tự mình kiểm soát bất kỳ điều gì, hãy tìm trợ giúp. Ví dụ, nếu bạn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng, béo phì, hoặc đang suy nghĩ về việc làm hại bản thân hoặc người khác.
  • Con người cần phải tương tác với nhau. Nếu bạn tìm đến người khác, họ cũng sẽ tìm đến bạn.
  • Tự thưởng cho bản thân khi đạt được bất kỳ một sự cải thiện nào, đặc biệt trong vấn đề tương tác với người khác. Hãy để phần thưởng tạo động lực cho bạn cố gắng đạt được sự thành công trong cuộc sống của chính mình.

Cảnh báo[sửa]

  • Suy nghĩ về việc tự tử là dấu hiệu của trầm cảm. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng lãnh đạm và bạn nghĩ rằng nó có thể liên quan đến căn bệnh trầm cảm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp. Có rất nhiều người đang mong muốn được giúp đỡ bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây