Ngừng chán nản

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Thất bại là một phần không thể tránh khỏi của cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi những trở ngại này khiến bạn xuống tinh thần và phiền muộn. Tập trung vào những điều tích cực và nhìn nhận thất bại như những cơ hội học hỏi sẽ giúp bạn tránh cảm giác chán nản khi những điều xui xẻo bất ngờ xảy ra.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Lựa chọn Góc nhìn Của bạn[sửa]

  1. Hình dung khi bạn hoàn thành mục tiêu của mình. Mường tượng niềm hạnh phúc của bạn khi được thăng chức hoặc đạt mục tiêu giảm cân. Tập trung vào kết quả tích cực khi đạt được mục tiêu thay vì nản lòng bởi chặng đường dài để đạt tới mục tiêu đó.[1]
    • Ví dụ, nếu muốn tiết kiệm để đi nghỉ mát, hãy xác định số tiền bạn cần cho chuyến đi và suy nghĩ về cách thức đạt được mục tiêu này. Đừng choáng ngợp nếu mới đầu con số đó khiến bạn nản lòng. Có thể bạn sẽ ngừng uống cà phê latte mỗi sáng hoặc cắt đường dây cáp trong một năm để tiết kiệm. Hình dung bạn sẽ hạnh phúc tới mức nào khi dần dần tích góp đủ cho chuyến đi chơi của mình.
  2. Tập trung vào những thành công của bạn. Tránh suy nghĩ về những thất bại hay khó khăn trong quá khứ - chúng sẽ khiến bạn vô cùng chán nản.[2] Thay vào đó, hãy tập trung vào những thành công và hành động của bạn để tiến gần hơn tới mục tiêu.
    • Nếu đang cố gắng giảm cân nhưng lại ăn quá nhiều và quên tập thể dục vào hai ngày cuối tuần, đừng quá khắt khe với chính mình. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều bạn đã làm đúng, ví dụ như quay lại tập thể dục và ăn điều độ vào sáng thứ Hai, hoặc thư giãn thể chất và tinh thần chỉ trong tuần đó. Tập trung vào những điều bạn đã làm đúng thay vì lỗi lầm sẽ thúc đẩy tinh thần và khiến tâm trí bạn vui vẻ hơn.
  3. Coi thất bại như những cơ hội học hỏi. Tất cả mọi người đều đã thất bại lúc này hay lúc khác. Hãy nhớ rằng việc trải qua thất bại không có nghĩa bạn là một thất bại. Thất bại là cơ hội để bạn biết rằng điều gì hiệu quả và không có hiệu quả trong tương lai.
    • Nếu đang trải qua thất bại, đừng suy nghĩ nhiều về những điều tiêu cực. Chỉ chăm chăm vào những thất bại sẽ khiến bạn xuống tinh thần và làm việc không hiệu quả, do đó, hãy tìm kiếm cơ hội từ chính những thất bại này.
    • Ví dụ, mất việc có thể là cơ hội để bạn tìm kiếm một công việc khác phù hợp hơn hoặc quay lại trường học. Chấm dứt một mối quan hệ có thể là cơ hội để bạn yêu thương bản thân và nuôi dưỡng tình bạn của mình.[2]
  4. Đặt ra những mục tiêu thực tế. Những mục tiêu phi thực tế sẽ chỉ khiến bạn chán nản, vì vậy hãy đảm bảo bạn đang hy vọng đạt được những mục tiêu thực tế và có thể thực hiện những mục tiêu này trong một khoảng thời gian phù hợp. Nhớ rằng bạn cần thời gian để tiến bộ; với phần lớn những mục tiêu cá nhân, bạn sẽ không thể thấy được kết quả chỉ sau ngày một ngày hai.
    • Đảm bảo rằng bạn đã chia những mục tiêu lớn thành các bước nhỏ để cảm thấy có thể chinh phục chúng dễ dàng hơn. Ví dụ, thay vì đặt mục tiêu chạy ma-ra-tông trong năm nay, hãy từng bước tiến lên bằng cách đặt mục tiêu đầu tiên là hoàn thành đường chạy 5 ki-lô-mét.
  5. Ghi lại những tiến bộ của bạn. Điều quan trọng là bạn phải thấy bằng chứng cho những thành quả của mình. Lưu giữ những bằng chứng có thể thấy được về sự tiến bộ của bạn sẽ khiến bạn cảm thấy tích cực hơn và thúc đẩy bạn nỗ lực hướng tới mục tiêu.[3]
    • Ví dụ, bạn có thể vẽ biểu đồ giảm cân của mình trong nhật ký, ghi lại mỗi lần trả hết nợ thẻ tín dụng, hoặc kiểm đếm tài khoản tiết kiệm ngày một tăng lên. Mỗi chi tiết nhỏ đều đáng giá, và ghi lại quá trình tiến bộ sẽ giúp bạn thấy mình đã đi xa tới đâu.

Thay đổi Thái độ Của bạn[sửa]

  1. Lựa chọn sự lạc quan. Để vượt qua nỗi chán chường, bạn cần lựa chọn sự lạc quan và tích cực. Mặc dù ban đầu bạn có thể phải ép buộc bản thân hoặc “giả vờ” lạc quan và tích cực, những nỗ lực của bạn cuối cùng cũng sẽ có tác dụng. Thay vì suy nghĩ rằng mình sẽ thất bại ngay cả trước khi bắt đầu, nếu bạn tin mình có thể đạt được mục tiêu bằng cách từng bước tiến lên và nỗ lực hết sức, lòng tin đó sẽ giúp bạn thành công.[4]
    • Ví dụ, mục tiêu giảm 20 cân có thể khiến bạn choáng ngợp. Tuy nhiên, nếu điều chỉnh mục tiêu giảm cân theo chiều hướng tích cực và tưởng tượng rằng bạn chỉ cần giảm cân mười lần, mỗi lần giảm 2 cân, dường như mục tiêu đó có thể dễ dàng thực hiện hơn. Sự lạc quan và tư duy tích cực là chìa khóa để điều chỉnh mục tiêu của bạn và đạt được chúng.
  2. Xua tan cơn giận. Nỗi tức giận đối với những lỗi lầm hoặc bất công trong quá khứ sẽ chỉ khiến bạn xuống tinh thần và cảm thấy mình không xứng đáng. Nhận ra cơn giận của mình và nhớ rằng mặc dù cảm giác đó hoàn toàn ổn, chúng không đem lại lợi ích gì cho bạn. Vượt qua sự tức giận và tập trung vào mục tiêu của bản thân.[5]
    • Nỗi tức giận là biểu hiện của nhiều cảm xúc khác, ví dụ như thất vọng, bất an, bất công, hoặc bị tổn thương. Hãy chuyển cơn giận của bạn theo hướng mang tính xây dựng. Các cách thức lành mạnh để tiết chế cơn giận bao gồm hít thở sâu và ngừng mọi hoạt động để thư giãn.[5]
    • Các hình thức giải trí như đọc sách hoặc viết nhật ký cũng là phương tiện hiệu quả để bạn giải tỏa nỗi thất vọng.
  3. Xua tan nỗi sợ hãi. Sự sợ hãi, tương tự như nỗi tức giận, có hại cho động lực và niềm hạnh phúc của bạn. Nếu bạn chỉ sống trong lo âu thất bại hoặc sợ rằng mình không bao giờ đạt được những mục tiêu quan trọng, dường như nỗi sợ hãi đó đang khiến bạn tê liệt. Thực hiện các kỹ thuật làm dịu bớt âu lo là chìa khóa để bạn vượt qua nỗi sợ của mình và tránh cảm giác chán nản hay sợ hãi. Điều quan trọng là bạn phải bắt tay vào giải quyết những nỗi sợ hãi của mình để có thể đối phó với âu lo.
    • Ví dụ, nếu bạn phải đi công tác bằng máy bay và bạn sợ đi máy bay, nỗi sợ hãi đó có thể phá hỏng kế hoạch của bạn để được đánh giá là nhân viên xuất sắc. Áp dụng liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức – hành vi, bạn sẽ bình tĩnh hơn trước những âu lo và bớt nhạy cảm hơn với trải nghiệm đáng sợ này. Hãy ứng dụng lý thuyết nhận thức – hành vi để đối mặt với nỗi sợ hãi và âu lo.[6]
  4. Tránh so sánh mình với người khác. Tự so sánh bản thân với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp sẽ chỉ khiến âu lo và chán nản dâng tràn trong bạn. Bạn không biết về những khó khăn hay nỗi chán chường mà người khác đã phải trải qua để đạt được điều họ đang có. Bạn chỉ có thể nỗ lực hết mình, do đó hãy tập trung vào những điều bạn có thể làm để đạt được mục tiêu. Tránh so sánh phiến diện bản thân với người khác, hành động đó sẽ khiến bạn xuống tinh thần và sao nhãng trong quá trình hướng tới mục tiêu.[1]

Luyện tập Lối sống Tích cực[sửa]

  1. Thêm lịch tập thể dục. Việc tập luyện giúp bạn chống chọi với nỗi thất vọng và khiến bạn phấn chấn hơn. Nếu đang xuống tinh thần hay chán nản, hãy nỗ lực dành ít nhất 20 phút mỗi ngày để tập luyện. Nếu có thể, hãy đi bộ hoặc đi dạo để hít thở bầu không khí trong lành và đón lấy ánh nắng.[7]
  2. Tìm người cố vấn. Nếu chán nản trong công việc, hãy tìm kiếm sự tư vấn từ đồng nghiệp cấp cao. Cố vấn của bạn nên là người tích cực và sẵn sàng làm việc cùng bạn. Tránh ép buộc ai đó trở thành cố vấn cho mình. Đảm bảo rằng bạn đang tìm người cố vấn mà mình có thể cùng trao đổi thoải mái.
    • Ví dụ, nếu bạn là một giáo viên mới đi dạy và còn bỡ ngỡ, hãy hỏi một đồng nghiệp thân thiện về cách thức họ đối mặt với căng thẳng hay chán nản khi mới bắt đầu. Sự thông thái và kinh nghiệm của họ sẽ giúp ích cho bạn, hơn nữa, bạn cũng biết rằng mình không phải là người duy nhất cảm thấy như vậy.
  3. Ghi lại nhật ký hàng ngày. Ghi lại những mục tiêu, thất bại và cảm xúc sẽ giúp bạn nhận thức rõ ràng về tiến bộ của bản thân. Việc nhận thức cảm xúc và ảnh hưởng của những tình huống nhất định tới bạn là chìa khóa để cân bằng cuộc sống và tránh cảm giác buồn chán.
    • Ví dụ, một thất bại trong công việc khiến bạn vô cùng chán nản vào tuần này? Bạn đã làm tốt một bài thi mà mình đã học ôn rất kỹ càng? Ghi lại những cảm xúc cũng như trải nghiệm tích cực và tiêu cực trong nhật ký của bạn.
    • Nhật ký biết ơn là cách tuyệt vời để ngăn ngừa nỗi chán chường. Bắt đầu viết nhật ký biết ơn và ghi lại những điều thuận lợi hoặc những điều khiến bạn biết ơn mỗi ngày.
    • Bạn có thể tải ứng dụng nhật ký và nhật ký biết ơn vào điện thoại, máy tính bảng hoặc máy tính nếu muốn. Bằng không, một cuốn nhật ký theo phong cách xưa cũ cũng có tác dụng tương tự.
  4. Tự thưởng khi đạt được thành quả. Khi bạn đã nỗ lực hết mình và hoàn thành mục tiêu, hãy ăn mừng điều đó! Ăn một bữa ngon ngoài hàng, tới tiệm làm móng, hoặc đơn giản là lên kế hoạch thư giãn một mình tại nhà. Dù mục tiêu đó nhỏ tới đâu, nếu bạn đặt ra mục tiêu và hoàn thành nó, bạn cần tự thưởng chính mình.[3]
  5. Dành thời gian với bạn bè cùng chí hướng. Nếu đang cố gắng thay đổi góc nhìn đầy thất vọng và buồn chán, bạn cần tiếp xúc với những người tích cực và có thể khích lệ bạn. Dành thời gian với những người bạn ủng hộ mình và không thắc mắc khi bạn đang cố gắng thay đổi góc nhìn của bản thân hoặc thực hiện mục tiêu. Hãy tránh xa những người xem thường mục tiêu của bạn và kéo bạn xuống vũng sâu.[8]
  6. Trò chuyện với chuyên gia trị liệu. Mặc dù đã cố gắng hết sức, đôi khi bạn cần sự hỗ trợ của chuyên gia sức khỏe tâm thần để vượt qua nỗi chán nản và buồn bã. Chuyên gia trị liệu được đào tạo để giúp bạn xác định tác nhân gây căng thẳng, và những thông tin đó có thể là vô giá để giúp bạn vượt qua nỗi buồn chán.
    • Nếu cảm thấy choáng ngợp, buồn chán và không cho rằng mình đang tiến bộ, một chuyên gia trị liệu được cấp phép sẽ có thể động viên bạn và giúp bạn có góc nhìn tích cực hơn.[9]

Lời khuyên[sửa]

  • Sẽ thật dễ dàng để trượt lại vào trạng thái trầm cảm nếu bạn liên tục xuống tinh thần và chán nản. Nếu những mẹo trên đây không giúp ích cho bạn, đừng ngần ngại trò chuyện với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ sẽ giúp bạn thực hiện các liệu pháp trị liệu và thiền, nếu phù hợp.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này