Nhận biết bệnh túi mật

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Túi mật là cơ quan tiêu hóa nhỏ có chức năng chính là dự trữ mật do gan tiết ra. Đôi khi túi mật không hoạt động bình thường và có thể chứa đầy sỏi mật. Bệnh túi mật thường ảnh hưởng đến phụ nữ, người bị thừa cân, rối loạn tiêu hóa và có nồng độ cholesterol trong máu cao. Ngoài ra đây cũng là bệnh do yếu tố di truyền. Sỏi mật là nguyên nhân chính gây bệnh túi mật; tuy nhiên, hai nguyên nhân hiếm đó là ung thư túi mật và viêm túi mật. Để tránh cảm giác khó chịu và biến chứng nghiêm trọng, bạn phải nhận biết triệu chứng và tìm kiếm phương pháp điều trị bệnh túi mật.

Các bước[sửa]

Nhận biết bệnh túi mật phổ biến[sửa]

  1. Tìm hiểu về sỏi mật. Chất lỏng tiêu hóa túi mật đọng lại tạo thành sỏi mật. Chất cặn này có nhiều kích cỡ từ nhỏ như hạt cát cho đến lớn như quả bóng gôn.
  2. Lưu ý dấu hiệu bệnh vàng da. Bạn sẽ nhận thấy da hoặc lòng trắng của mắt có màu vàng và phân có màu trắng. Bệnh vàng da thường xảy ra khi sỏi mật làm tắc nghẽn đường ống dẫn mật,[1] khiến cho mật ứ đọng lại trong gan và bắt đầu xâm nhập vào máu.
  3. Nhận biết triệu chứng viêm túi mật. Bệnh này có thể do sỏi mật, khối u, hoặc vấn đề túi mật khác gây nên.[2] Viêm túi mật thường gây đau đớn ở bên phải cơ thể hoặc giữa hai bả vai. Cơn đau thường kèm theo buồn nôn hoặc đau bụng.[3]
    • Mật tích tụ quá nhiều trong túi mật có thể gây viêm túi mật.
    • Mỗi người mắc phải chứng viêm túi mật khác nhau. Cơn đau thường xuất hiện ở bên thân phải, hoặc giữa bả vai, nhưng cũng có thể gây đau thắt lưng, chuột rút, hoặc tương tự.
  4. Lưu ý rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến túi mật. Thực phẩm nhiều chất béo có thể gây viêm túi mật.[3] Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm, trong vài giờ sau khi ăn.
    • Viêm túi mật thường là triệu chứng của vấn đề túi mật khác. Nếu túi mật bị suy giảm chức năng và không thải mật nhanh, khi đó túi mật có thể bị viêm.

Nhận biết triệu chứng bệnh túi mật[sửa]

  1. Lưu ý các triệu chứng mới xuất hiện. Một số triệu chứng sớm của bệnh túi mật bao gồm đầy hơi, ợ hơi, ợ nóng, chướng bụng, táo bón, hoặc khó tiêu. Các dấu hiệu này có thể bị bỏ qua hoặc chẩn đoán bệnh ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên điều quan trọng là phải can thiệp sớm.
    • Những triệu chứng này cho thấy thức ăn không được tiêu hóa bình thường, tình trạng thường xảy ra ở người mắc bệnh túi mật.
    • Bạn cũng có thể bị đau cấp tính, cảm giác bụng đầy hơi hoặc chuột rút.
  2. Lưu ý triệu chứng giống viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ. Những triệu chứng này có thể bao gồm buồn nôn dai dẳng, khó chịu, mệt mỏi liên tục và nôn mửa.[4]
  3. Xác định cơn đau. Những người bị bệnh túi mật thường cảm thấy đau phần bụng trên (nhưng không luôn luôn) lan sang vai phải. Cơn đau có thể diễn ra liên tục hoặc xuất hiện rồi biến mất, tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh túi mật.[4]
    • Cơn đau có thể trở nên tồi tệ hơn sau khi ăn nhiều chất béo.[3]
  4. Lưu ý mùi cơ thể hoặc hôi miệng khó chịu.[5] Nếu bẩm sinh có mùi hôi cơ thể hoặc chứng hôi miệng mạn tính, có thể bạn không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu những hiện tượng này đột nhiên xuất hiện và không biến mất trong vài ngày, đây có thể là dấu hiệu của vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như suy chức năng túi mật.
  5. Kiểm tra phân. Một trong những dấu hiệu chắc chắn của bệnh túi mật đó là phân có màu sáng hoặc trắng.[6] Phân lỏng có màu sáng có thể do thiếu mật. Nước tiểu có thể có màu đậm trong khi bạn vẫn uống đủ nước.
    • Một số người bị tiêu chảy kéo dài đến ba tháng hoặc hơn và đi vệ sinh lên đến mười lần trong ngày.
  6. Theo dõi dấu hiệu sốt, run, và rùng mình. Những dấu hiệu này thường xảy ra ở giai đoạn sau của bệnh túi mật.[4] Tuy nhiên, các triệu chứng này vẫn có thể do bệnh khác gây nên. Dẫu vậy nếu bạn bị đau bụng và mắc triệu chứng cảnh báo bệnh túi mật khác, tình trạng sốt có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đang tiến triển xấu.

Tìm kiếm phương pháp điều trị[sửa]

  1. Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng liên quan đến bệnh túi mật. Nếu phát hiện nhiều triệu chứng kể trên, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Nếu đang có triệu chứng, nếu triệu chứng đang trở nên nghiêm trọng, hoặc nếu phát hiện triệu chứng mới, bạn cần đi khám bác sĩ kịp thời.
    • Một số vấn đề túi mật, chẳng hạn như sỏi mật nhỏ, không cần tiến hành điều trị xâm lấn.[1] Những vấn đề này đôi lúc sẽ tự biến mất. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đi khám bác sĩ để xác định điều này.
  2. Lên lịch trình siêu âm bụng.[7] Bạn cần tiến hành siêu âm để xác định chức năng túi mật hoặc sỏi mật lớn. Kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra sỏi mật, lưu lượng mật, và dấu hiệu khối u (đây là trường hợp hiếm xảy ra).[8]
    • Hầu hết khối u trong túi mật phát hiện trong quá trình siêu âm thường rất nhỏ và không cần phải loại trừ. Bác sĩ có thể theo dõi khối u nhỏ bằng kiểm tra siêu âm bổ sung để bảo đảm chúng không phát triển. Khối u lớn thường báo hiệu nguy cơ cao mắc ung thư túi mật.
    • Bác sĩ sẽ đánh giá về việc loại bỏ khối u túi mật.
  3. Tiến hành phẫu thuật túi mật nếu cần thiết. Nhiều bệnh túi mật được giải quyết bằng phương pháp loại bỏ sỏi mật lớn hoặc túi mật (cắt bỏ túi mật).[9][4] Cơ thể vẫn thể hoạt động bình thường không cần túi mật, vì thế bạn không cần quá lo ngại nếu bác sĩ khuyến nghị cắt bỏ túi mật.
    • Sỏi mật thường không được điều trị bằng thuốc. Phải mất vài năm thuốc mới có thể hòa tan sỏi mật, và sỏi mật có thể được điều trị hiệu quả có kích thước rất nhỏ và bạn không cần phải bận tâm.
    • Phương pháp cắt bỏ túi mật đôi khi có tác dụng phụ (chẳng hạn như phân lỏng), nhưng thường thì không xảy ra hiện tượng này.

Lời khuyên[sửa]

  • Hạn chế thức ăn nhiều chất béo.
  • Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân nên uống nước và ăn uống lành mạnh.
  • Enzym tiêu hóa bán sẵn tại hiệu thuốc có thể giảm tần suất triệu chứng như là đầy hơi và đau đớn bằng cách tiêu hóa chất béo, sản phẩm sữa, và lượng thức ăn lớn.

Cảnh báo[sửa]

  • Tránh các loại thực phẩm có thể gây đau, chẳng hạn như thịt mỡ, bông cải trắng, thức ăn cay nóng, thịt lợn và trứng. Các loại hạt và ngô cũng gây kích thích túi mật.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]