Nhận biết chứng ợ nóng

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ợ nóng, hay còn gọi là trào ngược axit hoặc trào ngược dạ dày (GERD), là cảm giác nóng hoặc rát khó chịu ở giữa ngực, ngay phía sau xương ức.[1] Ợ nóng có thể rất đau đớn, và điều quan trọng là bạn cần chữa trị nếu bị chứng này. Nhận biết triệu chứng là bước đầu tiên trong việc chẩn đoán.

Các bước[sửa]

Nhận biết triệu chứng ợ nóng[sửa]

  1. Lưu ý cảm giác nóng rang trong lồng ngực. Triệu chứng phổ biến của ợ nóng đó là cảm giác nóng trong cổ họng và lồng ngực xảy ra sau khi ăn. Ợ nóng còn được gọi là trào ngược axit vì lý do sau đây: axit dạ dày trào ngược lên thực quản khi không được đóng kín, gây nên cảm giác nóng ran.[1]
  2. Lưu ý cảm giác sau khi ăn. Ợ nóng có thể xảy ra vài phút cho đến vài tiếng sau khi ăn. Hiện tượng này có thể chỉ xảy ra vài giây, hoặc vài tiếng, đôi khi xảy ra và biến mất trong thời gian đó. Ngoài ra, nếu bạn đang bị ợ nóng, chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi bạn ăn.[2]
  3. Lưu ý cơn đau tồi tệ hơn khi bạn nằm xuống. Nằm hoặc gập xuống có thể dẫn đến hoặc gia tăng mức độ nghiêm trọng của ợ nóng. Trào ngược axit xảy ra khi cơ vòng dưới thực quản để cho axit trào ngược lên thực quản, cho nên trọng lực có thể tác động lên cơ thể khi bạn nằm xuống. Lúc này axit có thể dễ dàng trào lên thực quản.
  4. Lưu ý cảm giác nóng ran trong cổ họng. Bạn chỉ nhận thấy triệu chứng này khi chứng ợ nóng trở nên nghiêm trọng. Đôi khi axit trở ngược lên cổ họng khiến bạn nhận thấy vị axit hoặc cảm thấy nóng ran.[2] Triệu chứng này có thể khiến bạn bị ho và khó nuốt trong vài phút.[1]
  5. Lưu ý dấu hiệu GERD không xuất hiện ợ nóng. Trào ngược dạ dày (GERD) là dạng phổ biến và nghiêm trọng của trào ngược axit. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mắc chúng này mà không có cảm giác ợ nóng. Triệu chứng GERD không ợ nóng bao gồm khàn giọng khi thức dậy, đau ngực (không nóng ran), và cảm giác cổ họng bị mắc kẹt thứ gì đó.[1]

Phân biệt ợ nóng với các bệnh khác[sửa]

  1. Phân biệt giữa trào ngược axit và đau tim. Đau tim gây nên cảm giác co thắt ngực. Bạn có thể bị đau hàm hoặc lưng ngoài cảm giác đau ở ngực cũng như đau tay. Cảm giác đau khác với đau do ợ nóng thường xảy ra ở ngực và tạo cảm giác nóng ran.[3]
    • Tuy nhiên, trào ngược axit có thể là dấu hiệu đau tim, vì thế nếu không chắc chắn, bạn nên đi khám bác sĩ.[3]
    • Triệu chứng đau tim khác bao gồm đổ mồ hôi lạnh, khó thở, cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoặc choáng váng, kèm theo đau hàm và tay.[3]
  2. Hiểu rõ cách thức hoạt động của hen suyễn tương tự GERD. Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn nếu ho thường xuyên sau khi ăn hoặc khó thở. Tuy nhiên, đôi khi trào ngược axit có biểu hiện giống hen suyễn. Cách tốt nhất để phân biệt trào ngược axit đó là hen suyễn có thường hay xảy ra vào ban đêm hoặc khi bạn nằm xuống. Hỏi bác sĩ về việc xác định hen suyễn có phải là trào ngược axit hoặc trao đổi nếu bạn nghĩ rằng trào ngược axit khiến cho bệnh hen suyễn trở nên nặng hơn.[4]
  3. Lưu ý GERD cùng với vấn đề tai, mũi, và họng. GERD tác động lên các bộ phận này, cho nên đôi khi có thể nhầm lẫn với viêm thanh quản. GERD cũng có thể xảy ra nếu ho kéo dài hoặc đau họng. Nếu các vấn đề trở nên mãn tính, bạn nên hỏi bác sĩ về khả năng bị GERD.[2]

Nhận biết thời điểm đi khám bác sĩ[sửa]

  1. Đi cấp cứu nếu bị đau ngực nặng. Nếu đang bị đau ngực nặng, bạn nên gọi xe cứu thương hoặc đến phòng cấp cứu cho dù có phải bị trào ngược axit hay không. Đây có thể là chứng đau tim thay vì trào ngược axit.[2]
  2. Đi cấp cứu nếu bạn có triệu chứng đau tim khác. Nếu bị khó thở, choáng váng, hoặc đổ mồ hôi lạnh, bạn nên đến phòng cấp cứu hoặc gọi xe cứu thương. Bạn cần được kiểm tra tim nhằm đảm bảo an toàn.[5]
  3. Đi khám bác sĩ nếu bị ợ nóng mạn tính. Thường xuyên bị ợ nóng hoặc có triệu chứng ban đêm mạn tính là dấu hiệu của GERD. Chứng này cũng có thể gây nên biến chứng, chẳng hạn như thức ăn dính ở dưới thực quản. Ngoài ra, nếu không thể kiểm soát được triệu chứng, bạn có thể gặp nguy cơ cao mắc các bệnh khác, chẳng hạn như biến chứng hoặc ung thư thực quản.[2]
    • Việc điều trị bao gồm dùng thuốc bán sẵn tại quầy và thuốc kháng axit cũng như thuốc ức chế bơm proton. Bạn cần trao đổi với bác sĩ về triệu chứng của mình vì hiện nay có nhiều loại thuốc giúp khắc phục tình trạng của bạn một cách hiệu quả.
  4. Đi khám bác sĩ nếu phân có màu đen hoặc dính máu. Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám nếu nôn ra máu hoặc nhận thấy thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản. Đây có thể là dấu hiệu trào ngược axit đã chuyển sang biến chứng. Một số dấu hiệu nghiêm trọng khác bao gồm cảm giác nghẹt thở hoặc sút cân không rõ nguyên nhân. [5]

Nhận biết yếu tố nguy cơ đối với chứng ợ nóng[sửa]

  1. Hiểu rằng tình trạng tăng cân có thể gây ợ nóng. Mỡ thừa gây áp lực lên dạ dày đẩy axit lên thực quản.[6]
  2. Lưu ý rằng bạn có thể bị ợ nóng nhiều khi mang thai. Trong lúc mang thai, nội tiết tố progesterone tiết vào máu để thư giãn thành tử cung. Tuy nhiên, nội tiết tố này có thể kéo dãn cơ vòng thực quản, gây nên trào ngược axit. Hơn nữa, em bé phát triển sẽ tạo thêm áp lực lên dạ dày.[7]
  3. Nhận biết rằng hút thuốc lá có thể gây ợ nóng. Thuốc lá cũng tác động lên cơ vòng dưới thực quản và làm suy yếu cơ này. Kết quả là bạn sẽ có nguy cơ cao mắc chứng trào ngược axit.[8]
  4. Nhận biết các loại đồ ăn thức uống làm tăng nguy cơ bị ợ nóng. Ví dụ, thức ăn cay và béo có thể dẫn đến ợ nóng. Thức ăn chua, chẳng hạn như cam, chanh, và bưởi cũng có thể gây nên vấn đề. Bạn cũng có thể bị ợ nóng khi ăn sô-cô-la, bạc hà và hành tây. Các loại đồ uống như rượu bia và cà-phê-in cũng có thể gây ợ nóng.[9]
  5. Biết rằng một số thuốc có thể gây ợ nóng. Loại thuốc phổ biến trong nhóm này đó là NSAID (thuốc kháng viêm không chứa steroid). Chúng vừa gây ợ nóng và khiến cho tình trạng này trầm trọng hơn nếu bạn đang mắc phải.[10]

Lời khuyên[sửa]

  • Nếu bị những triệu chứng này, bạn nên theo dõi thời điểm bị ợ nóng. Viết thời gian và ngày mắc triệu chứng, cũng như thực phẩm đã ăn trước đó. Điều này giúp bạn nhận ra loại thức ăn gây ợ nóng.

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu thường xuyên bị các triệu chứng này, bạn nên trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị có thể.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]