Nhận biết thực phẩm bạn nên tránh sử dụng trong giai đoạn cho con bú

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này

Cho con bú có thể là trải nghiệm thể hiện sự gắn kết tuyệt vời[1] và không đòi hỏi bất kỳ một sự thay đổi to lớn nào trong chế độ dinh dưỡng. Bạn vẫn có thể tận hưởng mọi loại thực phẩm mà bạn thường tiêu thụ[2], nhưng có một vài loại mà bạn nên tránh hoặc hạn chế sử dụng. Bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe, bạn cũng đang cung cấp cho con của bạn chế độ ăn uống khỏe mạnh.

Ảnh minh họa

Các bước[sửa]

Tránh Sử dụng Một số Thực phẩm Cụ thể[sửa]

  1. Không nên uống rượu bia khi đang trong giai đoạn cho con bú. Không có bất kỳ một liều lượng rượu bia nào là có thể chấp nhận được hoặc an toàn cho con của bạn. Cho con bú sau khi bạn đã tiêu thụ một vài loại thức uống chứa cồn có thể truyền tải một chút lượng cồn đó cho con của bạn, và điều này rất nguy hiểm. Luôn nhớ chờ cho đến khi cơ thể xử lý và đào thải hoàn toàn lượng cồn này trước khi tiến hành cho con bú.[3][2]
    • Thông thường, bạn cần phải chờ trong khoảng 2 giờ sau mỗi đơn vị rượu bia mà bạn tiêu thụ trước khi có thể cho con bú một cách an toàn.
    • Một đơn vị rượu bia là 350 ml bia, khoảng 150 ml rượu vang, hoặc khoảng 45 ml rượu mạnh.
    • Bạn không thể “hút sữa và đổ bỏ” để loại bỏ lượng rượu bia khỏi nguồn sữa của bạn. Chỉ có thời gian mới có thể giúp bạn đào thải lượng cồn này khỏi cơ thể.
    • Không bao giờ được uống rượu bia khi bạn đang nuôi con.
  2. Cắt giảm bất kỳ tác nhân dị ứng nào mà bạn phát hiện. Ăn một vài loại thực phẩm cụ thể và sau đó cho con bú có thể gây nên phản ứng dị ứng trong cơ thể của trẻ. Bạn nên cẩn thận quan sát trẻ để tìm kiếm bất kỳ một dấu hiệu dị ứng nào sau khi cho con bú. Nếu bạn nhận thấy phản ứng dị ứng, bạn nên suy nghĩ lại về thực phẩm mà gần đây bạn đã tiêu thụ hoặc bất kỳ một loại thức ăn mới nào mà bạn thêm vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Bạn có thể sẽ cần phải ngừng sử dụng chúng.[3][4]
    • Triệu chứng dị ứng phổ biến nhất sẽ có thể được tìm thấy trong phân của trẻ. Chất bã có dạng như chất nhầy, màu xanh lá, và có đốm máu sẽ là dấu hiệu cho biết về tình trạng dị ứng có thể xảy ra.
    • Dị ứng cũng có thể khiến trẻ quấy khóc, phát ban, tiêu chảy, táo bón, hoặc trong một vài trường hợp, trẻ có thể sẽ cảm thấy khó thở.
    • Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào, bạn nên đưa con của bạn đến gặp bác sĩ khoa nhi càng sớm càng tốt.[5]
    • Thực phẩm phố biến có thể gây dị ứng bao gồm lạc, đậu nành, lúa mì, sữa bò, ngô hoặc trứng.
    • Ghi chép nhật ký thức ăn để lưu trữ danh sách chính xác về những loại thực phẩm mà gần đây bạn đã tiêu thụ. Phương pháp này sẽ cho phép bạn khám phá ra loại thức ăn nào chính là tác nhân gây dị ứng.
  3. Tìm hiểu về sở thích của trẻ. Con của bạn có thể sẽ không thích hương vị của một vài loại thực phẩm nào đó trong sữa của bạn. Mùi vị nồng của thức ăn và thức uống mà bạn tiêu thụ có thể sẽ lan sang sữa của bạn, khiến trẻ không muốn bú. Bạn nên theo dõi những loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ và phản ứng của trẻ để tìm hiểu về thức ăn mà con của bạn không thích.[6]
    • Cố gắng ghi chép nhật ký thực phẩm để bạn có thể dễ dàng ghi nhớ về những thứ bạn đã ăn, và loại thức ăn bạn cần phải ngừng sử dụng.

Hạn chế Sử dụng Một vài Loại Thực phẩm[sửa]

  1. Theo dõi lượng gia vị được dùng trong các loại thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Mặc dù thức ăn cay sẽ không gây hại cho em bé khi bạn đang trong giai đoạn cho con bú. Tuy nhiên, một vài hương vị cay nóng đó có thể chuyển sang nguồn sữa của bạn và trẻ có thể sẽ không thích chúng như là bạn. Nếu bạn nhận thấy con của bạn đang quấy khóc hoặc không chịu bú sau khi bạn đã tiêu thụ một vài loại thực phẩm cay nào đó, bạn nên cố gắng loại bỏ chúng khỏi chế độ dinh dưỡng của bạn.[4][7]
  2. Ăn loại cá phù hợp. Mặc dù cá là thực phẩm rất tốt để bạn thêm vào chế độ dinh dưỡng của mình vì chúng cung cấp axit béo omega-3 và protein, một vài loại cá cũng có thể chứa độc tố. Sử dụng chúng có thể lan truyền độc tố vào nguồn sữa của bạn, chẳng hạn như thủy ngân. Vì con của bạn sẽ vô cùng nhạy cảm với các loại chất độc này, bạn nên tránh dùng quá nhiều một vài loại cá cụ thể.[2]
    • Loại cá chính mà bạn cần phải tránh sử dụng là cá kình, cá thu, và cá kiếm.
    • Không nên ăn nhiều hơn 170 gram cá mỗi tuần.
    • Chất độc chẳng hạn như thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ.
  3. Cắt giảm lượng caffein. Mặc dù lượng caffein có trong sữa mẹ không gây hại cho em bé, chúng vẫn có thể ảnh hưởng đến trẻ. Trẻ nhỏ tiêu thụ caffein thông qua sữa mẹ có thể sẽ khó ngủ hoặc trở nên khích động. Hạn chế lượng caffein mà bạn sử dụng mỗi ngày để chúng không thể lan sang nguồn sữa của bạn.[3]
    • Không nên uống nhiều hơn 2 – 3 cốc caffein mỗi ngày.
  4. Cẩn thận với một số loại rau củ mà bạn tiêu thụ. Một vài loại rau củ có thể gây khó tiêu cho người trưởng thành. Nếu bạn sử dụng chúng và cho con bú, nó có thể khiến con bạn bị đầy hơi. Quan sát xem liệu trẻ có bất kỳ một dấu hiệu đầy hơi nào hay không và nên tránh dùng sản phẩm có thể gây nên tình trạng này. Một số loại thực phẩm có thể gây đầy hơi mà bạn cần phải tránh bao gồm:[8][4]
    • Bông cải xanh
    • Đậu
    • Cải bắp
    • Bông cải trắng
    • Kẹo cao su
    • Hành củ
    • Sản phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt

Tìm hiểu về Thực phẩm mà Bạn nên Tiêu thụ[sửa]

  1. Ăn hoa quả và rau củ. Ăn nhiều rau củ quả là cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe cũng như chất lượng sữa của bạn. Tiêu thụ một vài loại hoa quả và rau củ cụ thể sẽ là biện pháp tuyệt vời để cung cấp sắt, protein và canxi.[7][6]
    • Bạn nên dùng khoảng 2 – 4 phần hoa quả mỗi ngày.
    • Ăn từ 3 – 5 phần rau củ mỗi ngày.
  2. Bạn nên nhớ thêm protein vào chế độ dinh dưỡng của bạn. Cung cấp đủ lượng protein là điều khá quan trọng nếu bạn đang trong giai đoạn cho con bú. Bạn cần phải bảo đảm rằng cơ thể bạn nhận đủ lượng protein thông qua chế độ ăn uống hằng ngày để giữ cho chế độ dinh dưỡng của trẻ luôn trong tình trạng cân bằng và lành mạnh.[2]
    • Thực phẩm chế biến từ sữa chẳng hạn như sữa tươi, sữa chua, và phó mát có thể cung cấp protein cũng như canxi cho bạn.
    • Thịt nạc, thịt gà, hoặc cá là nguồn cung cấp protein khá tốt.
    • Các loại đậu hạt khô (legume), đậu lăng, đậu và hạt sẽ là nguồn protein khá tuyệt vời.
  3. Cung cấp nước cho cơ thể. Cho con bú có thể khiến phụ nữ cảm thấy mất nước hoặc khát nước. Điều quan trọng là bạn cần phải uống đủ nước mỗi ngày. Hành động này sẽ giúp bạn làm thỏa mãn cơn khát mà không cần phải có cảm giác như bạn đang ép bản thân uống thêm quá nhiều nước.[6]
    • Trung bình, phụ nữ cần phải uống khoảng 9 cốc (2,2 lít) nước mỗi ngày. Người đang cho con bú có thể sẽ cần phải tăng thêm lượng nước này.
    • Nước lọc, nước hoa quả, súp, và sữa tươi đã tách béo là lựa chọn khá lành mạnh cho bạn.
    • Cố gắng uống ít nhất là 8 cốc nước mỗi ngày.
    • Tránh thức uống có hàm lượng đường cao chẳng hạn như nước có ga hoặc nước hoa quả có chứa đường.
  4. Ăn uống theo liều lượng phù hợp. Bạn cần phải ăn uống theo liều lượng phù hợp trong suốt giai đoạn cho con bú. Ngoài việc duy trì cân nặng tốt cho sức khỏe, bạn cần phải cung cấp thêm lượng calo để cung cấp năng lượng cho cơ thể khi cho con bú.[4]
    • Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, bạn cần phải tăng thêm khoảng 500 – 600 calo mỗi ngày.
  5. Thêm thực phẩm chức năng vào chế độ dinh dưỡng. Nhìn chung, bạn nên thêm một số loại thực phẩm chức năng vào chế độ ăn uống hằng ngày của bạn. Phương pháp này có thể giúp bạn chắc chắn rằng bạn nhận đủ các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn cho con bú và sản xuất loại sữa tốt nhất cho con của bạn.[3]
    • Vitamin B-12 rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.
    • Vitamin D khá cần thiết trong việc xây dựng xương chắc khỏe và giúp trẻ tránh mắc bệnh còi xương.

Lời khuyên[sửa]

  • Sở hữu chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh để cung cấp lượng sữa tốt nhất cho con của bạn.
  • Tránh uống rượu bia và ăn một vài loại cá có thể chứa thủy ngân.
  • Quan sát phản ứng của trẻ trong khi bú và thay đổi chế độ dinh dưỡng nếu bạn nhận thấy bất kỳ một phản ứng quấy khóc nào ở trẻ.
  • Ghi nhật ký thực phẩm để có thể nhanh chóng và dễ dàng tìm hiểu loại thực phẩm mà bạn cần phải thay đổi trong chế độ ăn uống của mình.
  • Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cần thiết và quá trình cho con bú.

Cảnh báo[sửa]

  • Không bao giờ được uống rượu bia trước khi cho con bú vì lượng cồn này có thể được chuyển sang con của bạn.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này