Nhận biết triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng đến cách thở khi ngủ. Người bị chứng ngưng thở khi ngủ sẽ gặp tình trạng nhịp thở bị gián đoạn hoặc ngưng thở kéo dài khoảng vài giây cho đến vài phút và có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngưng thở khi ngủ khiến bệnh nhân ngủ không ngon, có thể dẫn đến tình trạng phản xạ chậm, kém tập trung và buồn ngủ vào ban ngày. Tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ,...[1] Nhận biết triệu chứng bệnh có thể giúp bạn xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Các bước[sửa]

Nhận biết Triệu chứng của Hội chứng Ngưng thở khi Ngủ[sửa]

  1. Theo dõi giấc ngủ. Nếu nghi ngờ bị mắc chứng ngưng thở khi ngủ, bạn nên theo dõi giấc ngủ để phát hiện triệu chứng. Nghiên cứu giấc ngủ chuyên nghiệp là phương pháp chính để xác định bạn có mắc bệnh hay không. Ngoài ra, nên cho bác sĩ biết về những triệu chứng bạn gặp phải để được chẩn đoán chính xác hơn.
    • Hỏi người ngủ cùng để biết được thói quen khi ngủ của bản thân, đặc biệt là nếu thói quen đó gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người khác.
    • Nếu ngủ một mình, bạn có thể ghi âm, ghi hình hoặc ghi lại nhật ký giấc ngủ để biết được thời gian ngủ, có bị tỉnh giấc giữa đêm hay không và cảm giác khi thức dậy vào buổi sáng.
  2. Xem xét đến âm lượng của tiếng ngáy. Tiếng ngáy lớn là một trong những triệu chứng chính của chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là ngáy do tắc ngẽn (do cơ cổ họng giãn quá mức).[2] Tiếng ngáy lớn là tiếng ngáy có âm lượng gây ảnh hưởng đến người ngủ cùng phòng hoặc cùng nhà. Ngáy to có thể khiến bạn mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày, trong khi ngáy bình thường sẽ không ảnh hưởng.[3]
  3. Xem xét đến tần suất tỉnh giấc vào giữa đêm. Người bị chứng ngưng thở khi ngủ thường đột ngột tỉnh giấc do khó thở. Khi tỉnh dậy, họ thường bị sặc, khịt mũi hoặc thở hổn hển. Bạn thậm chí có thể không biết mình gặp những triệu chứng này trong khi ngủ, nhưng tỉnh giấc do khó thở là dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ.[4]
  4. Xem xét đến cảm giác của bản thân trong ngày. Dù buổi tối ngủ ít hay nhiều thì người mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng luôn mệt mỏi, uể oải hoặc buồn ngủ vào ban ngày. Người bệnh thậm chí có thể ngủ thiếp đi khi đang làm những việc quan trọng như làm việc hoặc lái xe.[3]
  5. Xem xét đến tần suất tỉnh giấc và cảm thấy miệng khô hoặc đau họng. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường tỉnh giấc và cảm thấy đau họng, khô miệng do ngáy. Nếu thường xuyên có triệu chứng như vậy, đó là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ.[3]
  6. Xem xét đến tần suất bị đau đầu sau khi tỉnh giấc. Đau đầu buổi sáng là triệu chứng phổ biến ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Nếu sau khi tỉnh dậy và thấy bị đau đầu, có thể bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ. [3]
  7. Xem xét tần suất bị mất ngủ. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường khó ngủ ngon giấc hoặc không ngủ được. Nếu bạn khó chìm vào giấc ngủ hoặc khó ngủ ngon, đó có thể là dấu hiệu của bệnh.[3]
  8. Xem xét sức khỏe tinh thần vào ban ngày. Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường hay quên, khó tập trung và ủ rũ. Nếu thường xuyên gặp một hoặc nhiều triệu chứng như trên, đó có thể là dấu hiệu bạn đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ.[4]
  9. Đi khám bác sĩ nếu nghi ngờ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe nên bạn cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ bạn bị ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ tiến hành nghiên cứu giấc ngủ hoặc đa ký giấc ngủ để đưa ra kết quả chẩn đoán cuối cùng. [5]
    • Nghiên cứu giấc ngủ có thể được tiến hành trong phòng nghiên cứu đối với những trường hợp phức tạp hoặc tại nhà đối với trường hợp đơn giản hơn.
    • Trong quá trình nghiên cứu giấc ngủ, bạn sẽ được kết nối với thiết bị theo dõi để ghi lại hoạt động của cơ, não, phổi và tim trong khi ngủ.[5]

Xem xét Yếu tố Nguy cơ[sửa]

  1. Xem xét giới tính và tuổi tác. Nam giới có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn phụ nữ và nguy cơ của cả hai giới đều tăng cao theo độ tuổi.[6] Người trên 65 tuổi hoặc phụ nữ đã qua giai đoạn mãn kinh đều dễ có nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.[7]
    • Ở tuổi trung niên, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương, tức não không thể truyền tín hiệu hoạt động đến cơ chịu trách nhiệm hít thở.[7]
    • Nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, đặc biệt là ngưng thở tắc nghẽn, cũng cao hơn nếu gia đình có người mắc bệnh,[8]
    • Nam giới người Mỹ gốc Phi và người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đều có nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.[9]
  2. Xem xét trọng lượng cơ thể. Thừa cân hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Người béo phì có nguy cơ ngưng thở tắc nghẽn cao gấp 4 lần – có khoảng ½ người bị ngưng thở tắc nghẽn là người thừa cân.[7][6]
    • Người có cổ dày cũng có nguy cơ cao bị chứng ngưng thở tắc nghẽn. Nam giới có chu vi cổ lớn hơn 43 cm và nữ giới có chu vi cổ lớn hơn 38 cm sẽ có nguy cơ cao hơn.[7]
  3. Xem xét tình trạng bệnh lý (nếu có). Nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ sẽ cao hơn ở người có bệnh lý, gồm có:[6]
    • Tiểu đường
    • Hội chứng trao đổi chất
    • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
    • Đột quỵ hoặc bệnh tim mạch
    • Cao huyết áp (huyết áp tăng cao)
    • Suy tim sung huyết
    • Mang thai
    • Nghẹt mũi mãn tính
    • Xơ hóa phổi
    • Bệnh to đầu chi (nồng độ hormone tăng trưởng cao)[10]
    • Suy giáp (nồng độ hormone tuyến giáp thấp)[10]
    • Hàm dưới nhỏ hoặc hẹp đường hô hấp
    • Sử dụng thuốc giảm đau có chất gây mê
  4. Xem xét thói quen hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc chứng ngưng thở tắc nghẽn cao gấp 3 lần so với người không hút thuốc. [7] Không những vậy, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể nên bạn hãy trao đổi với bác sĩ về cách bỏ thuốc càng sớm càng tốt.
    • Hút thuốc lá điện tử làm tăng kháng lực đường thở khiến bạn khó thở. Sử dụng thuốc lá điện tử hay "Vape" cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ.[11]
  5. Xem xét nguy cơ ở trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ cũng có thể mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Giống như người lớn, trẻ quá cân cũng có nguy cơ cao mắc hội chứng này. [6]
    • Trẻ nhỏ có thể có amiđan phình to, làm tăng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ. Amiđan phình to có thể là do nhiễm trùng. Bệnh có thể không có triệu chứng nhưng thường gây đau cổ họng, khó thở, ngáy ngủ hoặc nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang tái phát. [12]

Điều trị Hội chứng Ngưng thở khi Ngủ[sửa]

  1. Tuân thủ hướng dẫn điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ từ bác sĩ. Bác sĩ có thể cho bạn dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP), một thiết bị giúp điều hòa nhịp thở. Bạn cần mang thiết bị này hàng đêm để điều hòa nhịp thở trong khi ngủ. Ngoài ra, bác sĩ có thể đưa ra khuyến nghị về lối sống giúp loại bỏ hoặc ít nhất là giảm bớt triệu chứng bệnh.
  2. Giảm cân nếu thừa cân. Thừa cân có thể là nguyên nhân gây bệnh nên việc giảm cân có thể giúp điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ. Lưu ý nên tham khảo lời tư vấn của bác sĩ trước khi muốn bắt đầu chương trình giảm cân và tuân thủ hướng dẫn để giảm cân an toàn.[13]
  3. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Triệu chứng ngưng thở tắc nghẽn có thể được cải thiện bằng cách tập các bài tập cường độ vừa phải 30 phút mỗi ngày. Ban đầu, bạn có thể đi bộ một quãng ngắn trong vòng 30 phút và dần tăng mức độ tập luyện lên tùy theo sức chịu đựng.[13]
  4. Giảm tiêu thụ đồ uống chứa cồn, thuốc ngủ và thuốc an thần. Những hóa chất này làm giãn cổ họng và cản trở nhịp thở. Giảm hoặc ngưng tiêu thụ các hóa chất này có thể giúp cải thiện triệu chứng ngưng thở khi ngủ. Lưu ý nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn ngưng dùng bất cứ loại thuốc kê đơn nào. [14]
  5. Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá làm tăng tình trạng giữ nước và viêm trong cổ họng và đường hô hấp trên. Tình trạng này có thể khiến chứng ngưng thở tắc nghẽn trở nên tệ hơn.[14] Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ bỏ thuốc cũng như biết thêm thông tin về chương trình cai thuốc ở địa phương.
  6. Ngủ nghiêng hoặc nằm úp thay vì nằm ngửa.[15] Nằm nghiêng hoặc nằm úp sẽ làm giảm hoặc loại bỏ triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ. Khi nằm ngửa, lưỡi và ngạc mềm sẽ dễ cản trở đường thở và gây ngưng thở khi ngủ. Bạn có thể thử đặt gối sau lưng hoặc khâu một quả bóng tennis vào sau áo ngủ để ngăn bản thân không nằm ngửa khi ngủ.[14]
  7. Trao đổi với bác sĩ về thuốc xịt mũi và thuốc chữa dị ứng. Đối với một số người, sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc chữa dị ứng có thể giúp đường thở mở rộng vào ban đêm và dễ thở hơn. Vì vậy, bạn có thể trao đổi với bác sĩ để xem liệu đây có phải là lựa chọn phù hợp hay không.[15]

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

Liên kết đến đây