Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Các thành tố quan trọng trong việc đánh giá việc đổi mới xây dựng bài tập là: Sự đa dạng của bài tập, chất lượng bài tập, sự lồng ghép bài tập vào giờ học và sự liên kết với nhau của các bài tập.

Những đặc điểm của bài tập định hướng phát triển năng lực:

a) Yêu cầu của bài tập

  • Có mức độ khó khác nhau.
  • Mô tả tri thức và kỹ năng yêu cầu.
  • Định hướng theo kết quả.

b) Hỗ trợ học tích lũy

  • Liên kết các nội dung qua suốt các năm học.
  • Làm nhận biết được sự gia tăng của năng lực.
  • Vận dụng thường xuyên cái đã học.

c) Hỗ trợ cá nhân hóa việc học tập

  • Chẩn đoán và khuyến khích cá nhân.
  • Tạo khả năng trách nhiệm đối với việc học của bản thân.
  • Sử dụng sai lầm như là cơ hội.

d) Xây dựng bài tập trên cơ sở chuẩn

  • Bài tập luyện tập để bảo đảm tri thức cơ sở.
  • Thay đổi bài tập đặt ra (mở rộng, chuyển giao, đào sâu và kết nối, xây dựng tri thức thông minh).
  • Thử các hình thức luyện tập khác nhau.

đ) Bao gồm cả những bài tập cho hợp tác và giao tiếp

  • Tăng cường năng lực xã hội thông qua làm việc nhóm.
  • Lập luận, lí giải, phản ánh để phát triển và củng cố tri thức.

e) Tích cực hóa hoạt động nhận thức

  • Bài tập giải quyết vấn đề và vận dụng.
  • Kết nối với kinh nghiệm đời sống.
  • Phát triển các chiến lược giải quyết vấn đề.

g) Có những con đường và giải pháp khác nhau

  • Nuôi dưỡng sự đa dạng của các con đường, giải pháp.
  • Đặt vấn đề mở.
  • Độc lập tìm hiểu.
  • Không gian cho các ý tưởng khác thường.
  • Diễn biến mở của giờ học.

h) Phân hóa nội tại

  • Con đường tiếp cận khác nhau.
  • Phân hóa bên trong.
  • Gắn với các tình huống và bối cảnh.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây