Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 78

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 78


Tân Thế Giới sẽ là phòng thí nghiệm đầu tiên cho khoa nhân loại học mới. Tại đây một con số đông đảo những người định cư châu Âu đang sống bên cạnh những cộng đồng loài người thời Đồ Đá.

Trong những thế kỷ sau Las Casas, cuộc tranh luận ở châu Âu về các mức độ nhân phẩm đã chuyển từ thần học sang sinh học. Qua việc phân loại toàn thể loài người thành một loài duy nhất, Homo sapiens, Linnaeus ở giữa thế kỷ 18 hình như gia nhập phe của Las Casas. Ông đã cho câu trả lời minh bạch của mình cho vấn đề được bàn cãi ở Valladolid năm 1550. Nhưng ông đã làm cho vấn đề trở thành mù mịt đối với những người định cư châu Âu ở những phần đất xa xôi khi ông phân chia 5 loại Homo sapiens (“Người Trí Tuệ” – Người Rừng, người Mỹ, người Âu, người Á, người Phi – “khác biệt do nền giáo dục và hoàn cảnh”. Phải chăng đây là “những giống” khác nhau trong một loài người duy nhất? Nếu vậy, “giống” có nghĩa gì?

Việc đánh giá những khả năng của Việt Nam đã chuyển từ bình diện tôn giáo sang khoa học. Khác với những tài liệu thần học được viết bằng một ngôn ngữ bác học, những dữ liệu về nhân loại học là kinh nghiệm của mọi người. Sự tập trung chú ý được chuyển từ bản tính loài người sang các nền văn hóa loài người, từ siêu hình học sang các thực tế đa tạp. Các câu hỏi về nhân loại học sẽ được hỏi và trả lời không phải trong thư viện nhưng ở ngoài thế giới. Mỗi xã hội loài người trở thành một phòng thí nghiệm.

Và Tân Thế Giới sẽ là phòng thí nghiệm đầu tiên cho khoa nhân loại học mới này. Tại đây một con số đông đảo những người định cư châu Âu đang sống bên cạnh những cộng đồng loài người thời Đồ Đá. Giống như Las Casas đã áp dụng khoa thần học Kitô trong cuộc gặp gỡ những người dân lạ của Tân Thế Giới, thì vào đầu thế kỷ 19 các nhà quan sát cũng được trang bị bằng những cơ cấu trao đổi dữ liệu khoa học mới để nghiên cứu những người bản xứ châu Mỹ. Một sức mạnh của công trình này chính là nó mới mẻ. Mọi nhà nghiên cứu đều có sự ngây thơ chất phác và một số có cái bạo dạn của những nhà nghiệp dư.

Những cơ hội và thử thách đã được bộc lộ trong sự nghiệp của một nhà nghiệp dư đam mê, Lewis Henry Morgan (1818-1881). Là con một nông dân ở một làng biên giới ở Trung bộ New York trên đường đi của Kênh Erie vừa xây dựng, anh là một thanh niên rất dễ hòa đồng. Ở trường, anh đã tổ chức một hội “giao lưu phát triển kiến thức hữu ích” có tên là Hội Erodephecin. Tốt nghiệp Union College ở Schenectady năm 1840, anh trở về quê hương để nghiên cứu luật tại Aurora.

Là một luật sư trẻ ít khách hàng trong thời kỳ hoạt động này suy sút kể từ năm 1847, ông có rất nhiều thời giờ rảnh để thể hiện tài năng trong các sinh hoạt câu lạc bộ. Ông đã lập một hội kín để giao lưu và giúp nhau thăng tiến, họp nhau tại một toà nhà bỏ trống của Hội Tam Điểm. Morgan đặt tên cho hội của mình là Order of the Gordian Knot, vì đó là một thời phục hưng văn hóa cổ điển. Người Hi Lạp và Rôma cổ đại cống hiến những kiểu mẫu kiến trúc và là biểu tượng cho những gì tốt đẹp nhất về nền văn minh, được ghi nhớ qua tên của những thành phố như Ithaca, Troa, Delphi, Hannibal, Marcellus Brutus, Cato, Syracusse, Utica và Aurora. Khi các thành viên của Hội từ Aurora tản mác đi khắp nơi, họ thành lập những chi hội và chỉ trong một ít năm Hội đã có 500 hội viên tại hơn một chục thành phố. Năm 1843 Morgan đã đổi tên hội thành Đại Hội của người Iroquois, để làm cho hội có tính đặc trưng của châu Mỹ. Và Morgan trở thành chủ tịch của Hội.

Bản thân Morgan đã có quyết tâm nghiên cứu về người Indian trực tiếp. Ông đã có được cơ hội nhờ một thanh niên Iroquois cao quí thuộc bộ lạc Seneca mà ông đã gặp trong một hiệu sách Albany. Ely Parker, con trai một tù trưởng, đã đi học một trường của Giáo hội Baptist và sau đó được bộ lạc gởi đi học một trường luật để anh có thể bênh vực bộ lạc của họ khỏi bị đuổi ra khỏi đất của họ. Lần này họ bị đe dọa đi ra khỏi vùng Mississippi. Hội Lớn của Morgan tham gia chính nghĩa của người Iroquois, gây quĩ, tổ chức những cuộc biểu tình và ký tên vào những kiến nghị. Morgan và Parker đi đến Washington để thuyết phục Uỷ Ban Thượng Viện Đặc Trạch Người Indian để huỷ bỏ “hợp đồng” mua đất của người Indian trị giá $200 một mẫu với giá chỉ có $2.50 một mẫu. Hợp đồng này đã được đa số tù trưởng của bộ lạc ký tên. Trong một áp dụng đầu tiên về nhân loại học cho vụ người Indian, làm chứng rằng người Indian sống bằng luật nhất trí hoàn toàn, chứ không biết gì về luật đa số. Bất chấp những chứng cớ gian trá, Thượng viện đã từ chối huỷ bỏ hợp đồng. Chỉ sau một thập kỷ nữa với những sự phản kháng, Thượng Viện mới cho phép người Iroquois chuộc lại đất của họ và cung cấp ngân quĩ cho họ chuộc đất.

Chuyến đi của Morgan tới Washington thuyết phục ông rằng các phong tục của người Iroquois không thể tồn tại lâu được. Đồng thời ông đã có được sự tin tưởng của người Iroquois. Trên đường về, tháng 8 năm 1846, ông viếng thăm lễ hội mùa thu hoạch bắp ở Khu Tồn Trữ Tonawanda và được nhận vào tộc Hawk của bộ lạc Seneca. Được gọi tên là Ta-ya-da-o-wuh-kuh (“Người Nằm Ngang”), ông sẽ là người nối kết giữa người Indian với người da trắng. Ông đã chớp lấy cơ hội và bắt đầu đi thu thập những dữ liệu, như ông giải thích, từ “những tấm bảng nhân loại trên đó viết những sự kiện kết thúc sự nghiệp và định mệnh của người Iroquois Cổ”. Từ một khởi điểm là một câu lạc bộ làng quê, Morgan bắt đầu đi tới một công trình khám phá có tầm cỡ thế giới.

Khi Morgan trở thành một nhà nghiên cứu nghiêm túc về đời sống bộ lạc Iroquois, ông càng ngày càng khó chịu trước tình trạng “ham vui và vô tích sự” của Hội Lớn. Năm 1846, ông từ bỏ Hội và hội tan rã. Nhưng Morgan đã trở thành một chuyên gia uy tín của quốc gia về vấn đề người Iroquois. Ông gới tới Albany sưu tập các đồ cổ của mình – súng cối và chạy giã gạo, kéo, dao, rìu, ấm, kiềng, tẩu và trống – cho một viện bảo tàng mới về người Indian. Tác phẩm League of the Ho-de-no-sau-ne, or Iroquois của Morgan, xuất bản năm 1851, được các học giả hiện đại công nhận là “báo cáo khoa học đầu tiên về một bộ lạc Indian chưa từng có trên thế giới”. Nhìn lại, chúng ta cũng thấy rõ Morgan là người tiên phong cho một khoa học mới về nhân loại.

Các nhận thức trước kia về người Indian Mỹ đều hạn hẹp theo cái nhìn của Kitô giáo và châu Âu. Đối với những nhà chinh phục Tây Ban Nha cũng như các nhà truyền giáo dòng Tên và Tin Lành, người Indian là những tay sai của Satan.

Cả những người đương thời của Morgan từng có cảm tình với người Indian cũng không thoát khỏi ảnh hưởng của những lối nhìn ấu trĩ. Nhưng Morgan bắt đầu nhìn ra được bằng cách nào việc cai trị, các dụng cụ, kiến trúc nhà cửa và ngôn ngữ của người Indian cùng hòa hợp với nhau để tạo thành một nếp sống đặc trưng.

Bí quyết sức mạnh tri thức của Morgan là niềm say mê của ông đối với cái chuyên biệt. Ông không nói chung chung đến sự tuyệt hảo của các cơ chế của người Iroquois, nhưng tập trung vào những sự kiện của tổ chức xã hội của họ. Năm 1856, khi ông gia nhập nghị trường khoa học vừa thiết lập của Mỹ với tên là Hiệp Hội Mỹ vì sự Phát triển khoa học (American Association for the Advancement of Science [AAAS]), ông được cổ vũ thu thập chi tiết về những luật huyết thống và dòng tộc để ông có thể đưa ra hội nghị các nhà khoa học.

Năm 1856, Morgan đệ trình cho Hội AAAS tiểu luận kỹ thuật của mình về “Luật dòng tộc của người Iroquois”, trong đó ông mô tả chi tiết hệ thống của người Iroquois về huyết thống, họ hàng và tổ chức bộ lạc. Điều kỳ lạ đối với người châu Âu là việc vợ và chồng người Iroquois luôn luôn thuộc những bộ lạc khác nhau. Morgan giải thích sự kiện này là do một hệ thống phức tạp về chế độ dị hôn và cấm kỵ theo đó con cái luôn luôn được gán cho bộ lạc người mẹ. Vì sự thừa kế của người Iroquois truyền qua bộ lạc, cho nên dòng họ nội luôn luôn không được thừa kế. Một đứa con trai thậm chí không được thừa kế chiếc rìu của mẹ mình. Theo lối xưng hô Iroquois, một đứa con luôn luôn xưng hô với các chị em của mẹ mình là “mẹ” và tất cả những người này đều gọi nó là “con”. Hội AAAS khi nghe những chi tiết này đều lấy làm lạ và cho rằng nó là phong tục độc nhất của người Iroquois. Morgan thì tin rằng mình đã tìm ra một chùm chìa khoá. Nhưng chìa khóa cho cái gì?

Khi những biến cố gây hoảng loạn năm 1857 đòi Morgan phải đi đến Michigan để cứu vãn số vốn đầu tư đường xe lửa của mình, ông gặp một nhà buôn vải lông thú có vợ là một phụ nữ Indian của bộ lạc Ojibwa. Ông rất mừng khi nghe biết rằng chế độ bà con họ hàng của người Ojibwa cũng tương tự như của người Iroquois. Như ông từng nghi ngờ, chế độ họ hàng của người Iroquois không phải là độc nhất. Được chiếu sáng bởi một tia kỳ lạ về hệ thống phân chia họ hàng, một ánh sáng đã bắt đầu xuất hiện. Morgan nhớ lại đã từng đọc một số báo cáo của các nhà truyền giáo rằng cũng có những tục lệ giống như thế giữa những người sống trên quần đảo Micronesia xa xôi.

Nếu các tục lệ họ hàng của người Iroquois là chung cho mọi người Indian châu Mỹ, phải chăng họ có chung một dòng tộc? Và nếu cùng những tục lệ này cũng có ở phương Đông, phải chăng người Indian châu Mỹ có nguồn gốc châu Á? Các nhà ngôn ngữ học từ lâu đã thử tìm cách chứng minh mối liên hệ này, nhưng không thành công. Và Morgan cho rằng sự thất bại của họ có thể là do họ quá chú trọng đến ngôn ngữ, mà ngôn ngữ thì thay đổi mau chóng để đáp ứng các nhu cầu địa phương, trong khi các cơ chế “sơ đẳng” như quan hệ huyết thống thì ổn định hơn. Ở đây có thể ông đã tìm ra mối liên kết đáng tin cậy hơn đối với quá khứ xa xôi.

Những cố gắng của Morgan để thu thập dữ liệu đã dẫn ông tới chỗ khám phá ra một dụng cụ thích hợp tuyệt vời cho thế giới mới của khoa học. Đó là bản câu hỏi. Trước ông từng có những lá thư luân lưu hay những bản câu hỏi do những người thu thuế hay điều tra dân số thực hiện. Nhưng bản câu hỏi của Morgan có lẽ là cố gắng đầu tiên trên quy mô thế giới để thu thập những sự kiện chi tiết cho những mục đích khoa học. Mãi năm 1901 mới có những “bản câu hỏi” in bằng tiếng Anh.

Một thế kỷ trước, từ “statistics” (thống kê) đã đi vào ngôn ngữ Anh nhờ bản khảo sát nông nghiệp 21 cuốn của Sir John Sinclair được ông gọi là The Statistica Account of Scotland (1791-98). Sinclair đã xin mỗi cha xứ trong số 881 giáo xứ ở Scotland trả lời một bản câu hỏi gồm hơn một trăm câu. Sau đó ông gửi tiếp cho những người không trả lời bằng ba lá thứ tiếp theo, để bổ túc “một cuộc điều tra tình trạng của một miền quê với mục đích bảo đảm hạnh phúc cho người dân và tạo điều kiện cho những tiến bộ trong tương lai”. Ông đã cố gắng khích lệ các chính phủ châu Âu theo gương ông và làm các cuộc điều tra dân số mỗi thập niên. Tuy ông quan tâm đến dữ liệu số lượng, nhưng lo lắng chủ yếu của ông là về chính trị và đạo đức.

Nhưng Morgan đi theo một đường lối khác. Việc điều tra của ông nhằm mục đích khoa học và ở quy mô thế giới. Các câu hỏi của ông không cho thấy những ích lợi thực tiễn trước mắt. Khi trở về sau chuyến công tác ở Michigan, ông soạn một tập câu hỏi dày 7 trang in, với trên hai trăm câu hỏi về mọi khía cạnh của tổ chức bộ lạc, tục lệ và nếp sống họ hàng - từ tên để chỉ về cha của một người đến tên “của con gái một người anh tới tên của con của chị của anh”. Ông đã gửi bản câu hỏi này tới các vị truyền giáo và các vị đại diện liên bang ở Tây Mỹ. Lá thư đi kèm giải thích rằng những câu trả lời sẽ giúp “giải quyết vấn đề người Indian của chúng ta có nguồn gốc châu Á hay không”.

Một hôm, ông nhận được từ một vị truyền giáo ở miền Nam Ấn Độ một bản sơ đồ phổ hệ của người Tamil giống hệt phổ hệ của người Iroquois. Ông chạy vội đến khoe tin vui này cho một người bạn học giả của ông, mặt đỏ tía vì quá kích động. Morgan thấy rằng, đây là lúc “bắt buộc phải đưa toàn thể gia đình nhân loại vào phạm vi nghiên cứu”.

Và ông đã làm điều đó, với sự hợp tác của Joseph Henry, Viện Smithsonian và Sở Ngoại vụ Mỹ. Tháng 1 năm 1860, những lá thư luân lưu của Morgan gửi đi khắp các châu lục và đến mùa xuân ông đã nhận được hai trăm bản trả lời câu hỏi gửi về. Năm 1870, sau nhiều lần sửa chữa và biên tập để thoả mãn sự thận trọng của Joseph Henry, Viện Smithsonian đã xuất bản cuốn sách dày 600 trang của Morgan về Các hệ thống huyết thống và Họ hàng của gia đình nhân loại.

Kết luận của Morgan, được dẫn chứng bằng các sự kiện ở khắp nơi, cho rằng trên thế giới có hai hệ thống tính quan hệ họ hàng khác nhau một cách cơ bản và hầu hết dân tộc trên trái đất có thể được xếp vào một trong hai hệ thống này. Các nhà ngôn ngữ học đã không bao giờ thành công trong việc thiết lập những sự phân biệt rộng lớn này, nhưng nay Morgan đã chứng minh rằng những quốc gia Âu - Ấn và Semít có chung một hệ thống quan hệ họ hàng, còn những dân tộc khác có chung hệ thống kia. Rồi ông lập luận rằng những người Indian Mỹ có những hệ thống quan hệ họ hàng giống những hệ thống của người châu Á, điều đó chứng minh nguồn gốc châu Á của người Indian Mỹ. Nhiều nhà nhân loại học ngày nay không theo luận đề của Morgan, nhưng họ vẫn sử dụng rất nhiều sự kiện quý báu mà Morgan đã cung cấp về những xã hội đang sắp sửa biến mất.

Mục lục[sửa]

  1. Những phát hiện về vạn vật /P 1 - Chương 1
  2. Những phát hiện về vạn vật /P 1 - Chương 2
  3. Những phát hiện về vạn vật /P 1 - Chương 3
  4. Những phát hiện về vạn vật /P 2 - Chương 4
  5. Những phát hiện về vạn vật /P 2 - Chương 5
  6. Những phát hiện về vạn vật /P 2 - Chương 6
  7. Những phát hiện về vạn vật /P 3 - Chương 7
  8. Những phát hiện về vạn vật /P 3 - Chương 8
  9. Những phát hiện về vạn vật /P 3 - Chương 9
  10. Những phát hiện về vạn vật /P 4 - Chương 10
  11. Những phát hiện về vạn vật /P 4 - Chương 11
  12. Những phát hiện về vạn vật /P 4 - Chương 12
  13. Những phát hiện về vạn vật /P 4 - Chương 13
  14. Những phát hiện về vạn vật /P 4 - Chương 14
  15. Những phát hiện về vạn vật /P 5 - Chương 15
  16. Những phát hiện về vạn vật /P 5 - Chương 18
  17. Những phát hiện về vạn vật /P 5 - Chương 19
  18. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 21
  19. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 22
  20. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 23
  21. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 24
  22. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 25
  23. Những phát hiện về vạn vật /P 6 - Chương 26
  24. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 27
  25. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 28
  26. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 29
  27. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 30
  28. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 31
  29. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 32
  30. Những phát hiện về vạn vật /P 7 - Chương 33
  31. Những phát hiện về vạn vật /P 8 - Chương 34
  32. Những phát hiện về vạn vật /P 8 - Chương 35
  33. Những phát hiện về vạn vật /P 8 - Chương 36
  34. Những phát hiện về vạn vật /P 8 - Chương 37
  35. Những phát hiện về vạn vật /P 9 - Chương 38
  36. Những phát hiện về vạn vật /P 9 - Chương 39
  37. Những phát hiện về vạn vật /P 9 - Chương 41
  38. Những phát hiện về vạn vật /P 9 - Chương 42
  39. Những phát hiện về vạn vật /P 9 - Chương 43
  40. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 44
  41. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 45
  42. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 46
  43. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 47
  44. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 48
  45. Những phát hiện về vạn vật /P 10 - Chương 49
  46. Những phát hiện về vạn vật /P 11 - Chương 50
  47. Những phát hiện về vạn vật /P 11 - Chương 51
  48. Những phát hiện về vạn vật /P 11 - Chương 52
  49. Những phát hiện về vạn vật /P 11 - Chương 53
  50. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 54
  51. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 55
  52. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 56
  53. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 57
  54. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 58
  55. Những phát hiện về vạn vật /P 12 - Chương 59
  56. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 60
  57. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 61
  58. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 62
  59. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 63
  60. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 64
  61. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 65
  62. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 66
  63. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 67
  64. Những phát hiện về vạn vật /P 13 - Chương 68
  65. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 69
  66. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 70
  67. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 71
  68. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 72
  69. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 73
  70. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 74
  71. Những phát hiện về vạn vật /P 14 - Chương 75
  72. Những phát hiện về vạn vật /P.14 - Chương 76
  73. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 77
  74. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 78
  75. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 79
  76. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 80
  77. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 81
  78. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương 82
  79. Những phát hiện về vạn vật /P.15 - Chương Kết

Liên kết đến đây

Xem thêm liên kết đến trang này.