Phân tích việc lựa chọn phương pháp sử dụng một số thí nghiệm

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Ví dụ 1: Phản ứng tráng gương của anđehit – bài 58: Andehit và xeton - lớp 11 – nâng cao[sửa]

- Sử dụng thí nghiệm anđehit axetic + dung dịch [Ag(NH3)2]OH

B1. Mục tiêu[sửa]

- HS biết các anđehit có phản ứng tráng gương, là phản ứng đặc trưng để nhận biết nhóm –CHO. Xác định được vai trò của các chất trong phản ứng, cân bằng phương trình, xác định tỉ lệ mol giữa anđehit và Ag sinh ra.

- Hiểu bản chất của phản ứng tráng gương là phản ứng oxi hóa khử, trong đó anđehit đóng vai trò là chất khử, [Ag(NH3)2]OH là chất oxi hóa.

- Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, phân tích hiện tượng để rút ra kết luận; kĩ năng dự đoán sản phẩm của phản ứng oxi hóa khử, cân bằng PTHH.

B2. Kiến thức, kĩ năng liên quan HS đã có[sửa]

- Biết tính chất vật lí của Ag, phương pháp điều chế dung dịch [Ag(NH3)2]OH

- Biết cách dự đoán sản phẩm phản ứng oxi hóa khử, cách xác định vai trò các chất và cân bằng hóa học.

- Biết cách quan sát, mô tả hiện tượng thí nghiệm hóa học

B3: Lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm: phương pháp nghiên cứu[sửa]

Mặc dù HS đã được học phản ứng tráng gương ở lớp 9 nhưng với glucozơ và chỉ dừng ở mức độ biết hiện tượng và ứng dụng của phản ứng chứ chưa viết PTHH, chưa biết nguyên nhân phản ứng là do nhóm –CHO gây ra, nghĩa là đây là một kiến thức mới với HS. Tuy nhiên, bản chất của phản ứng này là phản ứng oxi hóa khử, mà HS đã học về phản ứng oxi hóa khử nên có thể dự đoán các khả năng phản ứng (các giả thuyết) của anđehit và [Ag(NH3)2]OH, thêm nữa HS biết tính chất kim loại Ag nên từ hiện tượng phản ứng có thể phân tích tìm ra sản phẩm phản ứng, chỉ ra bản chất phản ứng từ đó khái quát nên tính chất chung của anđehit. Như vậy ở đây có thể sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu.

Ví dụ 2: Dạy phần phản ứng thế ở vòng thơm của phenol anken – bài 55: Anken (tính chất, điều chế và ứng dụng) - lớp 11 – nâng cao[sửa]

- Sử dụng thí nghiệm phenol + dung dịch Br2.

B1. Mục tiêu[sửa]

- Biết và hiểu vì sao phenol có phản ứng thế dễ dàng với dung dịch brom, viết được phương trình hóa học.

- Biết dùng dung dịch brom để nhận biết phenol

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích hiện tượng thí nghiệm để rút ra kiến thức mới.

B2. Kiến thức, kỹ năng liên quan HS đã có[sửa]

- Biết tính thơm của vòng benzen, điều kiện phản ứng thế brom vào benzen và đồng đẳng.

- Kỹ năng quan sát, mô tả thí nghiệm

B3. Lựa chọn phương pháp sử dụng thí nghiệm: phương pháp kiểm chứng[sửa]

Phân tích cấu tạo phân tử phenol có thể chia thành 2 phần nhóm chức –OH và vòng benzen, từ đó HS có thể suy luận là phenol có phản ứng thế halogen tương tự benzen (Br2/Fe, to). Tuy nhiên thực tế thí nghiệm cho biết phenol phản ứng thế được với dung dịch Br2 mà không cần xúc tác, như vậy xuất hiện mâu thuẫn nhận thức, dưới sự hướng dẫn của GV HS hiểu được nguyên nhân là do sự tương tác qua lại giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử. Như vậy bằng cách này bài học sẽ ấn tượng hơn, HS dễ hiểu và nhớ bài hơn đồng thời cũng so sánh phân biệt được các chất có cấu tạo tương tự nhau.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Nguồn[sửa]

Liên kết đến đây