Phương pháp kỷ luật tích cực/C2.2
Khi người lớn dùng hình phạt thể chất và tinh thần thì trẻ thường trở nên thụ động, nhút nhát, rụt rè, sợ sai, đặc biệt khi có những người đó bên cạnh. Vì thế người lớn cho rằng đứa trẻ có tính rụt rè, nhút nhát. Thật ra là khi đó trẻ sợ hoặc cảm thấy không được khích lệ.
Mục lục
Hậu quả về mặt thể chất[sửa]
- Đánh đập, trừng phạt trẻ là một hình thức bạo lực, gây đau đớn và thương tích. Nó để lại những vết thương trên cơ thể trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ. Trường hợp cá biệt, đánh đập trẻ có thể gây tàn tật suốt đời.
Hậu quả về mặt tâm lý, tinh thần[sửa]
- Làm trẻ thấy lẫn lộn, không hiểu rõ được vể sự việc. Ví dụ: Trẻ không hiểu tại sao cha mẹ nól yêu thưong mình nhưng bản thân chỉ thấy đau đớn khi bị đánh, không hiểu mình đã làm gì sai và đáng lẽ phải làm gì cho đúng.
- Làm trẻ lo lắng, bẽ mặt, nhục nhã, hạ thấp lòng tự trọng, tự tin.
- Làm trẻ cảm thấy mình ít có giá trị, có khi thù ghét bản thân và người khác. Khi nghĩ là "mình chả ra gì" trẻ có thể làm những hành động "chẳng ra gì". Đó là một vòng luẩn quẩn.
- Khi bị trừng phạt trẻ cảm thấy "lỗi" của mình đã được "trả" và có thể lặp lại lần khác.
- Làm trẻ tức giận và mong muốn trả thù người lớn.
- Làm trẻ tìm cách lừa dối người lớn để lần sau tránh bị trừng phạt.
- Đánh đập trẻ liên tục sẽ làm trẻ trở nên trơ lì, miễn dịch. Trẻ không học được tính kỷ luật, có chăng chỉ là học được một tấm gương xấu.
- Duy trì vòng luẩn quẩn bạo lực trong gia đình, xã hội. Trẻ sẽ hiểu sai rằng bạo lực là cách thức giải quyết vấn đề, đánh người nhỏ hơn và yếu hơn là bình thường.
Khi người lớn dùng hình phạt thể chất và tinh thần thì trẻ thường trở nên thụ động, nhút nhát, rụt rè, sợ sai, đặc biệt khi có những người đó bên cạnh. Vì thế người lớn cho rằng đứa trẻ có tính rụt rè, nhút nhát. Thật ra là khi đó trẻ sợ hoặc cảm thấy không được khích lệ.
Trừng phạt không hiệu quả và còn có hại[sửa]
- Trừng phạt trẻ chưa chắc đã khiến trẻ làm những gì người lớn muốn.
- Trừng phạt làm cho trẻ sợ cha mẹ, thầy cô và những người lớn có "quyền" khác dẫn đến tâm lý luôn e sợ, tự ti, nguy cơ học kém, học chậm.
- Trẻ thường né tránh tình huống và những người chúng sợ. Trẻ có thể trốn tránh hoặc bỏ nhà, bỏ học.
- Nếu cha mẹ, thầy cô phạt để trẻ sợ thì chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn.
- Trẻ bị đánh, phạt nhiều thường ít linh hoạt và kém thích nghi.
- Một số nghiên cứu ở châu Á cho thấy, phong cách giáo dục kiểu gia trưởng, khắc nghiệt, dùng hình phạt (mắng chửi, đánh, cấm làm một số điều trẻ thích) để kiểm soát con cái và mức độ sáng tạo của trẻ có quan hệ tỉ lệ nghịch. Nói cách khác, cha mẹ càng dùng phong cách giáo dục kiểu trừng phạt bao nhiêu trẻ càng có xu hướng kém sáng tạo bấy nhiêu.
Hoạt động: Thảo luận một tình huống đét đít[sửa]
Kế hoạch[sửa]
Cách tiến hành[sửa]
Bước 1 (5 phút) | Chia học viên thành các nhóm, mỗi nhóm 2 - 3 người. Phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay "Đét đít". Bạn cũng có thể viết lên bảng hoặc viết sẵn lên 1/2 tờ giấy A0. Đề nghị học viên thảo luận theo câu hỏi. |
Bước 2 (3 phút) |
Đề
nghị
học
viên
chia
sẻ
lại
suy
nghĩ,
kết
quả
thảo
luận
của
mình.
Gợi ý hướng phân tích: Có thể An đang xem xét việc mình cắn Vinh có làm cho bạn phải làm theo điều An muốn hay không. Đánh An lúc này chỉ củng cố suy nghĩ rằng làm đau người khác là bình thường là chấp nhận được khi mình tức giận ai đó, hoặc ai đó làm trái ý mình. Cách thức hiệu quả hơn là dạy An cách dùng lời nói khi tức giận hoặc muốn ai đó nghe theo mình. Ở giai đoạn đầu An muốn cha mẹ, thầy cô hiểu rằng con gấu đó đối với An rất quý. "Không được cắn"' là điều người lớn phải nói rất rõ và nhất quán với An. Tuy nhiên, An cũng cần thầy cô, cha mẹ hiểu rõ xem câu chuyện đã diễn ra như thế nào. Nếu An tin rằng cảm xúc của mình mà không được xem xét một cách nghiêm túc thì An sẽ không muốn thay đổi hành vi. |
Kết luận (2 phút) | Khi bị đét đít, trừng phạt, trẻ có thể dừng hành vi tiêu cực của mình ngay lập tức. Nhưng dần dần trẻ học được rằng khi tức giận thì làm đau người khác là có thể chấp (2 phút) nhận được. |
Hoạt động: Thảo luận một tình huống trừng phạt khác[sửa]
Kế hoạch[sửa]
Cách tiến hành[sửa]
Bước 1 (5 phút) | Chia học viên thành các nhóm, mỗi nhóm 2 – 3 người. Phát cho mỗi nhóm Tài liệu phát tay “Phạt trẻ”. Cách thay thế là bạn có thể viết lên bảng hoặc viết sẵn lên 1 tờ giấy A0. Đề nghị học viên thảo luận theo câu hỏi đã ghi sẵn trong thẻ. |
Bước 2 (3 phút) | Đề nghị một số học viên chia sẻ lại suy nghĩ, kết quả thảo luận của mình. |
Kết luận (2 phút) |
Bị
đánh
phạt,
Kiên
có
thể
rút
ra
được:
Khi bị đánh, trẻ có thể tỏ ra “ngoan” hơn vì sợ bị đánh tiếp. Tuy nhiên, bạn muốn con mình thay đổi hành vi vì sợ hay vì tôn trọng bạn và nhận ra đúng sai cùng với cách giải quyết tình huống cho lần sau? |