Phương pháp kỷ luật tích cực/C4.4
Mục lục
- 1 Dùng hệ quả lôgíc
- 2 Dùng hệ quả lôgíc (xử lý tình huống)
- 3 Trừng phạt hay dùng hệ quả lôgíc?
- 4 Sự khác nhau giữa trừng phạt và dùng hệ quả lôgíc?
- 5 Mỗi người một nẻo
- 6 Cách thức kỷ luật tích cực với trẻ tuổi mới lớn (tuổi teen)
- 7 Làm gì với trẻ đang có xung đột, va chạm?
- 8 Làm gì với trẻ đang tức giận?
- 9 Một số điều cần ghi nhớ khi dùng "thời gian tạm lắng"
- 10 Sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và tiêu cực
- 11 Trắc nghiệm - Dùng chung cho cha mẹ và giáo viên
- 12 Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây
- 13 Bài tập
- 14 Trắc nghiệm dành cho cha mẹ
Dùng hệ quả lôgíc[sửa]
Tinh huống[sửa]
Long, 8 tuổi, được mẹ nhắc là mỗi khi tắm xong, quân áo bân phải đe vào chậu cho mẹ giặt thi những ngày sau mới có quân áo sạch để mặc, đặc biệt là đồng phục cho ngày thứ 2 và thứ 6. Mẹ nhắc nhở, rây la liên tục nhưng Long không thay đổi mà còn than ván là không muốn mặc quân áo bân. Mẹ phải vội vàng đi giặt mỗi khi Long nói rằng hôm sau phải mặc đồng phục.
Háy trả lời câu hỏi:[sửa]
Nếu bạn là cha, mẹ Long, bạn sẽ làm gì?
... ... ...
Nếu thế, Long sẽ rút ra điều gì?
... ... ...
Dùng hệ quả lôgíc (xử lý tình huống)[sửa]
Tình huống (ở nhà)[sửa]
- Long, 8 tuổi, được mẹ nhắc là mỗi khi tắm xong, quần áo bẩn phải để vào chậu cho mẹ giặt thi những ngày sau mới có quần áo sạch để mặc, đặc biệt là đồng phục cho ngày thứ 2 và thứ 6. Mẹ nhắc nhở rầy la liên tục nhưng Long không thay đổi mà còn than ván là không muốn mặc quần áo bẩn. Mẹ phải vội vàng đi giặt mỗi khi Long nói rằng hôm sau phải mặc đồng phục.
- Mẹ quyết định thử dùng hệ quả lôgíc. Mẹ nói một cách nhẹ nhàng nhưng nghiêm nghị rằng mẹ tin là Long sẽ có trách nhiệm với quần áo bẩn của minh. Mẹ giải thích rằng từ nay trở đi mẹ chỉ giặt những quần áo ngâm trong chậu mà thôi. Mẹ để cho Long trải nghiệm hệ quả lôgíc của việc không để quần áo bẩn vào chỗ đá quy định trong gia đình. Long cũng thử xem mẹ thế nào. Tối chủ nhật Long tìm bộ đồng phục chuẩn bị cho ngày thứ Hai chào cờ. Bộ này thứ Sáu tuần trước Long quẳng ở trong phòng của minh. Khi Long than phiền, mẹ nói một cách thông cảm: "Mẹ chắc là con không muốn mặc quần áo bẩn". Khi Long nàn nỉ mẹ giặt để may ra sáng hôm sau kịp khô để em mặc, mẹ nói "mẹ nghĩ là con đá biết phải làm thế nào rồi". Mẹ lấy quần áo đi tắm để tránh một cuộc giằng co với Long. Long buồn bực vì phải mặc bộ quần áo khác (có thể bị cô phê binh) (hoặc mặc lại bộ quần áo đồng phục nhưng không sạch). Long đá học được nguyên nhân và hệ quả/ kết quả của một sự việc.
Dùng hệ quả có thể giúp trẻ phát triển ý thức trách nhiệm. Nó giúp cho mối quan hệ cha mẹ-con cái ấm áp hơn, ít xung đột hơn. Bản thân tình huống đã cung cấp một bài học cho trẻ mà người lớn không cần phải thuyết giảng gì thêm.
Tình huống (ở trường)[sửa]
Lan, 12 tuổi, đã học kém lại còn vẽ bậy lên bàn và tường mấy lần. Cô giáo có nhắc nhở nhưng Lan không thay đổi. Cô quyết định là Lan phải trực nhật một tuần, bao gồm cả quét dọn lớp học và dọn nhà vệ sinh.
Hãy trả lời các câu hỏi:
Bạn nghĩ gì về cách xử lý của cô giáo? Tại sao?
... ... ...
Ở trường hợp đó bạn sẽ làm tương tự? Hay làm khác đi?
... ... ...
Trừng phạt hay dùng hệ quả lôgíc?[sửa]
Tình huống[sửa]
Kiên, 11 tuổi, sang chơi một nhà hàng xóm cùng mấy đứa trẻ khác và sơ ý đánh vỡ chiếc ấm pha chè.
Hãy trả lời câu hỏi:
Nếu là cha mẹ bạn sẽ làm gì?
... ... ...
Nếu thế, Kiên sẽ rút ra hay học điều gì?
... ... ...
So sánh[sửa]
Trừng phạt | Hệ quả lôgíc |
---|---|
Đánh
đòn
(vài
cái
đét
đít,
xoắn
tai...
rất
đau).
Kiên
học
được
điều
gì?
Trẻ
có
thể:
-Không bao giờ làm thế nữa -Tìm cách dấu lỗi của mình -Đổ lỗi cho trẻ khác -Nói dối -Không để bị "bắt" lần sau -Kết luận rằng mình không tốt, "hư", có thể cảm thấy tức giận và "trả thù" lại người đã đánh mình. Khi bị đánh, trẻ có thể "ngoan" hơn vì sợ bị đánh nữa. Tuy nhiên bạn muốn con mình thay đổi hành vi vì sợ hay vì tôn trọng bạn? |
Bạn
nói
với
con
"Mẹ
biết
là
con
đã
đánh
vỡ
chiếc
ấm
pha
chè
bác
ấy
rồi.
Giờ
con
định
làm
thế
nào
đây?"Sử
dụng
giọng
nói
nhẹ
nhàng
nhưng
cương
quyết.
Đứa trẻ xin lỗi bác hàng xóm và quyết định giúp bác ấy hái chè mấy lần để "bù" lại chiếc ấm nếu bác đồng ý. Trẻ học được rằng: 'Mắc lỗi là một phần của cuộc sống (ai cũng có thể mắc lỗi). Điều quan trọng là trẻ mắc lỗi nhưng nhận lỗi (nhận trách nhiệm). Điểm chú ý ở đây không còn là lỗi nữa mà là trách nhiệm khắc phục lỗi đó. Trẻ không cảm thấy tức giận hay muốn "trả đũa" cha mẹ. Điều quan trọng là lòng tự trọng, tính tự tin của trẻ không bị tổn hại. |
Sự khác nhau giữa trừng phạt và dùng hệ quả lôgíc?[sửa]
Tình huống[sửa]
Thảo luận trong nhóm nhỏ và đưa ra phương án xử lý của cha mẹ theo 2 kiểu khác nhau (trừng phạt và dùng hệ quả lôgíc)
So sánh[sửa]
Trừng phạt | Hệ quả logic |
---|---|
1.
Nhấn
mạnh
quyền
hành
của
người
lớn,
chỉ
cần
yêu
cầu.
(Trung, tắt nhạc ngay, bố mẹ đang nghỉ) |
1.
Thể
hiện
thực
tế'
cuộc
sống.
Người
lớn
và
trẻ
tôn
trọng
lẫn
nhau.
(Trung, mẹ biết con đang thích bài hát đó, nhưng bố mẹ đang nghỉ. Hoặc là con vặn nhỏ đủ nghe, hoặc là con tắt cát sét đi) |
2.
Độc
đoán
hoặc
ít
liên
quan
tới
tình
huống.
(Khi bố mẹ đang nghỉ mà dám mở báng. Từ nay cấm không được động đến cái đài đó nữa) |
2.
Liên
quan
trực
tiếp
đến
hành
vi
của
trẻ.
(Vì con không thực hiện đúng thời gian đã nhất trí nên thứ bảy này con sẽ không được dùng cái đài đó nữa) |
3.
Đồng
nhất
hành
vi
và
nhân
cách
của
trẻ,
hàm
ý
phán
xét
về
mặt
đạo
đức.
(Con lấy xe của bố đi mà không xin phép, cứ như thằng án trộm, thằng không có mồm. Từ nay không bao giờ được đụng đến xe nữa) |
3.
Phân
biệt
hành
vi
và
nhân
cách.
(Con lấy xe của bố mà không xin phép. Bố thấy con chưa sân sàng làm theo nội quy của gia đình nên ngày mai con sẽ không đi xe nữa. Thứ 6 này con sẽ có thêm một dịp để cho thấy là con muốn làm theo nội quy đã nhất trí.) |
4.
Quan
tâm
đến
quá
khứ.
(Con không được mời bạn đến nhà nữa. Lần trước đã bày bừa hết ra rồi, có đứa lại còn nói tục nữa) |
4.
Quan
tâm
đến
hiện
tại
và
tương
lai.
(Con có thể mời bạn về nhà nếu sau khi chơi xong dọn dẹp sạch sẽ và làm sao để bố không nghe thấy ai nói tục) |
5.
Dọa
sẽ
đối
xử
thiếu
tôn
trọng.
(Lần trước con làm bố mẹ mất mặt với bạn của bố rồi. Cứ để lần sau bạn con đến rồi bố cho con thấy...) |
5.
Hàm
ý
thiện
chí,
thân
thiện
sau
khi
cả
bố
mẹ
lẫn
trẻ
đều
đã
bình
tĩnh.
(Vì con không muốn xử sự một cách tôn trọng với khách của bố, lần sau khi bố có khách con sẽ ở trong phòng của con) |
6.
Yêu
cầu
vâng
lời,
tuân
phục
ngay
(Đi làm ngay bây giờ, đi đi! Không có...) |
6.
Cho
phép
lựa
chọn.
(Con làm lúc nào cũng được nhưng phải xong trước khi bố về) |
Mỗi người một nẻo[sửa]
Tình huống[sửa]
Khánh, 15 tuổi, muốn đi dự sinh nhật bạn. Khánh hỏi mẹ nhưng mẹ không đồng ý vì buổi sinh nhật bắt đầu muộn và mẹ không muốn Khánh về quá muộn. Khánh chờ đến khi bố đi làm về và nói muốn giúp đỡ bố vào thứ Bảy, Chủ nhật này (bố có một xưởng sửa chữa xe máy). Bố rất vui vì thường Khánh không muốn làm việc này. Sau đó Khánh thuyết phục bố cho đi dự sinh nhật bạn. Không trao đổi với mẹ, bố đồng ý.
Hãy trả lời câu hỏi:[sửa]
Theo bạn quyết định của người bố là hợp lý hay không hợp lý? Tại sao?
... ... ...
Theo bạn quyết định của mẹ là hợp lý hay không hợp lý? Tại sao?
... ... ...
Bạn nghĩ lần sau Khánh sẽ làm gì khi muốn đi dự sinh nhật hay làm một việc tương tự?
... ... ...
Cách thức kỷ luật tích cực với trẻ tuổi mới lớn (tuổi teen)[sửa]
Thảo luận[sửa]
Nếu trẻ có những hành vi sau đây, bạn sẽ làm gì? (3 phong cách làm cha mẹ khác nhau). Hãy thảo luận nhóm nhỏ và điền vào các ô trống!
Một số ví dụ[sửa]
Khó khăn/ Thách thức | Kiểu độc đoán | Kiểu buông lỏng, quá nuông chiều | Kiểu tích cực |
---|---|---|---|
Trẻ đi chơi về khuya | Mắng mỏ, thuyết giảng, cấm đoán | Thể hiện mong muốn trẻ về đúng giờ, nhưng sau đó chẳng làm gì cả | Trao đổi, thoả thuận thời gian về trước khi trẻ đi. Sử dụng hệ quả lôgíc (hôm sau, tuần sau không được đi nữa) |
Trẻ không giúp việc gia đình | Yêu cầu, ra lệnh, gọi là "đồ ăn hại..." | Làm thay cho con. Không giao cho con việc gì nữa | Họp gia đình, trao đổi, thoả thuận phân chia việc nhà và thống nhất hình thức kỷ luật nếu không làm |
Trẻ thể hiện sự tức giận với cha mẹ | Đe doạ, phản công lại bằng sự tức giận, đánh phủ đầu | Nhận trách nhiệm về mình vì đã gây ra sự tức giận cho trẻ | Sử dụng lắng nghe tích cực và thông điệp "Bố/mẹ...bởi vì..." (các chương sau); Xem xét các cách thể hiện cảm xúc khác. Hoặc bỏ qua cơn giận của trẻ và trao đổi khi bình tĩnh hơn. |
Trẻ ăn uống thất thường | Thuyết giảng, cố ép trẻ ăn uống một cách phù hợp | Hoàn toàn không để ý đến thói quen ăn uống của trẻ | Trao đổi, cùng nhau lập kế hoạch về chế độ ăn uống. Sử dụng hệ quả tự nhiên hoặc lôgíc. |
Trẻ học sa sút | Cố ép trẻ học bài, học thêm. Trừng phạt, rầy la, mua chuộc. | Không quan tâm, để ý đến kết quả học tập của con. | Trao trách nhiệm học tập cho con. Tập trung vào các cố gắng, tiến bộ, điểm mạnh của trẻ (khích lệ, xem chương 6) |
Trẻ gặp va chạm nhỏ khi đi xe đạp đến trường. | Trở nên tức giận. Rầy la. Không cho trẻ đi xe đạp đi học nữa | Xuýt xoa, thể hiện "cảm thông" quá mức. Nhận trách nhiệm cho trẻ (đưa trẻ đi học bằng xe máy) | Trao đổi, cùng con tìm xem có cách nào phòng tránh. Thể hiện rằng mình tin là con có thể đi xe an toàn hơn. |
Làm gì với trẻ đang có xung đột, va chạm?[sửa]
Tình huống[sửa]
Vinh, 5 tuổi, đang chơi chiếc ô tô bằng nhựa màu đỏ trong lớp, bỗng nhiên bạn Ngọc tới lấy và chạy ra chỗ khác định chơi vì Ngọc cũng rất thích chiếc ô tô này. Vinh thấy thế'lao đến giằng lại. Hai bạn giằng nhau, xô đẩy, Vinh đã cắn Ngọc một cái rất đau làm Ngọc khóc. Vinh cũng nước mắt ngắn nước mắt dài. Nguy cơ xung đột vẫn còn.
Tình huống tương tự nhưng xảy ra ở nhà giữa 2 anh/chị em.
Hãy trả lời câu hỏi:[sửa]
Nếu bạn là cô giáo, cha mẹ, bạn sẽ làm gì?
... ... ...
Nếu cô giáo, cha mẹ làm thế thì Vinh học được điều gì?
... ... ...
Làm gì với trẻ đang tức giận?[sửa]
Tình huống[sửa]
Vinh đang chơi một mình trò chơi xếp hình (ở nhà hoặc ở trường). Khi xếp gần xong bỗng sơ ý làm hỏng. Vinh tức quá ném mạnh mấy thứ trong tầm với vào tường làm hỏng một vài đồ chơi.
Hãy trả lời câu hỏi:[sửa]
Nếu là cô giáo, cha mẹ, bạn sẽ làm gì?
... ... ...
Nếu bạn làm thế thì Vinh học được điều gì?
... ... ...
Một số điều cần ghi nhớ khi dùng "thời gian tạm lắng"[sửa]
Không nên dùng "thời gian tạm lắng" như một giải pháp đầu tiên mà nên là giải pháp cuối cùng.
Thường hiệu quả nhất là với trẻ 3-9 tuổi. Thời gian ngắn dài tuỳ theo tuổi của trẻ (có thể lấy số phút tương ứng số tuổi cho dễ nhớ), tính chất hoặc tuỳ theo mức độ lỗi mà trẻ mắc, miễn sao trẻ hiểu được thông điệp giáo dục của cha mẹ/thắy cô.
Một số quy tắc cơ bản (để thời gian tạm lắng không trở thành trừng phạt về tinh thắn!!!)
- Không sử dụng cho trẻ quá nhỏ.
- Sử dụng ngay sau khi trẻ có hành vi làm tổn thương bạn hoặc bản thân.
- Thời gian tạm lắng không được mang tính chất nhục mạ
- Thời gian tạm lắng không được dài hơn khoảng thời gian cắn thiết trẻ cắn để bình tĩnh trở lại.
- Không đe dọa.
Nếu trẻ rất lo lắng, bối rối hay khó chịu thì hãy giúp trẻ bình tĩnh lại một chút trước khi dùng thời gian tạm lắng. Nếu bạn dùng thời gian tạm lắng một vài lắn với trẻ nào đó mà không thấy thay đổi theo cách thức mong muốn thì có thể do:
- Trẻ còn quá nhỏ, chưa thấy được mục đích của việc trẻ bị tách khỏi bạn bè
- Trẻ bị "miễn dịch" với việc "cách ly" nên không có tác động
- Trẻ có vấn đề về thể chất như suy dinh dưỡng hay ác cảm với việc "cách ly"
Khi người lớn tức giận, trẻ thường là "nạn nhân". Nếu vậy bạn cũng cắn thời gian tạm lắng cho chính mình!
Sự khác nhau giữa kỷ luật tích cực và tiêu cực[sửa]
Kỷ luật tích cực | Kỷ luật tiêu cực (trừng phạt) |
---|---|
1. Nhấn mạnh những gì trẻ cần, nên làm. Cho trẻ những phương án lựa chọn tích cực. | 1. Nhân mạnh những gì trẻ không được làm. Cấm đoán không cần giải thích tại sao. |
2. Là quá trình thường xuyên, liên tục, nhất quán, cương quyết. Mang tính hướng dẫn. | 2. Chỉ diễn ra khi khi bị "bắt lỗi" hay "sự cố". Mang tính kiểm soát, làm xấu hổ, mất mặt, chế nhạo. |
3. Hệ quả lôgíc có liên quan trực tiếp đến hành vi tiêu cực của trẻ. | 3. Hệ quả không liên quan hoặc phi lôgíc đối với hành vi tiêu cực của trẻ. |
4. Lắng nghe trẻ, đưa ra các ví dụ, tấm gương để trẻ làm theo. | 4. Không hoặc ít lắng nghe trẻ. Yêu cầu tuân phục, nghe lời. |
5. Tập cho trẻ tự kiểm soát bản thân, chịu trách nhiệm về mình, chủ động, tự tin. | 5. Trẻ dần phụ thuộc vào người lớn, bị người lớn kiểm soát, sợ sai, kém tự lập, bị động, thiếu tự tin. |
6. Giúp trẻ thay đổi, tập trung vào hành vi của trẻ. | 6. Giải toả, tập trung vào nỗi bực tức của người lớn khi thấy trẻ không nghe lời hoặc có khi là "giận cá chém thớt". |
7. Mang tính tích cực, tôn trọng trẻ. | 7. Mang tính tiêu cực, thiếu tôn trọng trẻ. |
8. Khuyến khích khả năng tư duy, lựa chọn của trẻ. | 8. Người lớn nghĩ và đưa ra quyết định, lựa chọn thay cho trẻ, làm hạn chế khả năng tư duy của trẻ. |
9. Hình thành, phát triển những hành vi mong muốn. | 9. Phạt, chỉ trích những hành vi "hư", "lỗi" của trẻ. |
10. Hiểu năng lực, nhu cầu và các giai đoạn phát triển của trẻ. | 10. Không phù hợp với các giai đoạn phát triển của trẻ, không tính đến năng lực, nhu cầu của trẻ. |
11. Phi bạo lực về mặt thể chất và tinh thần. ! | 11. Mang tính bạo lực về mặt thể’ chất và tinh thần. |
12. Trẻ thực hiện nội quy nề nếp vì trẻ được tham gia thảo luận và nhất trí. | 12. Trẻ thực hiện nội quy, nề nếp vì sợ bị phạt, vì bị đe dọa hoặc bị "mua chuộc".... |
13. Dạy trẻ nhập tâm tính kỷ luật một cách tự giác. | 13. Dạy trẻ "ngoan" vì nếu "hư" có thể "bị bắt phạt" (khó tự giác, khó nhập tâm). |
14. Coi lỗi lầm là những cơ hội học tập để tiến bộ thêm. | 14. Không chấp nhận lỗi lầm (phạt khi trẻ mắc lỗi). Ép trẻ tuân phục vì "bố/mẹ/thầy cô bảo thế". |
15. Chú ý tới hành vi "hư" của trẻ, không phải nhân cách đứa trẻ. | 15. Phê phán nhân cách đứa trẻ hơn là hành vi của trẻ: "đồ ngu ngốc", "đồ ăn hại". |
Trắc nghiệm - Dùng chung cho cha mẹ và giáo viên[sửa]
Hoàn thành các câu dưới đây bằng cách chọn và khoanh tròn vào phương án phù hợp với bạn nhất:
Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây[sửa]
Bài tập[sửa]
1. Hãy xem xét kỹ cách thức bạn dùng để thiết lập kỷ luật cho trẻ trong mấy tuần qua khi trẻ có hành vi không phù hợp. Hãy điền vào từng phần dưới đây:
- Trẻ (con em, học sinh) đã làm gì?
- Tôi đã làm gì?
2. Sau đó hãy tự hỏi “Cách đó có hiệu quả không?” “Lần sau mình có làm như thế nữa không?” “Liệu có cách nào tích cực hơn, hiệu quả hơn nếu trẻ lại có những hành vi tương tự?”
3. Tuần này bạn sẽ cố gắng sử dụng hệ quả lôgíc. Chọn một vài hành vi của trẻ mà bạn thấy lo lắng, bực dọc. Khi lo lắng, khó chịu hoặc tức giận thường khó áp dụng phương pháp tích cực. a. Trẻ đã làm gì? b. Các hệ quả mà bạn và trẻ đã quyết định/lựa chọn? c. Kết quả thế' nào? Có hiệu quả không? Theo bạn thì tại sao?
Sau một tuần, hãy trả lời các câu dưới đây (chọn tất cả các phương án mà bạn đã áp dụng trong tuần trước bằng cách đánh dấu V vào ô trống bên tay trái)
1. Các phương pháp tôi thường dùng để rèn kỷ luật, nề nếp cho trẻ:
2. Trong tuần trước, tôi:
3. Không khí trong gia đình, lớp học đã thay đổi theo một trong những hướng sau đây:
Trắc nghiệm dành cho cha mẹ[sửa]
Phong cách làm cha mẹ (có con tuổi mới lớn):
Trong nuôi dạy con, với tư cách là cha mẹ, tôi thường
Nếu như phần lớn các câu trả lời của bạn là "đúng" thì bạn thiên về phong cách gia trưởng. Cách nuôi dạy này làm cha mẹ cảm thấy mình có trách nhiệm trong hầu hết hành vi của trẻ. Còn trẻ thì ngược lại, không học được cách tự suy nghĩ và hành động, rất khó tự lập sau này.