Phương pháp kỷ luật tích cực/C6.5

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Tài liệu phát tay: Khích lệ - Nâng cao lòng tự trọng, tự tin và động cơ cho trẻ

Chán nản và mất động cơ[sửa]

Tình huống[sửa]

Tuấn, 13 tuổi, thường hay ngồi ghế dự bị trong đội bóng đá của trường và ít khi được tham gia thi đấu chính thức. Kết quả học tập học kỳ vừa qua của Tuấn có 5 môn dưới trung bình, còn lại chỉ trên 5 hay 6. Cả trên sân bóng lẫn trong lớp học Tuấn đều cảm thấy chán nản. Thầy giáo thể dục huấn luyện đội bóng cho rằng Tuấn không nhiệt tình và cố gắng, còn phần lớn thầy cô dạy lớp Tuấn đều cảm thấy bất lực. Cha mẹ Tuấn cũng cảm thấy rất chán, buồn phiền và không biết có cách gì để giúp con hay không.

Hãy trả lời các câu hỏi:[sửa]

1. Có nhiều trẻ như Tuấn hay không? Nam hay nữ? Lứa tuổi nào?

...
...
...

2. Tại sao Tuấn lại cảm thấy chán nản như vậy?

...
...
...

3. Trẻ tự tin, có động cơ hoạt động khác với trẻ thiếu tự tin và không có động cơ hoạt động như thế nào? 

...
...
...

Hành vi củng cố của người lớn[sửa]

Tình huống[sửa]

Bé Hương, 5 tuổi, tự ngồi chơi một mình. Khi Hương tự chơi một mình, mẹ nghỉ ngơi thoải mái ở phòng bên và đọc mấy tờ báo. Sau đó một lúc Hương thấy chán và bắt đầu khóc lóc, quấy rầy. Lúc này mẹ mang cuốn truyện tranh sang xem cùng Hương. Khi Hương nín, mẹ lại sang phòng mình. Sau đó Hương lại khóc, mẹ lại sang cùng VỚI ít bánh qui để làm cho Hương nín. Càng ngày mẹ Hương càng thấy có ít thời gian nghỉ ngơi hơn và Hương liên tục đòi mẹ phải chú ý, quan tâm.

Hãy trả lời các câu hỏi:[sửa]

1. Mẹ Hương đã củng cố hành vi nào?

...
...
...

2. Hương học được điều gì từ hành vi của mẹ?

...
...
...

Ghi chú[sửa]

Bà mẹ chính là nguyên nhân chủ yếu. Khi Hương chơi ngoan một mình, bà mẹ không làm gì cả. Thay vào đó mẹ lại thưởng (truyện tranh, bánh qui và cả sự chú ý của mình) khi con không tự chơi một mình. Biện pháp thay thế là mẹ Hương thưởng cho Hương (truyện tranh và bánh qui) khi con chơi ngoan một mình. Dần dần như vậy, bà mẹ phải sang chỗ con ít dần đi và Hương cũng học cách tự vui chơi khi có một mình. Dần dần bà mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Khác nhau giữa khen thưởng và khích lệ[sửa]

Tinh huống[sửa]

Vinh, 5 tuổi, đang học mẫu giáo. Cứ mỗi tuần được phiếu bé ngoan ông nội lại thể hiện là ông rất vui lòng và thưởng cho Vinh 5 ngàn đồng.

Hãy trả lời các câu hỏi:[sửa]

1. Theo bạn điều ông nội Vinh làm này có lợi và hại gì? Tại sao?

...
...
...

2. Một hôm vào thứ sáu, Vinh mang về 4 phiếu bé ngoan. Nếu là ông nội, bạn sẽ cảm thấy thế nào và sẽ làm gì? 

...
...
...

Kỹ năng khích lệ[sửa]

Tình huống 1[sửa]

Tuấn, 9 tuổi, chịu khó học nhưng bị điểm rất thấp trong kỳ thi học kỳ vừa qua.

Giả sử bạn là cha mẹ hay giáo viên của Tuấn. Hây đưa ra:

1. Một số phản ứng mang tính không khích lệ:

...
...
...

2. Một số phản ứng mang tính khích lệ (thể hiện sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận trẻ): 

...
...
...

Tình huống 2[sửa]

Hùng, 12 tuổi nhận là đã mắc lỗi ở trường (giở vở trong giờ kiểm tra, bị đọc tên phê bình trước lớp) và sửa chữa lỗi đó.

Giả sử bạn là cha mẹ hay giáo viên của Hùng. Hãy đưa ra:

1. Một số phản ứng mang tính không khích lệ:

...
...
...

2. Một số phản ứng mang tính khích lệ (tập trung vào điểm mạnh và những nỗ lực, cố gắng, tiến bộ): 

...
...
...

Tình huống 3[sửa]

Bình, 16 tuổi bị rủ tham gia hút thuốc, uống rượu cùng nhóm bạn thân, sau đó gây lộn xộn và bác tổ trưởng đã phải nhắc nhở.

Giả sử bạn là cha mẹ hay giáo viên của Tuấn. Hây đưa ra:

1. Một số phản ứng mang tính không khích lệ:

...
...
...

2. Một số phản ứng mang tính khích lệ (tìm điểm tích cực, nhìn nhận tình huống theo cách khác): 

...
...
...

Tình huống 4[sửa]

Hương, 14 tuổi, đã cố gắng để có điểm trung bình học kỳ này tốt hơn nhưng kết quả không được như mong đợi.

Giả sử bạn là cha mẹ hay giáo viên của Hương. Hãy đưa ra:

1. Một số phản ứng mang tính không khích lệ:

...
...
...

2. Một số phản ứng mang tính khích lệ (tập trung vào những cố gắng, tiến bộ) 

...
...
...

So sánh trừng phạt - kiểu nuông chiều - kiểu tích cực[sửa]

Tình huống[sửa]

Một trẻ tuổi học trò về nhà với một vết xước lớn, rớm máu ở tay.

1. Theo bạn cha mẹ trẻ đó sẽ nói và làm gì? (cố gắng đưa ra càng nhiều phương án càng tốt)

...
...
...

2. Nếu là cha mẹ trẻ, bạn sẽ làm gì? Tại sao?

...
...
...

3. Trẻ diễn giải lời nói và phản ứng của cha mẹ ra sao và cảm thấy như thế nào?

...
...
...

Các phản ứng[sửa]

1. Kiểu trừng phạt[sửa]

Cha mẹ không quan tâm đến vết thương

Nói: “Đừng có thút thít nữa không tao lại cho thêm mấy cái nữa rồi tha hồ mà khóc”. Cha mẹ quát tháo hoặc túm lấy trẻ mà lắc, đẩy thể hiện sự tức giận.

Đứa trẻ diễn giải phản ứng của cha mẹ

Nhu cầu hiện nay của mình không quan trọng. Mình bị ghét, mình không xứng đáng.

Đứa trẻ cảm thấy

Đau ở tay và đau ở tim (đau đớn trong lòng). Từ đó trẻ sợ hãi, rút lui, lùi xa thêm, cô đơn, thất vọng, xấu hổ,...

2. Kiểu nuông chiều, che chở, bảo vệ quá mức[sửa]

Mẹ lao đến chỗ con. Có khi cả bố và ông bà cũng cuống cuồng

Nói: “Giời ơi, chết tôi rồi, đau lắm hả con? Vào đây, mẹ băng lại cho. Vào đây, nằm lên ghế này, chỗ trước cái tivi ấy. Thôi để mẹ làm hết việc nhà cho con”.

Đứa trẻ diễn giải phản ứng của cha mẹ

Mình không làm gì được lúc này. Mình không cần phải học cách chăm sóc bản thân vì đó là nhiệm vụ của cha mẹ.

Đứa trẻ cảm thấy

Đau ở tay, còn cảm xúc thì không rõ ràng, không xác định được. Lúc này cảm thấy thoả mãn vì mình là trung tâm chú ý, được chăm bẵm, chiều chuộng. Sau đó (tình huống chỉ có một mình, không có bố mẹ bên cạnh): lúng túng, tuyệt vọng, oán giận cha mẹ (không có mặt để thực hiện trách nhiệm), thủ thế, xấu hổ (bạn khác xoay xở được, coi như không, còn mình thì không biết làm thế nào, hoảng sợ). 

3. Kiểu khích lệ[sửa]

Cha mẹ đã từng dạy cho cách làm sạch vết xước và tự dán băng.

Nói với giọng bình tĩnh, nhẹ nhàng, quan tâm: “(Mẹ thấy) Con bị xây xát ở tay. Đau lắm không? Con muốn mẹ giúp rửa vết xước rồi băng lại hay con muốn con tự làm?” Sau đó bà mẹ ôm vai con.

Đứa trẻ diễn giải phản ứng của cha mẹ

Mẹ yêu quý mình. Nhưng mình biết phải làm gì, làm thế nào rồi. Mình đủ sức làm được. Mình không chỉ có một mình (nếu cần mẹ sẵn sàng giúp đỡ). Mình sẽ tự quyết định xem sẽ nhờ mẹ giúp (phụ thuộc) hoặc tự mình làm lấy (độc lập).

Đứa trẻ cảm thấy

Đau ở tay nhưng cảm thấy tự tin. Cảm thấy được an ủi, chăm sóc, an toàn và đây là một dịp nữa để mình “lớn hơn”, “trưởng thành” hơn, học cách ứng phó tốt hơn.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này