Phương pháp kỷ luật tích cực/C2.4

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Tài liệu phát tay

Một số thông tin về trừng phạt trẻ em (tham khảo)[sửa]

Một nghiên cứu so sánh về trừng phạt thân thể và tinh thần đối trẻ em ở 9 quốc gia và vùng lãnh thổ (Campuchia, Fiji, Hồng Kông, Indonesia, Lào, Mông cổ, Philipines, Hàn Quốc và Việt Nam) năm 2005, cho kết quả như sau:

Ở Việt Nam người lớn thường phạt trẻ như thế nào?[sửa]

Một số cách thức kỷ luật trẻ không phù hợp ở một xã miền trung du[sửa]

  • Yêu cầu dọn nhà vệ sinh một tuần vì học dốt.
  • Nhốt con 6 tuổi ở ngoài nhà vì để quần áo bẩn.
  • Chửi con gái 14 tuổi: "chết đi sống làm gì" vì dám cãi lại bố.
  • Đánh bằng roi do mải chơi và cãi lại người lớn.
  • Trói vào cột vì đi học xong không về mà đi chơi.
  • Bắt ôm cột và đánh bằng roi cả 2 anh em vì trêu chọc nhau.
  • Bắt con 3 tuổi ngồi hàng giờ trong vòng tròn vẽ sẵn.
  • Bắt tự tát 50 cái hoặc 100 cái vào mặt vì con gái mà chơi dao kiếm (nhựa) và xin đầu mẩu gỗ xếp lâu đài.
  • Bắt đứng xó nhà (trẻ 4 tuổi), bao giờ xin tha mẹ mới cho thôi.
  • Chửi mắng, dọa đuổi đi vì con nhỏ không làm bài.

Đét đít[sửa]

Tình huống[sửa]

1. An, 3 tuổi, đang chơi con gấu bông mà em rất thích. Đối với An, con gấu bông này quý như một người bạn thân. Khi chơi được một lúc, An đặt con gấu sang bên cạnh. Lúc sau, An thấy Vinh, 2 tuổi, túm lấy con gấu. Cô giáo đang bận ở một góc khác. Tức giận, An giằng lại con gấu và đẩy Vinh nhưng Vinh cũng giữ con gấu rất chặt. Cô giáo vẫn chưa hề biết. An tiếp tục kéo nhưng Vinh không buông gấu ra. An đã cắn Vinh một cái rất đau làm Vinh khóc váng lên. An cũng khóc, nước mắt ngắn nước mắt dài. Đây không phải là lần đầu tiên An cắn bạn. Cả hai đứa trẻ khóc còn cô giáo thì rất bực.

2. Tình huống tương tự nhưng xảy ra ở nhà giữa 2 anh em trong gia đình. Cô giáo, cha mẹ không kìm được đét đít cho mỗi em một cái khá đau để kết thúc tình huống.

Hãy trả lời các câu hỏi:[sửa]

1. Giả sử An và Vinh bị cha mẹ hay cô giáo đét đít thì các em sẽ cảm thấy thế nào?

...
...
...

2. An sẽ học được hay rút ra điều gì?

...
...
...

Phạt trẻ[sửa]

Tình huống[sửa]

Kiên, 11 tuổi, sang chơi một nhà hàng xóm cùng mấy đứa trẻ khác và sơ ý làm vỡ chiếc ấm pha chè.

Hãy trả lời các câu hỏi:[sửa]

1. Nếu là cha mẹ Kiên bạn sẽ làm gì?

...
...
...

2. Giả sử bạn đánh đòn (vài cái đét đít, xoắn tai... rất đau, mắng nhiếc) thì Kiên học được điều gì? 

...
...
...

Tại sao không hiệu quả nhưng người lớn vẫn dùng?[sửa]

Theo bạn những câu dưới đây đúng hay sai? Tại Sao? Đúng Sai
1. Người lớn lúc nào cũng đúng.
2. Người lớn luôn quyết định cái gì là đúng cái gì là sai.
3. Người lớn không cần phải đưa ra lý do mà chỉ cần yêu cầu là trẻ phải thực hiện.
4. Sự ngang bướng, cứng đầu cứng cổ của trẻ phải bị bẻ gãy càng sớm càng tốt.
5. Nguời lớn không bao giờ được thể hiện những cảm xúc "yếu đuối" (sợ hãi, bị tổn thương).
6. Nếu bố mẹ không biết đánh con, bố mẹ sẽ bị mất quyền lực.
7. Roi vọt không làm trẻ nên người. Yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.
8. Trẻ em sẽ cư xử tốt hơn khi bố mẹ yêu thương, nhất quán và tôn trọng nhu cầu và cảm xúc của trẻ.
9. Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.
10. Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.
11. Bố mẹ, thầy cô phải thật nghiêm khắc thì mới được trẻ tôn trọng.
12. Hồi nhỏ tôi bị đánh nhiều mà bây giờ vẫn nên người.
13. Tôi có đánh con thì cũng vì yêu nó và muốn nó nên người.
14. Không đánh thì trẻ không sợ. Không sợ là dễ hư.
15. Thử mọi cách không được, chỉ mỗi roi là được.
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này