Phương pháp kỷ luật tích cực/C3.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Những quy định pháp luật về bảo vệ trẻ em

Trích dẫn một số điều luật mang tính phòng ngừa[sửa]

Luật giáo dục (năm 2001)[sửa]

Điều 72 quy định nhà giáo phải tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người học.

Điều 75 quy định nhà giáo không được có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học.

Điều 108 quy định người nào có một trong những hành vi xâm hại nhân phẩm, thân thể' học sinh thì tuỳ theo tính chất, mức độ hành vi mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi (năm 2004)[sửa]

Điều 7 quy định nghiêm cấm các hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục, xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác và áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật.

Điều 14 quy định quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dụ của trẻ em.

Luật hôn nhân và gia đình (năm 2006)[sửa]

Điều 34 quy định cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con cái.

Điều 107 quy định người nào hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường

Một số quy định về xử lý hình sự (theo luật hình sự năm 2000)[sửa]

Điều 104 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp là trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Điều 151 quy định người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 298. Tội dùng nhục hình

1. Người nào dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 100. Tội bức tử

1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

Điều 103. Tội đe dọa giết người

Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

Điều 110. Tội hành hạ người khác

1. Người nào đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội với một trong các trường hợp là người già, trẻ em, phụ nữ có thai hoặc người tàn tật, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.

Điều 121 quy định người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

Một số quy định về xử lý hành chính (theo nghị định 114/NĐ-CP năm 2006 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em)[sửa]

  • Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em thì phạt từ 500.000 đến 1.000.000 đồng.
  • Nếu gây tổn thương về thân thể, tinh thần trẻ em nặng hơn thì phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Ngoài ra còn phải bồi thường những chi phí cho việc đi lại, đưa trẻ về gia đình hoặc chi phí thuốc men, chữa bệnh.

Họat động: Phiên toà xét xử hành vi trừng phạt trẻ em[sửa]

Kế hoạch[sửa]

Cách tiến hành[sửa]

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này