Phương pháp kỷ luật tích cực/C1.4

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Tài liệu phát tay



Bạn nuôi dạy trẻ theo cách nào?[sửa]

Hãy đọc 3 cách nuôi dạy trẻ dưới đây và quyết định xem bạn thường hay sử dụng cách nào hơn?

1. "Nuôi dạy trẻ là một cuộc chiến liên tục"[sửa]

Cha mẹ, thầy cô, người lớn biết cái gì là tốt, là xấu, trẻ phải nghe lời

  • Có nhiều quy định nghiêm ngặt, thường phê phán.
  • Dùng nhiều mệnh lệnh, cấm đoán và đe doạ.
  • Thường hay bắt lỗi, phạt nặng, đánh mắng.

2. "Tôi chỉ muốn được yên, muốn cho được việc thôi"[sửa]

Cha mẹ, thầy cô lo ngại rằng những gì mình làm sẽ khiến trẻ lo lắng, khó chịu.

  • Quên nhu cầu của mình và bỏ qua những hành vi tiêu cực, thậm chí bỏ qua và giấu giếm cả những lỗi nghiêm trọng của trẻ.
  • Luôn luôn nhượng bộ, đáp ứng khi trẻ nhõng nhẽo, khóc lóc, than vãn.
  • Không khuyến khích sự tự lập của trẻ, làm mọi việc hộ trẻ.

3. "Tôi yêu quý con/học sinh của mình nhưng cũng hiểu rằng trẻ không thể có hoặc không thể làm bất cứ điều gì chúng muốn"[sửa]

Cha mẹ, thầy cô biết rằng công việc của mình là giáo dục, dạy dỗ trẻ về những nội quy, nề nếp trong gia đình và lớp học và về những điều mà người lớn mong muốn trẻ sẽ thực hiện.

  • Có các nội quy, quy tắc đơn giản, rõ ràng và mong muốn trẻ làm theo các nội quy đó.
  • Để cho trẻ có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp với lứa tuổi và giai đoạn phát triển.
  • Chủ yếu sử dụng các phương pháp tích cực; khen ngợi, khích lệ trẻ ứng xử tốt, thể hiện sự không đồng tình nhưng không bao giờ trừng phạt trẻ.

Tìm hiểu mục đích sai lệch trong hành vi tiêu cực của trẻ (ở trường)[sửa]

Tình huống: Hưng, 11 tuổi, trong giờ học luôn ngọ nguậy, quay bên này, quay bên kia, có khi còn giật áo, cốc đầu bạn bên cạnh, thỉnh thoảng lại đứng lên trong khi đáng lẽ em phải ngồi tại chỗ và tập trang viết bài cô giao.

Hãy trả lời các câu hỏi sau

1. Theo bạn, hành vi của Hưng nhằm mục đích gì?

...

2. Nếu là cô giáo, bạn cảm thấy thế nào?

...

3. Bạn sẽ phản ứng ra sao?

...

Tìm hiểu mục đích sai lệch trong hành vi tiêu cực của trẻ (ở nhà)[sửa]

Tình huống: Thanh, 5 tuổi. Trong lúc bố mẹ có khách và đang cần yên tĩnh để bàn công việc, Thanh cứ loanh quanh luẩn quẩn, lúc bật tivi, lúc đứng chắn trước mặt khách, lúc lại đòi mẹ đáp ứng cái này cái kia. Bố mẹ nhắc mấy lần nhưng chỉ được vài phút Thanh lại tiếp tục. Thanh khóc nhè, quấy nhiễu làm bố rất bực. Nếu không có khách chắc Thanh đã bị đét đít rồi.

Hãy trả lời các câu hỏi

1. Theo bạn, hành vi của Thanh nhằm mục đích gì?

...

2. Nếu là cha mẹ, bạn cảm thấy thế nào?

...

3. Bạn sẽ phản ứng ra sao?

...
Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này