Phương pháp kỷ luật tích cực/C2.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
TẠI SAO TRỪNG PHẠT KHÔNG HIỆU QUẢ NHƯNG NGƯỜI LỚN VẪN DÙNG?

Một số người lớn coi trọng tính "ngoan ngoãn", "dễ bảo" của trẻ, không chấp nhận "là trẻ con mà dám cãi lại người lớn". Trong môi trường này, trẻ thường bị động, phụ thuộc và mất dần say mê, nhiệt huyết, hứng thú trong các hoạt động chơi và học

Một số quan niệm của người lớn[sửa]

• Người lớn lúc nào cũng đúng.

• Người lớn luôn là người quyết định cái gì là đúng, cái gì là sai. Trẻ phải tuân theo.

• Người lớn không cần phải đưa ra lý do mà chỉ cần yêu cầu là trẻ phải thực hiện.

• Sự ngang bướng, cứng đầu cứng cổ của trẻ phải bị bẻ gãy càng sớm càng tốt.

• Người lớn không bao giờ được thể hiện những cảm xúc "yếu đuối" như sợ hãi, bị tổn thương,...

• Nếu bố mẹ không biết đánh con, bố mẹ sẽ bị mất quyền hành, uy lực.

• Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi.

• Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư.

• Bố mẹ, thầy cô phải nghiêm khắc thì mới được trẻ tôn trọng.

• Hồi nhỏ tôi bị đánh nhiều mà bây giờ vẫn nên người.

• Tôi có đánh con thì cũng vì yêu nó và muốn nó nên người.

• Không đánh thì trẻ không sợ. Không sợ là dễ hư.

• Thử các cách khác không được, chỉ mỗl roi là được.

Hiện tại, vẫn còn có rất nhiểu tranh luận liên quan đến các quan niệm trên. Ví dụ, "Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùl"hàm ý nếu muốn tốt cho trẻ thì người lớn phải nghiêm khắc VỚI trẻ, ngược lại, nuông chiểu, đáp ứng mọl yêu cẩu của trẻ là có hại. Điểu này được nhlểu người lớn chấp nhận. Nhưng nếu thường xuyên đánh mắng trẻ vì cho rằng yêu thưong trẻ, muốn trẻ nên người thì rất nhlểu người sẽ phản đối vì đó là trừng phạt. Vì ranh giới rất khó xác định nên một số người vẫn vin vào đó để tiếp tục trừng phạt trẻ.

Ngoài ra, người lớn còn đánh mắng trẻ vì những lý do mà họ ít khi nhận ra hoặc thừa nhận[sửa]

• Người lớn tức giận ai đó (ví dụ vợ hoặc chồng) nên giận cá chém thớt, trút ấm ức, bức xúc vào trẻ.

• Họ đang tức giận và không thể nghĩ ra cách kỷ luật trẻ hiệu quả hơn.

• Họ không biết các cách thức kỷ luật tích cực.

• Đánh phạt có vẻ là cách dễ thực hiện hơn, nhanh hơn, ít cần suy nghĩ hơn các cách thức kỷ luật tích cực.

• Một số người lớn coi trọng tính "ngoan ngoãn", "dễ bảo" của trẻ, không chấp nhận "là trẻ con mà dám cãi lại người lớn". Trong môi trường này, trẻ thường bị động, phụ thuộc và mất dần say mê, nhiệt huyết, hứng thú trong các hoạt động chơi và học.

Vấn đề đáng quan tâm là "liệu có cách gì thay thế hay không?" hay nói cách khác là "làm sao cha mẹ, thầy cô không cần trừng phạt, đánh mắng trẻ mà vẫn giáo dục được trẻ?" Câu trả lời là có và có thể làm được. Các biện pháp thay thế thường được gọi là Phương pháp kỷ luật trẻ tích cực sẽ được đề cập chi tiết từ Chương 4 đến Chương 7, vì thế dưới đây chỉ nêu một số điểm chung.

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây