Phương pháp kỷ luật tích cực/C5.2

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này
Rào cản lắng nghe tích cực

Những điều cần tránh khi lắng nghe tích cực[sửa]

  1. Không chú ý, sao nhãng, mất tập trung, gây mất hứng khởi của trẻ. Ví dụ: "Thôi nói chuyện khác đi. Đừng nghĩ đến chuyện này nữa"
  2. Phán xét, chỉ trích, trách mắng trẻ. Ví dụ: "Tôi đã nói bao nhiêu lần rồi, em không được làm thế' mà"; "Sao lại làm thế?Em không biết làm thế' là xấu lắm ư?"; "Chắc vì không được dạy bảo nên mày mới thế'!",...
  3. Đổ lỗi cho trẻ mà không xem xét rõ vấn đề. Ví dụ: "Em lúc nào cũng gây chuyện"; "Đó là tại con mới ra nông nỗi này", "Đó là lỗi của con'..
  4. Hạ thấp, xem thường trẻ. Ví dụ: "Con thì chỉ đến thế' là cùng!"; "Đúng là đồ ăn hại, cô sẽ chẳng làm nên tích sự gì đâu!",.
  5. Ngắt lời khi trẻ đang nói. Ví dụ: "Nhưng mà.", "Thế còn...", "Tại sao..."
  6. Đưa ra lời khuyên, giải pháp, thuyết trình, giảng giải về đạo đức. Ví dụ: "Bố biết con phải làm gì rồi, trước hết..."; "Đừng ngớ ngẩn, cái đó không quan trọng", "Đã bảo thế rồi còn gì", "Biết ngay mà"; "Em phải..."
  7. Đồng tình kiểu thương hại. Ví dụ: "Thật tội nghiệp, sao em luôn luôn gặp chuyện không may", "Con lại bị cô mắng nữa à",. Sự đồng tình, tỏ ra thương cảm theo kiểu này thường làm trẻ thấy yếu đuối, thiếu tự tin hơn.
  8. Ra lệnh, đe doạ. Ví dụ: "Con phải làm xong ngay lập tức", "Nếu con còn nói với bố mẹ như thế, bố mẹ sẽ.", "Nếu em còn nói với cô như thế thêm một lần nữa thì cô sẽ không tha thứ cho đâu!",...

Tôi nói bạn nghe. Trẻ nói người lớn nghe[sửa]

  • Khi bạn quay đi chỗ khác hoặc ngắt lời, tôi cảm thấy không được tôn trọng và không muốn chia sẻ ý kiến của mình.
  • Khi bạn đưa ra lời khuyên, tôi cảm thấy bạn không ở vị trí của tôi nên chưa thực sự hiểu hết. Có thể’ bạn đặt mình cao hơn tôi và đã "kê toa thuốc" cho tôi chăng? Có thể’ lời khuyên của bạn là sai hay không thích hợp.
  • Khi bạn phản bác ý kiến, tôi có cảm giác khó chịu, không vui vẻ.
  • Khi bạn thương hại, tôi trở nên yếu đuối.
  • Khi bạn tỏ ra đồng tình, thương cảm với tôi một cách quá mức, tôi sẽ thấy cảm xúc và hành vi của mình là đúng và sẽ không cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề.

Giao tiếp giữa người lớn và trẻ[sửa]

Hoạt động: Rào cản lắng nghe tích cực[sửa]




Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây

Chia sẻ lên facebook Chia sẻ lên twitter In trang này