Phương pháp kỷ luật tích cực/C5.4
Bất
hòa
là
một
phần
của
cuộc
sống.
Nó
có
thể
diễn
ra
ở
gia
đình
và
nhà
trường.
Trước
hết,
người
lớn
hãy
coi
bất
hòa
hay
thậm
chí
mâu
thuẫn,
xung
đột
không
chỉ
là
vấn
đề,
là
sự
đe
doạ
mà
còn
là
cơ
hội
để
hiểu
nhau
hơn,
là
động
lực
thay
đổi
cho
cha
mẹ,
thầy
cô
và
trẻ.
Vì
bất
hòa
là
điều
không
thể
tránh
khỏi
nên
cách
tốt
nhất
là
học
một
số
kỹ
năng
giúp
trẻ
giải
quyết
vấn
đề.
Trong khi bất hòa giữa người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ mới lớn, thường xoay quanh giới hạn và nội quy (xem chương 4) như chuyện học hành, quan hệ với bạn bè, sử dụng thời gian rảnh rỗi, công việc nhà, vấn đề vệ sinh, ngăn nắp... thì chuyện bất hòa giữa trẻ nhỏ với nhau thường xoay quanh chuyện học và chơi ở trường, ở nhà.
Có bao giờ các bạn phải làm trung gian hòa giải (cho các con, cho học sinh) chưa? Lúc đó các bạn làm như thế nào? Có hiệu quả không? Thường gặp khó khăn gì?
Chúng ta có thể áp dụng lắng nghe tích cực vào quá trình giải quyết bất hòa mâu thuẫn giữa hai trẻ. Bản thân trẻ cũng có thể học và áp dụng cho nhau để giải quyết bất hòa.
Mục lục
Quy tắc giải quyết bất hòa[sửa]
Hãy nhớ lại các yếu tố gây tắc nghẽn đối với quá trình giao tiếp đã đề cập ít nhiều ở phần rào cản lắng nghe tích cực. Đó là: buộc tội, quở mắng, trách cứ, xem thường, làm rối trí, cho giải pháp, phê phán, giảng giải đạo đức, đồng tình...
Khi có bất hòa, trẻ thấy khó lắng nghe nhau. Việc khuyến khích trẻ lắng nghe, đặc biệt là phản hồi về mặt cảm xúc là khâu then chốt. Trong nhiều trường hợp, bất hòa được giải quyết ngay sau khi trẻ nói cho bạn biết chúng đang cảm thấy như thế nào.
Trình tự 4 bước giải quyết bất hòa[sửa]
Dưới đây là trình tự 4 bước cô giáo giúp 2 học sinh đang có bất hòa giải quyết vấn đề:
- Cô: "Chào các em, có chuyện gì thế? Có cần cô giúp đỡ không?"
Nếu một hay cả 2 em nói "không" thì hãy nói cả hai cùng lên văn phòng nhà trường để thầy hiệu trưởng giải quyết. Nếu cả 2 đều nói "có" thì hãy tiến hành tiếp theo các bước dưới đây:
Khám phá vấn đề[sửa]
Tìm hiểu cảm xúc[sửa]
Đề ra giải pháp và lựa chọn giải pháp[sửa]
Cam kết thực hiện[sửa]
Đối với cả hai trẻ: "Các em có cam kết là sẽ cố gắng cư xử theo cách mà cả hai đã đồng ý không?". Nếu cả hai nói "có", hãy khen ngợi và khích lệ trẻ đã lắng nghe nhau một cách tích cực và đã đưa ra giải pháp thoả mãn cả 2 bên.
Nếu một trong 2 trẻ nói "không", hãy yêu cầu mỗi trẻ suy nghĩ tiếp về những việc mà trẻ này muốn cả hai cùng làm để giải quyết vấn đề. Đề nghị các em suy nghĩ về những giải pháp có thể có cho tới khi cả hai đồng ý rằng họ đã chọn được một giải pháp phù hợp, thoả mãn cả 2 bên và họ có thể thực hiện giải pháp này.
Trong trường hợp hai trẻ đang tức giận thì người hòa giải phải giúp 2 trẻ bình tĩnh trở lại trước khi bắt đầu. Khi đang "nóng", lại có người lớn sẵn sàng nghe nên trẻ thường tranh nhau nói và có xu hướng chỉ nhìn vấn đề theo quan điểm của mình. Nếu vậy bạn sẽ phải thiết lập một quy tắc (từng người nói một, lắng nghe người kia nói...) trước khi bắt đầu bước 1 (Khám phá vấn đề).
Hoạt động: Lắng nghe tích cực và giải quyết bất hòa[sửa]
Kế hoạch[sửa]
Cách tiến hành[sửa]
Bước 1 (2 phút) | Kê 3 chiếc ghế ở chỗ cả lớp dễ nghe và theo dõi rồi đề nghị 2 học viên tình nguyện đóng vai 2 học sinh hay 2 trẻ ở nhà đang có bất hòa, va chạm (giật đồ chơi của bạn, túm tóc, đùa quá đau, nghĩ là bạn đã lấy bút của mình, đi xe đạp của bạn mà không được sự đồng ý...) |
Bước 2 (10 phút) | Tiến hành qui trình theo trình tự trình bày trong mục Kiến thức đề xuất 4. Sau khi làm xong hỏi xem ai có câu hỏi, ý kiến, bình luận gì không. Nếu có, tập huấn viên cùng lớp trao đổi, trả lời dựa trên những kiến thức trong mục 4. Nếu không chuyển sang bước 3. |
Bước 3 (15 phút) | Chia lớp thành các nhóm 3 người. Các nhóm thực hành giải quyết bất hòa. Nếu có thời gian cho mỗi nhóm làm 3 vòng để ai cũng được thực hành đóng vai người trung gian hòa giải một lần. Đề nghị một vài nhóm làm mẫu trước lớp nếu cần. Nhận xét và đưa ra các ý kiến đóng góp. |
Kết luận (3 phút) | Lắng nghe tích cực là một kỹ năng rất có ích cho giải quyết bất hòa. Người lớn và trẻ đều có thể học và áp dụng phương pháp này. |