Phương pháp kỷ luật tích cực/C7.3

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm
Tài liệu phát tay

Căng thẳng và giảm căng thẳng[sửa]

Xin hãy đọc và chọn 2 câu mà bạn thích nhất rồi chia sẻ với người ngồi bên cạnh

1. Màu sắc nào gợi lại cho bạn sự căng thẳng (stress)?

2. Ai là người ít bị căng thẳng nhất mà bạn biết?

3. Điều gì xảy ra đối với cơ thể bạn khi bạn cảm thấy căng thẳng?

4. Điều gì xảy ra đối với tâm trí bạn khi bạn cảm thấy căng thẳng?

5. Bạn có nhớ được lần gần đây nhất bạn cảm thấy căng thẳng không? Tại sao bạn có cảm giác đó?

6. Hình ảnh/ biểu tượng nào gợi lại cho bạn sự căng thẳng?

7. Bạn nghĩ rằng mức độ căng thẳng của con người ngày càng tăng lên hay giảm xuống?

8. Chuyện gì xảy ra trong mối quan hệ gia đình khi bạn bị căng thẳng?

9. Chuyện gì xảy ra trong mối quan hệ thầy-trò, đồng nghiệp khi bạn bị căng thẳng?

10. Bạn có cách thức nào dùng để đề phòng hoặc giảm bớt sự căng thẳng không?

Phản ứng của người lớn khi tức giận trẻ[sửa]

Bạn sẽ làm gi?

…………………………. 

…………………………. 

Tham khảo cách thức phản ứng của người lớn khi tức giận trẻ[sửa]

Bạn làm gi để xử lý cơn tức giận đó?

…………………………. 

…………………………. 

Hiểu về cơn tức giận của bạn[sửa]

Để hiểu xem điều gì xảy ra khi bạn tức giận, hãy nhớ lại lần tức giận gần đây nhất. Mô tả tóm tắt tình huống vào cột 1. Theo thang 100, với mức 100 là cao nhất (phát điên, nổi khùng), 50 là giận dữ, 10 là hơi cáu tiết, nóng mặt, hãy đánh giá cơn tức giận của mình và ghi vào cột 2.

Ở thời điểm khi bạn cảm thấy tức giận nhất, chuyện gì xảy ra trong đầu bạn? Hãy ghi những suy nghĩ đó (lời nói, hình ảnh, thái độ) vào cột 3.

Tham khảo về cơn tức giận của bạn[sửa]

Bốn bước thay đổi tức giận[sửa]

Bước 1: Mô tả tình huống gây tức giận (như đã làm ở cột 1 tài liệu phát tay "Hiểu về cơn tức giận của bạn")

Bước 2: Ghi nhận lại những cảm xúc tiêu cực và tự đánh giá theo thang 0 (thấp nhất) đến 100 (cao nhất). Sử dụng các từ mô tả trạng thái như khó chịu, cáu tiết, tức giận, nổi khùng.

Bước 3: Kỹ thuật 3 cột. Làm theo hướng dẫn 3 cột dưới đây:

Bước 4: Đánh giá lại suy nghĩ, thái độ, niềm tin trong phần suy nghĩ tự động theo thang 0-100 và xem bây giờ bạn cảm thấy thế nào:

(1) Không khá hơn

(2) Có vẻ khá hơn

(3) Khá hơn nhiều

(4) Khá hơn rất nhiều

Rss.jpg
Mời bạn đón đọc các bài viết tiếp theo bằng cách đăng kí nhận tin bài viết qua email hoặc like fanpage Thuvienkhoahoc.com để nhận được thông báo khi có cập nhật mới.

Liên kết đến đây