Phản ứng với tác nhân gây bệnh ở côn trùng và ứng dụng trong y học
Ở ruồi giấm (Drosophila melanogaster), thụ quan Toll (Toll receptor) là protein được mã hóa bới gene Toll (từ tiếng Đức có nghĩa là kinh ngạc, nhiệt thành,...) và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phôi, quá trình hình thành trục đối xứng và đặc biệt là trong đáp ứng miễn dịch. Các nghiên cứu cũng cho thấy thụ quan Toll có vai trò rất lớn trong cơ chế kích thích phản ứng miễn dịch. Kết quả nghiên cứu di truyền miễn dịch đã khẳng định sự hiện diện và những điểm tương đồng về cấu trúc, chức năng của Toll gene cũng như Toll receptors ở các động vật có xương sống và người với hệ thống Toll ở ruồi giấm.
Từ những đặc điểm tương đồng này mà mô hình miễn dịch của côn trùng được ứng dụng trong nghiên cứu miễn dịch ở động vật có vú và người.
Qua 400 triệu năm tồn tại, côn trùng thường là "người chiến thắng" trong các cuộc chiến chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của các vi sinh vật do khả năng bảo vệ của hệ miễn dịch. Đặc biệt, rất hiếm hiện tượng kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh cho côn trùng.
Phản ứng phòng vệ của côn trùng được bắt dầu bằng việc huy động các tế bào thực bào, tiếp theo là sản xuất các peptide kích thước nhỏ có khả năng tồn tại và phát huy tác dụng nhiều tuần, thực hiện nhiệm vụ làm suy yếu và "càn quét" những vi sinh vật còn sót lại. Cơ chế tác động của các peptide có thể là một trợ giúp đắc lực cho kháng sinh dùng trong điều trị ở động vật và người. Rõ ràng, phương thức phòng chống bệnh của côn trùng được xem như một mô hình lý tưởng giúp con người nghiên cứu, hạn chế và khắc phục tính kháng thuốc của vi khuẩn. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này có thể tham khảo bài viết của Schneider và Chambers (Science,21 Nov`2008: Vol. 322. no. 5905, pp. 1199 - 1200) và công trình của Haine và cộng sự (Science 21 Nov2008: Vol. 322. no. 5905, pp. 1257 - 1259).
Tóm tắt nghiên cứu của Haine và cộng sự[sửa]
Antimicrobial Defense and Persistent Infection in Insects, Science 21 Nov2008: Vol. 322. no. 5905, pp. 1257 - 1259
During 400 million years of existence, insects have rarely succumbed to the evolution of microbial resistance against their potent antimicrobial immune defenses. We found that microbial clearance after infection is extremely fast and that induced antimicrobial activity starts to increase only when most of the bacteria (99.5%) have been removed. Our experiments showed that those bacteria that survived exposure to the insect's constitutive immune response were subsequently more resistant to it. These results imply that induced antimicrobial compounds function primarily to protect the insect against the bacteria that persist within their body, rather than to clear microbial infections. These findings suggest that understanding of the management of antimicrobial peptides in natural systems might inform medical treatment strategies that avoid the risk of drug resistance.
26.11.2008 Nguyễn Bá Tiếp, các bài khác