Chủ đề nóng: Phương pháp kỷ luật tích cực - Cổ học tinh hoa - Những thói hư tật xấu của người Việt - Công lý: Việc đúng nên làm - Giáo án Điện tử - Sách giáo khoa - Học tiếng Anh - Bài giảng trực tuyến - Món ăn bài thuốc - Chăm sóc bà bầu - Môi trường - Tiết kiệm điện - Nhi khoa - Ung thư - Tác hại của thuốc lá - Các kỹ thuật dạy học tích cực
- Dạy học phát triển năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông
Quên đi ký ức tồi tệ
Từ VLOS
(đổi hướng từ Quên đi Ký ức Tồi tệ)
Cho dù ký ức tồi tệ bắt nguồn từ một khoảnh khắc xấu hổ hoặc một sự cố đau buồn, nó có thể đọng lại trong tâm trí qua nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm. May mắn thay, có những cách để rèn luyện tâm trí của bạn có thể đối phó với ký ức tiêu cực một cách lành mạnh. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm cách xua tan kỷ niệm buồn và xoa dịu mọi lo âu khi nghĩ về chúng.
Mục lục
Các bước[sửa]
Hình thành Phương pháp Suy nghĩ Lành mạnh[sửa]
-
Tránh
các
vật
dụng
hoặc
địa
điểm
khơi
gợi
về
ký
ức.
Có
bao
giờ
bạn
cảm
thấy
sốc
khi
đến
những
nơi
hoặc
ở
cạnh
những
vật
dụng
gợi
lại
ký
ức
đau
buồn?
Có
lẽ
bạn
không
nhận
ra
rằng
chúng
chính
là
tác
nhân
gợi
nhớ.
Ví
dụ,
ký
ức
tồi
tệ
của
bạn
gắn
liền
với
một
sự
cố
ở
trường
tiểu
học,
và
mỗi
khi
bạn
đi
ngang
qua
trường,
bạn
lại
nhớ
về
nó.
Nếu
bạn
thay
đổi
lộ
trình
đi
làm
vào
buổi
sáng
và
tránh
đi
ngang
qua
trường,
bạn
có
thể
giữ
cho
tâm
trí
không
suy
nghĩ
về
ký
ức
đau
buồn
một
cách
thường
xuyên.
- Nếu bạn có thể tránh hoàn toàn những nhân tố kích hoạt hồi ức xấu của bạn, dần dần bạn sẽ quên nó đi. Bạn sẽ ít có lý do phải khơi gợi ký ức, và khi bạn tiếp tục cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ có thể thay thế ký ức tồi tệ bằng các suy nghĩ quan trọng hơn.
- Tất nhiên, không có nghĩa là bạn có thể tránh hoàn toàn các tác nhân gợi nhớ ký ức, và có thể bạn cũng không muốn thay đổi lộ trình đến cơ quan, hoặc tặng bộ sưu tập sách khoa học viễn tưởng của mình, hoặc ngừng nghe bạn nhạc yêu thích chỉ vì lần cuối cùng bạn xem họ biểu diễn là lúc người yêu cũ của bạn nói lời chia tay. Nếu bạn không thể tránh các tác nhân gợi nhớ, có thể là vì có quá nhiều tác nhân hoặc bạn không muốn cho chúng quyền gây ảnh hưởng đến bạn, có nhiều cách khác nhau để bạn có thể đối phó với kỷ niệm buồn của mình.
-
Không
ngừng
nghĩ
về
kỷ
niệm
cho
đến
khi
nó
mất
đi
sức
ảnh
hưởng.
Trong
vài
lần
đầu
tiên
khi
bạn
nghĩ
về
một
ký
ức
tồi
tệ,
bạn
có
thể
mất
cảnh
giác
và
trở
nên
lo
lắng
và
cảm
thấy
tự
ti.
Bản
năng
của
bạn
có
thể
sẽ
tìm
cách
để
tránh
suy
nghĩ
về
chúng
càng
nhiều
càng
tốt,
nhưng
nếu
bạn
cố
kiềm
hãm,
bạn
sẽ
cho
bộ
nhớ
có
thêm
năng
lực
để
gây
ảnh
hưởng
nặng
hơn
khi
hồi
ức
tình
cờ
xuất
hiện.
Thay
vì
cố
gắng
xoá
đi
ký
ức,
hãy
nghĩ
về
những
gì
đã
xảy
ra.
Hãy
thường
xuyên
nghĩ
về
nó
cho
đến
khi
nó
không
còn
quan
trọng.
Và
cuối
cùng,
bạn
sẽ
ngừng
nghĩ
nhiều
về
ký
ức
đó,
và
khi
bạn
có
thể
làm
được
điều
này,
bạn
sẽ
ngừng
cảm
thấy
đau
đớn.
Nếu
bạn
cảm
thấy
nặng
nề
khi
suy
nghĩ
về
quá
khứ
đau
buồn,
hãy
đi
dạo
hoặc
tập
thể
dục
nhanh.
- Hãy nhớ rằng mọi chuyện đều đã là quá khứ và hãy cố gắng thư giãn. Dù bất cứ chuyện gì đã xảy ra – mọi người cười nhạo bạn, hoặc bạn đã từng lâm vào một tình huống nguy hiểm – mọi chuyện đều đã là quá khứ.
- Trong vài trường hợp, nghĩ về kỷ niệm buồn có thể gây ám ảnh. Quan sát cảm xúc của bạn khi bạn liên tục gợi lại ký ức. Nếu bạn nhận thấy rằng ngay cả khi bạn cố ý hồi tưởng về nó, nó vẫn có sức mạnh gây tổn thương cho bạn, hãy sử dụng phương pháp khác để có thể quên đi quá khứ không vui.
-
Hãy
thử
thay
đổi
ký
ức.
Mỗi
khi
bạn
nhớ
về
một
việc
nào
đó,
ký
ức
sẽ
có
chút
thay
đổi.
Bộ
não
của
bạn
lấp
đầy
khoảng
trống
nhỏ
trong
ký
ức
bằng
cách
thay
thế
chúng
với
các
thông
tin
sai
lệch.
Bạn
có
thể
tận
dụng
lợi
thế
trong
cách
hoạt
động
của
não
bộ
để
thay
thế
các
kỷ
niệm
xấu
với
các
thông
tin
khác.
Cuối
cùng,
bạn
sẽ
có
thể
nhớ
về
kỷ
niệm
theo
cách
bạn
thay
đổi
nó.
[1]
- Ví dụ, giả sử kỷ niệm thời thơ ấu của bạn là cùng cha bạn cưỡi trên chiếc thuyền có tên “Hải tặc” và dạo quanh hồ. Trong trí nhớ, cha bạn mặc quần lửng màu đỏ và đeo kính râm, mắng bạn không được chồm qua rào cản trên thuyền và bạn bị ngã xuống hồ. Bạn chắc chắn rằng đây là những điều đã xảy ra, nhưng vài năm sau khi bạn nhìn lại bức ảnh bạn chụp vào lần dạo chơi đó, bạn lại thấy cha bạn mặc quần jeans, và chiếc thuyền có tên là “Chim bói cá”. Như bạn thấy, ký ức không phải luôn luôn chính xác, và chúng có thể bị thay đổi.
- Hãy thử thay đổi khoảnh khắc đau buồn của hồi ức. Sử dụng ví dụ trên, nếu bạn vẫn nhớ cảm giác sợ hãi và không nơi nương tựa khi bạn ngã xuống hồ, hãy thay đổi nó bằng cách tập trung nhớ về cảm giác tuyệt vời khi cha bạn cứu bạn.
- Mỗi khi bạn nghĩ về ký ức, chúng sẽ thay đổi khác đi một chút. Nếu bạn tập trung vào cảm xúc tốt đẹp thay vì luôn nghĩ về cảm giác đau buồn, ký ức của bạn sẽ được thay đổi theo như bạn nghĩ. Tất nhiên chúng sẽ không thể thay đổi từ một ký ức xấu sang tuyệt vời, nhưng chúng sẽ mất khả năng gây tổn thương cho bạn.
-
Tập
trung
vào
các
kỷ
niệm
đẹp.
Đôi
khi
não
chúng
ta
thường
“mắc
kẹt”
trong
quá
khứ
đau
buồn.
Nếu
bạn
cảm
thấy
bản
thân
thường
đắm
chìm
trong
các
hồi
ức
buồn,
hãy
huấn
luyện
tâm
trí
chuyển
sang
các
kỷ
niệm
vui.
Không
nên
cho
phép
quá
khứ
không
vui
có
thời
gian
để
thay
đổi
tâm
trạng
của
bạn
hoặc
làm
bạn
trở
nên
lo
lắng;
thay
vì
vậy,
khi
kỷ
niệm
buồn
bắt
đầu
len
lỏi
vào
tâm
trí
bạn,
hãy
chuyển
hướng
suy
nghĩ
sang
những
điều
vui
vẻ
hơn.
Không
ngừng
tập
luyện
cách
suy
nghĩ
tích
cực
cho
đến
khi
bạn
không
còn
bị
rơi
vào
trạng
thái
tiêu
cực
khi
nghĩ
về
quá
khứ.
- Hãy thử phương pháp lồng ghép các ký ức vui buồn với nhau. Ví dụ, nếu bạn không ngừng nghĩ về khoảng thời gian bạn thuyết trình một cách vụng về và làm cả lớp cười nhạo bạn, hãy ghép ký ức này vào ký ức về khoảng thời gian bạn thuyết trình tốt và được khen ngợi. Luôn nghĩ về các kỷ niệm đẹp sẽ giúp bạn tránh phải lục lọi trong trí nhớ để tìm kiếm suy nghĩ tích cực khi bạn đang phải đối mặt với cảm xúc tồi tệ.
-
Học
cách
sống
trong
hiện
tại.
Sống
trong
thực
tại
có
nghĩa
là
“biết
lưu
tâm”.
Có
nghĩa
là
bạn
cần
tập
trung
vào
hiện
tại
thay
vì
đắm
chìm
trong
quá
khứ
hoặc
lo
lắng
cho
tương
lai.
Để
tâm
vào
hiện
tại
là
một
cách
tuyệt
vời
để
giảm
căng
thẳng
và
tận
hưởng
cuộc
sống
nhiều
hơn.
Thay
vì
dành
thời
gian
và
sức
lực
để
lo
lắng
cho
những
chuyện
mà
bạn
không
thể
thay
đổi,
bạn
cần
phải
học
cách
buông
xuôi
quá
khứ
và
sống
với
thực
tại.
- Chúng ta thường bị “cuốn” vào các hoạt động hằng ngày và hoàn toàn thờ ơ trước mọi việc đang diễn ra xung quanh. Thay vì hoạt động theo trạng thái "vô thức", hãy dành một chút thời gian quan tâm đến các chi tiết dù nhỏ nhất, ví dụ như âm thanh hoặc mùi hương mà thường ngày bạn không chú ý. Cách này sẽ giúp bạn chuyển hướng chú ý của não sang hiện tại thay vì chìm đắm trong quá khứ.
- Lặp lại câu “nhắc nhở” khi suy nghĩ của bạn trôi dạt đến những nơi bạn không muốn. Ví dụ, bạn có thể nói với bản thân “Mình đang ở đây” hoặc “Mình vẫn còn sống”. Hãy dùng những câu nói có thể giúp bạn trở về với hiện tại.
- Hãy chú ý đến cảm xúc của bạn trong hiện tại. Chú ý đến các giác quan của bạn: bạn nghe gì, thấy gì, nếm gì và ngửi gì ngay thời điểm này?
- Hãy thử ngồi thiền. Hầu hết các phương pháp thiền đều giúp bạn hướng sự tập trung chú ý về thực tại. Chú ý đến nhịp thở và giải phóng tâm trí khỏi mọi phiền nhiễu giúp bạn sống nhiều hơn trong thực tại. Thường xuyên tập thiền không chỉ giúp bạn có thể tập trung, mà thiền còn được cho rằng giúp cải thiện tâm trạng. [2]
Có Cách nhìn Khách quan[sửa]
-
Hãy
xem
xét
bài
học
bạn
rút
ra
từ
sự
kiện.
Kể
cả
trải
nghiệm
khủng
khiếp
nhất
cũng
có
thể
dạy
cho
chúng
ta
một
bài
học
nào
đó.
Có
thể
sẽ
mất
một
thời
gian
dài
để
bạn
nhận
ra
được
bài
học,
đặc
biệt
nếu
sự
cố
chỉ
mới
xảy
ra.
Nhưng
nếu
bạn
có
thể
nhìn
lại
và
nhận
thấy
rằng
bạn
khôn
ngoan
hơn
sau
khi
trải
qua
các
tình
huống,
ký
ức
xấu
sẽ
mất
khả
năng
gây
ảnh
hưởng
đến
bạn.
Bạn
đã
tìm
được
niềm
hy
vọng
mới
mà
bạn
chưa
từng
nhận
ra
hay
chưa?
- Hãy nhớ rằng những quá khứ đau buồn cũng chính là một phần của cuộc sống. Khó khăn sẽ giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, và giúp chúng ta biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống. Nếu không gặp phải cảm giác tồi tệ, chúng ta sẽ không biết trân trọng cảm giác tốt đẹp.
- Cố gắng nhận thấy sự may mắn của bạn. Ngay cả khi ký ức tiêu cực khiến bạn mất đi nhiều điều trong cuộc sống, hãy lập danh sách về những điều mà bạn cảm thấy may mắn khi có được.
-
Tạo
dựng
kỷ
niệm
hạnh
phúc.
Với
thời
gian,
ký
ức
xấu
sẽ
phai
nhạt
đôi
chút.
Bạn
có
thể
tăng
tốc
quá
trình
này
bằng
cách
sống
trọn
vẹn
mỗi
ngày
và
lắp
đầy
bộ
nhớ
bằng
các
kỷ
niệm
đẹp.
Dành
thời
gian
làm
những
việc
bạn
thích
với
những
người
bạn
yêu
quý.
Càng
nhiều
kỷ
niệm
đẹp
được
hình
thành
thì
càng
nhiều
hồi
ức
xấu
sẽ
bị
lãng
quên.
- Hãy đến những nơi bạn chưa từng đến, vì như vậy bạn sẽ có những trải nghiệm mới không bị “vấy bẩn” bởi quá khứ. Hãy đặt vé máy bay đến một thành phố mới, hoặc trở thành khách du lịch trên thành phố của bạn và đến nhà hàng xóm mà bạn ít gặp mặt.
- Nếu bạn không thích đi du lịch, hãy thay đổi thói quen một chút. Đi ăn tại một nhà hàng mới mà bạn chưa từng đến, nấu một món ăn phức tạp, hoặc mời bạn bè đến nhà dùng bữa tối.
-
Giữ
cho
bản
thân
luôn
bận
rộn.
Lắp
đầy
lịch
trình
làm
việc
của
bạn
và
giữ
tập
trung,
và
bạn
sẽ
không
có
thời
gian
để
suy
nghĩ
tiêu
cực.
Nếu
bạn
thường
bận
rộn
quá
mức
với
các
công
việc
hằng
ngày,
hãy
dành
thời
gian
gặp
gỡ
bạn
bè,
hoặc
thăm
gia
đình
thường
xuyên
hơn.
Bạn
có
thể
tập
trung
đọc
một
cuốn
sách
hoặc
tạo
dựng
một
sở
thích
mới
để
gây
xao
nhãng
tâm
trí.
Nếu
bạn
dành
quá
nhiều
thời
gian
để
“ngồi
không”,
bạn
sẽ
dễ
suy
nghĩ
đến
quá
khứ
tiêu
cực.
Sau
đây
là
một
vài
cách
hay
để
giúp
bạn
luôn
bận
rộn:
- Tham gia vào một lớp học thể thao, ví dụ như bóng đá hoặc kickboxing. Nếu bạn không thích thể thao, hãy tự thách thức bản thân đi bộ vài km mỗi ngày, hoặc học yoga. Thách thức chính mình về mặt thể chất là một cách tuyệt vời để giải thoát tư tưởng khỏi suy nghĩ tiêu cực. Luyện tập thể thao cũng giúp não phóng thích endorphin giúp cải thiện tâm trạng. [3]
- Tạo một sản phẩm mới. Bạn có thể may một chiếc váy, vẽ một bức tranh, hoặc viết nhạc. Khi bạn dốc sức lực vào việc tạo ra một thành phẩm, bạn sẽ không có nhiều thời gian để suy nghĩ về các hồi ức xấu.
- Tham gia hoạt động tình nguyện. Giúp đỡ người khác là một cách hay để bạn không suy nghĩ về các vấn đề của bản thân.
-
Không
nên
dùng
rượu
hoặc
thuốc
lá.
Sử
dụng
các
chất
can
thiệp
đến
trí
não
có
thể
làm
tình
hình
trở
nên
tệ
hơn.
Nếu
kỷ
niệm
đau
buồn
khiến
bạn
bị
trầm
cảm
hoặc
lo
lắng.
Rượu
sẽ
làm
tăng
mức
độ
trầm
cảm,
khó
chịu,
và
lo
âu,
đặc
biệt
đối
với
những
người
đang
có
biểu
hiện
của
các
triệu
chứng
này.
[4]Để
giữ
cho
tâm
trí
luôn
suy
nghĩ
tích
cực,
tốt
nhất
bạn
nên
hạn
chế
hoặc
hoàn
toàn
tránh
sử
dụng
rượu
hoặc
thuốc
lá.
- Sử dụng rượu và thuốc lá như một cách để quên đi quá khứ đau thương, hoặc như một cách để tránh các suy nghĩ tiêu cực thường sẽ dẫn đến nghiện ngập. [5] Nếu bạn cảm thấy cần sử dụng rượu hoặc thuốc lá mỗi khi bạn muốn quên đi các hồi ức xấu, bạn nên tìm kiếm người có thể giúp bạn.
- Nên tránh các hình thức chạy trốn quá khứ khác. Nếu bạn có xu hướng cờ bạc, ăn quá mức, hoặc có các thói quen không lành mạnh mỗi khi bạn muốn trốn tránh cảm giác tiêu cực, bạn cần phải biết nhìn nhận hành vi của bản thân và kiềm chế nó, hoặc là bạn có thể tự mình đương đầu với nó, hoặc là tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia trị liệu hoặc các nhóm hỗ trợ.
-
Đặt
sức
khoẻ
lên
ưu
tiên
hàng
đầu.
Khi
bạn
đang
bị
ảnh
hưởng
bởi
các
suy
nghĩ
tiêu
cực,
sẽ
rất
khó
để
bạn
luôn
ghi
nhớ
phải
chăm
sóc
bản
thân.
Nhưng
giữ
gìn
sức
khoẻ
có
ảnh
hưởng
rất
lớn
đến
các
suy
nghĩ
của
bạn.[6]
Ăn
các
thực
phẩm
giàu
chất
dinh
dưỡng,
ngủ
đủ
giấc
và
tập
thể
dục
vài
lần
mỗi
tuần
sẽ
giúp
bạn
quên
đi
các
ký
ức
tồi
tệ.
Ngoài
việc
đảm
bảo
nhu
cầu
của
cơ
thể,
bạn
cần
dành
thời
gian
để
chăm
sóc
bản
thân
một
chút
để
giảm
lo
lắng.
- Có chế độ ăn uống cân bằng bao gồm các loại hoa quả tươi, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất béo tốt cho cơ thể.
- Đặt ra mục tiêu tập thể dục từ 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày, ngay cả khi điều đó có nghĩa là đi bộ một quãng đường dài sau giờ tan sở.
- Cố gắng ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm, vì kiệt sức sẽ làm tâm trạng bạn trở nên thất thường và dễ tập trung vào các ký ức xấu. [7]
Vượt qua Ký ức Đau thương[sửa]
- Hãy đối mặt với ký ức đau buồn. Học cách thừa nhận kỷ niệm buồn và đối mặt với các cảm xúc tiêu cực nó đem lại. Mặc dù nghe có vẻ không khoa học, giải toả cảm xúc là chìa khoá cho quá trình hồi phục. [8] Kìm nén cảm xúc sẽ làm nó bộc phát mạnh hơn trong tương lai. Hãy để cho bản thân cảm thấy giận dỗi, buồn bực, xấu hổ, hoặc đau đớn. Nếu bạn muốn khóc hoặc la hét, hãy làm như bạn muốn. Cách này sẽ giúp bạn dễ dàng đối phó với cảm xúc trong tương lai hơn là cố gắng quên đi nỗi đau.
-
Chia
sẻ
với
ai
đó.
Tìm
sự
giúp
đỡ
ở
bạn
bè
hoặc
người
thân
mà
bạn
tin
tưởng.
Người
khác
sẽ
đưa
ra
lời
khuyên,
chia
sẻ
về
các
trải
nghiệm
tương
tự,
và
thậm
chí
có
thể
làm
bạn
yên
tâm
rằng
mọi
chuyện
không
xấu
như
bạn
nghĩ.
Nếu
có
thể,
hãy
nói
chuyện
với
người
không
liên
quan
đến
vụ
việc;
vì
họ
sẽ
cho
bạn
thấy
viễn
cảnh
tươi
đẹp
mà
bạn
cần.
- Hãy xem xét tham gia nhóm hỗ trợ. Hãy tìm kiếm nhóm hỗ trợ dành cho những người có cùng hoàn cảnh với bạn trong khu vực. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ giúp đỡ những người ly hôn, chia tay, nhiễm các bệnh mãn tính, v.v.
- Nếu bạn không cảm thấy thoải mái khi phải chia sẻ trải nghiệm với người khác, hãy viết nó vào nhật ký và giấu kỹ ở nơi không ai có thể tìm được.
-
Xem
xét
việc
sử
dụng
phương
pháp
tâm
lý
trị
liệu.
Nếu
bạn
cảm
thấy
bạn
bè
và
người
thân
không
giúp
nhiều
được
cho
bạn,
gặp
một
chuyên
gia
sẽ
là
lựa
chọn
đúng
đắn.
Vì
những
điều
bạn
tâm
sự
với
bác
sĩ
sẽ
được
bảo
mật,
bạn
không
cần
phải
che
giấu
hoặc
cảm
thấy
xấu
hổ.
[9]
- Bác sĩ trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và giúp bạn vượt qua nỗi đau. Bác sĩ sẽ tập cho bạn kỹ thuật để bạn có thể vượt qua các hồi ức đau buồn.
- Liệu pháp nhận thức hành vi được xem là một liệu pháp hữu ích cho người bị chấn thương tâm lý. Bạn có thể tìm bác sĩ trị liệu chuyên về lĩnh vực này. [10]
-
Tìm
hiểu
xem
nếu
bạn
bị
rối
loạn
căng
thẳng
sau
chấn
thương
tâm
lý
(PTSD).
PTSD
có
thể
được
hình
thành
sau
một
trải
nghiệm
kinh
hoàng
và
tệ
hại,
chẳng
hạn
như
bị
quấy
rối
tình
dục,
bị
tai
nạn
nghiêm
trọng,
hoặc
mắc
chứng
bệnh
suy
nhược.
Đối
với
người
bị
PTSA,
hồi
ức
về
chấn
thương
sẽ
không
thể
phai
mờ.
Và
họ
sẽ
luôn
trong
cảm
giác
lo
lắng
mọi
chuyện
sẽ
lại
xảy
đến
một
cách
tương
tự.
Nếu
bạn
nghĩ
rằng
bạn
bị
PTSD,
bạn
cần
phải
gặp
bác
sĩ
tâm
lý
vì
bạn
không
thể
tự
mình
đối
mặt
với
nó.
[11]
- Các triệu chứng của PTSA bao gồm những hồi tưởng, ác mộng, và có các suy nghĩ gây hoảng loạn.
- Có thể bạn sẽ cảm thấy vô cảm, trầm cảm, hoặc lo lắng thường xuyên, và luôn có cảm giác như đang đứng trên bờ vực thẳm.
-
Tìm
kiếm
phương
pháp
điều
trị
đặc
biệt.
Nếu
bạn
cảm
thấy
bị
“kẹt”
trong
ký
ức
hoặc
trong
trải
nghiệm
đau
thương,
có
nhiều
phương
pháp
trị
liệu
có
thể
giúp
bạn.
Các
phương
pháp
điều
trị
này
thường
đi
kèm
với
phương
pháp
trị
liệu
tâm
lý
để
có
kết
quả
tốt
nhất.
Hãy
đặt
lịch
hẹn
với
bác
sĩ
tâm
lý
để
thảo
luận
xem
nếu
bạn
cần
phương
pháp
điều
trị
đặc
biệt
để
có
thể
quên
đi
hoàn
toàn
ký
ức
tồi
tệ
đang
gây
ảnh
hưởng
đến
cuộc
sống
của
bạn.
- Đầu tiên, bác sĩ tâm lý sẽ dùng thuốc để điều trị. Thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc chống lo âu thường được chỉ định cho bệnh nhân gặp khó khăn trong việc ngừng suy nghĩ tiêu cực.
- Trị liệu trên cơ thể là phương pháp giúp bạn có thể quay về với cảm giác thực sự của cơ thể. Biện pháp này giúp bạn tập trung vào bản năng “chống hoặc chạy” của cơ thể và một khi nguy hiểm thực sự không hiện hữu, cơ chế này sẽ không được kích hoạt.
- Liệu pháp sốc điện là một cách hữu hiệu để giải thoát bạn khỏi chấn thương tâm lý một khi các biện pháp khác không đem lại hiệu quả. [12]
Lời khuyên[sửa]
- Đổi tên cho ký ức có thể giúp đánh lừa bộ não chuyển hướng tập trung. Ví dụ, thay vì đề cập đến một kỷ niệm “xấu”, hãy thay đổi tên gọi thành kỷ niệm “trong quá khứ”. Lặp đi lặp lại từ “xấu” trong đầu chỉ làm bạn cảm thấy nó “xấu” thêm.
- Không dành quá nhiều thời gian cho giai đoạn đau thương. Buồn là một phản ứng tự nhiên sau khi trải qua một sự kiện không vui, nhưng bạn cần nhớ phải biết khi nào là đủ để thoát khỏi giai đoạn này và bắt đầu một cuộc sống bình thường.
- Dù quá khứ có tồi tệ đến cỡ nào, nó cũng chỉ là quá khứ; đừng để quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại và tương lai của bạn bởi vì quá khứ đã qua đi, trừ khi bạn có khả năng quay ngược thời gian thì bạn không thể thay đổi nó, vì vậy hãy chôn vùi quá khứ và hãy cố gắng mạnh mẽ và vui vẻ lên!
Nguồn và Trích dẫn[sửa]
- ↑ http://clbb.mgh.harvard.edu/study-finds-memories-can-change-with-each-recall-researcher-sees-criminal-justice-implications/
- ↑ http://www.dailymail.co.uk/health/article-2158068/Meditation-alters-brain-wiring-just-month.html
- ↑ http://www.mayoclinic.com/health/exercise/HQ01676
- ↑ http://psychcentral.com/lib/2008/why-alcohol-and-depression-dont-mix/
- ↑ http://www.dualdiagnosis.org/post-traumatic-stress-disorder-and-addiction/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-living/nutrition-and-healthy-eating/expert-blog/food-and-mood/bgp-20056183
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/between-you-and-me/201308/all-night-the-effects-sleep-loss-mood
- ↑ http://www.primal-page.com/scheff.htm
- ↑ http://www.psychologytoday.com/blog/the-intelligent-divorce/201302/bad-memories-8-ways-detox-yourself
- ↑ http://www.helpguide.org/mental/emotional_psychological_trauma.htm
- ↑ http://www.nimh.nih.gov/health/topics/post-traumatic-stress-disorder-ptsd/index.shtml
- ↑ http://www.huffingtonpost.com/2013/12/25/shock-therapy-erase-bad-memories-brain_n_4494888.html