Quên đi người bạn yêu

Từ VLOS
(đổi hướng từ Quên đi Người Bạn Yêu)
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Mọi thứ rồi cũng đến hồi kết thúc: Tình yêu cũng không phải là một ngoại lệ. Dù bây giờ việc quên đi người mà bạn yêu dường như là không thể, nhưng đừng lo lắng: Luôn có ánh sáng phía cuối con đường. Thời gian trôi qua, với những biện pháp thích hợp, nỗi đau sẽ dần nguôi ngoai và bạn sẽ lại trở về là chính mình.

Các bước[sửa]

Xả hết Nỗi lòng[sửa]

  1. Đừng kìm nén cảm xúc của mình. Hãy khóc thật lớn. Hét vào gối. Cãi nhau với bức tường. Trong giai đoạn đầu tiên để quên đi ai đó, bạn sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ. Bạn cần chấp nhận những cảm xúc này để có thể thật sự thoát khỏi chúng và tiến về phía trước.
    • Nghiên cứu đã chỉ rằng đau khổ được truyền về não sẽ được xem như một cơn đau thật sự. Phản ứng của não bộ đối với nỗi đau trong lòng cũng gần giống như đối với việc cai nghiện ma túy. Tuy nhiên, cách tốt nhất để chiến thắng nỗi đau này đó là phải vượt qua những cảm xúc ấy. [1]
    • Phủ nhận sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Dù bạn có cố gắng lờ đi thì những cảm xúc tồi tệ đó cũng không thể biến mất. Điều đó chỉ làm tăng thêm nguy cơ bùng nổ sau này.
    • Nếu bạn thuộc tuýp cần giải tỏa thể xác, hãy suy xét tới việc tham gia một khóa tập thẩm mỹ hoặc xả hết nỗi buồn bực trong lòng lên bao cát luyện tập hoặc hình nộm.
  2. Chống lại cảm giác muốn bộc phát tức giận. Một phần trong bạn có thể sẽ cảm thấy tức giận. Đó là điều dễ hiểu, tuy nhiên bạn nên tránh việc che đậy hay ngụy trang nỗi đau của mình bằng giận dữ. Trên thực tế, tức giận có thể giúp bạn cảm thấy ít bị tổn thương hơn, giúp bạn cảm thấy tự chủ và cho bạn động lực để tiến về phía trước.[2] Tuy nhiên, cách duy nhất để vượt qua nỗi đau và chấp nhận hoàn cảnh hiện tại đó là để cho bản thân bạn cảm nhận được những cảm xúc khác bị che giấu bởi sự tức giận.
    • Giận dữ chỉ là cảm xúc đi kèm. Những cảm xúc bị che giấu bởi cơn giận của bạn có thể là thất vọng, bị phớt lờ, bị vứt bỏ, không được yêu thương và bị từ chối. Tất cả những cảm xúc này khiến bạn cảm thấy bị tổn thương và bạn đã sử dụng cơn giận để tự xoa dịu chính mình.[3]
    • Để tìm ra những cảm xúc thật sự đằng sau cơn giận của bạn, hãy lắng nghe những gì bạn tự nói với chính mình. Nếu bạn tự nhủ rằng "Sẽ chẳng có ai yêu mình nữa", nó có thể tượng trưng cho cảm xúc bị vứt bỏ hoặc không còn được yêu thương. Hãy để ý tới những suy nghĩ của bản thân trong một ngày để xác định những cảm xúc khác mà bạn đang trải qua.[4]
    • Thêm vào đó, giận giữ thường mang tính ám ảnh. Nếu bạn cứ liên tục chê bai người yêu cũ hay người mà bạn thích với bạn mình hoặc ghi nhớ từng "sai lầm" nhỏ nhặt mà người đó đã làm, suy nghĩ của bạn sẽ luôn tràn ngập hình ảnh về người đó. Nói cách khác, giận dữ sẽ chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ thay vì tiến về phía trước.
  3. Hãy nuông chiều bản thân. Tư mua cho mình một hộp sô-cô-la hoặc ăn kem trực tiếp trong hộp. Mua chiếc túi xách hàng hiệu hoặc món đồ điện tử mà bạn đã để ý suốt cả mấy tháng trời. Đi Spa hoặc đi ăn trưa tại nhà hàng mới mà tất cả mọi người đều khen ngợi. Bởi vì bạn đang có một khoảng thời gian khó khăn vậy nên không có gì quá đáng khi bạn cảm thấy cần phải nuông chiều bản thân một chút để lên tinh thần.
    • Con người luôn cảm thấy thèm những đồ ăn mang lại sự thoải mái mỗi khi buồn phiền. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sống buông thả có chủ ý thường vô hại miễn là bạn biết giới hạn và không thờ ơ với sức khỏe của chính mình.[5]
    • Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên đặt ra giới hạn cho bản thân. Nếu bạn lâm vào cảnh nợ nần, tích trữ đồ ăn vặt đầy nhà hay tăng khoảng 18 kg, những điều đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy khổ sở hơn. Nuông chiều bản thân trong khả năng của mình và tránh xa những thứ có hại cho sức khỏe bởi điều đó giống như tự hủy hoại bản thân hơn là cứu giúp chính mình.
  4. Nghe nhạc. Có thể bạn sẽ muốn nghe những bài hát thất tình. Trái ngược với những gì mọi người vẫn thường nghĩ, nghe nhạc buồn sẽ không làm cho bạn cảm thấy tệ hơn. Thực thế những thể loại nhạc như vậy giúp bạn cảm thấy như có người đang chia sẻ nỗi đau cùng bạn, và bạn không chỉ có một mình. Thêm vào đó, nếu bạn vừa khóc vừa hát theo bài hát, bạn sẽ có thể giải tỏa được cảm xúc của mình một cách lành mạnh. Khi kết thúc bài hát, bạn sẽ cảm thấy khá hơn rất nhiều.[6]
    • Khoa học đã chứng minh rằng nghe nhạc có tác dụng chữa bệnh. Nó có thể làm giảm nhịp tim và giải tỏa căng thẳng.[7]
  5. Để cho bản thân cảm thấy tê liệt. Cuối cùng, sau khi khóc xong, bạn có thể sẽ cảm thấy bản thân tê liệt hoặc "chết lặng". Đừng lo lắng. Đó là một phản ứng hoàn toàn bình thường.
    • Thông thường, cảm giác tê liệt thường là do kiệt sức. Khóc cũng như những cảm xúc tiêu hao nhiều năng lượng khác có thể khiến bạn hoàn toàn kiệt sức về cả thể xác lẫn tinh thần. Do đó, sau khi bạn giải quyết xong những cảm xúc này, bạn sẽ không còn đủ sức để cảm thấy bất cứ điều gì khác nữa.
  6. Nói chuyện với bạn bè. Bờ vai của bạn thân chính là nơi bạn có thể dựa vào. Đôi khi, nói chuyện với bạn bè là cách tốt nhất để bộc lộ hết những cảm xúc mà bạn đang có ra ngoài và bước tiếp. Một người bạn có thể giúp bạn cảm thấy những gì mà bạn đang trải qua là bình thường. Thêm vào đó, bộc lộ tâm trạng thất vọng của bản thân ra ngoài có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ và giải quyết chúng dễ dàng hơn.[8]
    • Một người bạn có thể đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích là một lựa chọn tuyệt vời để chia sẻ những muộn phiền, tuy nhiên bất cứ người bạn nào luôn sẵn sàng lắng nghe bạn cũng có thể giúp được ít nhiều. Chia sẻ những cảm xúc của bản thân cũng quan trọng như việc giải quyết những vấn đề hiện tại.
  7. Viết nhật ký. Nếu bạn không muốn làm phiền bạn bè của mình quá nhiều hay cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ điều gì đó với bất cứ ai, hãy viết chúng ra. Việc này cũng có thể giúp bạn giải tỏa những cảm xúc mà bạn đang kìm nén. Việc viết nhật ký mang lại rất nhiều lợi ích về mặt tinh thần. Nó giúp chúng ta hiểu rõ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân và giải quyết những bất đồng (bằng việc viết về chúng dưới- quan-điểm của một người khác)[9]
    • Bạn có thể sử dụng nhật ký để bày tỏ những cảm xúc hay sự việc mà bạn không đủ dũng khí để chia sẻ cùng người khác.
  8. Giới hạn khoảng thời gian bạn đắm chìm trong nỗi buồn. Bạn cần phải để cho mình buồn nhưng bạn cũng cần phải hiểu rằng đến một thời điểm nhất định nào đó bạn sẽ phải ép buộc mình bước tiếp. Sẽ không tốt nếu bạn để cho một mối quan hệ tan vỡ ngăn cản bạn phát triển trong những lĩnh vực khác của đời sống. Hãy cho bản thân thời gian, nhưng đừng do dự quay trở lại và sống trọn vẹn cuộc sống của mình.
    • Hãy đặt ngày hoặc một khung thời gian tương đối trước. Hãy cho bản thân bạn thời gian bằng khoảng một nửa thời gian yêu đương của bạn và người cũ hay thời gian bạn theo đuổi người mà bạn thích. Trong khoảng thời gian này, hãy cứ ủ rũ như bạn muốn. Sau đó, hãy ép bản thân phải bước tiếp cho dù bạn vẫn cảm thấy buồn bã.

Cắt đứt các Mối liên hệ[sửa]

  1. Tránh những liên lạc không cần thiết. Điều này đồng nghĩa với việc không điện thoại, không email và không "vô tình" gặp người đó trong khi anh ấy hoặc cô ấy đang chạy bộ ở đâu đó như thường lệ. Nếu bạn muốn quên một ai đó, bạn cần đặt một khoảng cách nhất định giữa hai người đủ để bản thân bạn có cơ hội hàn gắn lại vết thương.[10]
    • Dĩ nhiên, điều này sẽ rất khó nếu hai bạn là đồng nghiệp hay bạn cùng lớp. Trong trường hợp này, điều tốt nhất mà bạn nên làm đó là hạn chế tương tác với những thứ khác ngoại trừ những gì thực sự cần thiết đối với cuộc sống hàng ngày của bạn. Bạn không cần phải thay đổi cuộc sống của mình chỉ để tránh người mà bạn muốn quên, nhưng bạn cũng không nên cố tình dính dáng tới họ.
  2. Ngừng theo dõi trên các phương tiện truyền thông điện tử. Dừng việc kiểm tra Facebook, Twitter, Blog, Pinterest hay bất cứ tài khoản xã hội nào có liên quan tới anh ấy hoặc cô ấy. Tìm hiểu xem người đó đang làm gì sẽ chỉ khiến bạn khó lòng tiếp tục với cuộc sống của mình hơn.
    • Nếu bạn không thể chống lại ham muốn theo dõi tài khoản mạng xã hội của người đó trong khi vẫn nằm trong danh sách bạn bè hay người theo dõi, hãy hủy kết bạn hoặc hủy theo dõi người đó.
    • Nếu người đó đã từng cho bạn biết mật khẩu của anh ấy hoặc cô ấy, hãy yêu cầu họ đổi mật khẩu để loại trừ ham muốn theo dõi hay rình mò của bản thân.
  3. Đừng bao giờ gần gũi với người đó cả về thể xác và tinh thần. Ở cùng người đó có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái và thậm chí dễ chịu hơn. Nhưng tiếp tục gần gũi về mặt cảm xúc với người yêu cũ của bạn không phải là một ý kiến hay, bởi vì bạn sẽ lại phải vượt qua quá trình đau khổ một lần nữa sau đó.[11]
    • Đừng ngủ với người yêu cũ vì "tình xưa nghĩa cũ" hay trở thành "bạn tình không ràng buộc" với người mà bạn thích.
    • Thực tế thì việc "quên" một ai đó đều không dễ dàng cho cả hai phái, tuy nhiên nó đặc biệt khủng khiếp đối với phái nữ. Sự gắn bó về thể xác khiến phụ nữ sản sinh ra Oxytocin, hoóc-môn làm tăng cảm giác thân mật và yêu thương.[12] Vì vậy nếu làm thế, bạn sẽ không thể "gạt bỏ chúng ra khỏi tâm trí". Bạn sẽ chỉ cảm thấy gắn bó với người đó hơn trước.
    • Gần gũi về mặt tình cảm cũng nguy hiểm như vậy cho dù trước đây hai bạn đã từng thân mật về tình cảm. Loại kết nối này ở một mức độ sâu hơn, khiến bạn rất khó để chia tay với người yêu cũ.
  4. Vứt hết những đồ vật khiến bạn nhớ tới người đó. Kể cả khi bạn có cắt đứt các mối liên hệ và tránh giao tiếp với người mà bạn muốn quên, bạn có thể sẽ vẫn cảm thấy khó khăn để bước tiếp nếu phòng của bạn tràn ngập những đồ vật gợi nhớ cho bạn về người đó.
    • Thông thường, cách tốt nhất đó là bỏ hết tất cả những đồ vật đó vào trong hộp và cất đi cho tới khi bạn đã có đủ dũng khí để bước tiếp. Thay vì vứt đi, bạn cũng có thể trả lại cho người đó một số đồ vật nhất định như đĩa CD, đĩa phim, v.v.
    • Thực tế thì cho dù bạn có tuyệt vọng tới mức nào, bạn cũng không nên vứt hoặc thậm chí đốt hết những đồ vật đó để giải thoát cho chính mình[13] Khi thứ gì đó đã mất đi, nó sẽ mất đi mãi mãi. Nếu bạn hối hận vì đã vứt một chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền hay đốt tấm ảnh có chữ ký của ca sĩ yêu thích mà bạn đã từng đi xem cùng với người yêu cũ, có thể sau này bạn cũng vẫn sẽ hối hận về điều đó.
  5. Hãy nối lại quan hệ khi bạn sẵn sàng. Trái với những gì mà bạn nghĩ, việc trở thành bạn với một ai đó mà bạn từng yêu là hoàn toàn có thể. Nếu không thể thành bạn, vậy ít nhất hai bạn cũng có thể đủ tôn trọng nhau để ngồi trong cùng một phòng mà không nhìn nhau với ánh mắt hình viên đạn.
    • Đừng ép bản thân phải nối lại quan hệ. Nếu bạn không thể quên đi nỗi đau và việc nối lại mối quan hệ khiến mọi thứ trở nên quá khó khăn thì bạn không cần phải làm vậy.
    • Chỉ bắt đầu nối lại quan hệ khi bạn đã hoàn toàn chấp nhận sự thật và không còn bất cứ một tình cảm quyến luyến nào với người đó. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên bắt đầu quá trình đau buồn và tránh gặp mặt người đó một thời gian. Sau đó, cùng ngồi xuống và nói chuyện thật lòng với nhau về tình bạn của hai người. [14]
    • Giới hạn những cố gắng của bạn. Thử mở rộng tình bạn một lần. Nếu không được, hãy chấp nhận rằng việc nối lại mối quan hệ là không thể và sống tiếp.

Tận hưởng Cuộc sống và Bước tiếp[sửa]

  1. Ra khỏi nhà. Đi dạo. Đi du lịch. Khám phá những vùng đất bí ẩn nổi tiếng hoặc thậm chí là ít được biết tới. Điều quan trọng là bạn cần rời khỏi giường và tiếp tục với cuộc sống của mình cho dù bạn có muốn nằm trên giường và xem những bộ phim buồn thảm tới mức nào đi nữa.
    • Năng động. Những hoạt động thể chất là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong quá trình cố gắng để quên một ai đó. Ngược lại, nằm dài trên ghế hết ngày này qua ngày khác có thể khiến bạn cảm thấy thêm buồn bực về bản thân.
  2. Đi chơi cùng bạn bè.[15] Bạn bè có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc quên đi một ai đó, thậm chí dù bạn có khóc lóc trên vai họ. Khi bạn cần cảm thấy được thông cảm và tạm thời quên đi những đau buồn, một đêm đi chơi vui vẻ với bạn thân của bạn sẽ là một liều thuốc tuyệt vời.
    • Bạn của bạn có thể cũng cảm thấy cảm kích, đặc biệt là nếu bạn đã không quan tâm tới họ trong một thời gian dài vì bận yêu đương hay theo đuổi người bạn thích.
    • Tuy nhiên, tránh để cho bạn bè ép bạn có một mối tình mới trước khi bạn cảm thấy sẵn sàng.
  3. Hãy gặp những người mới. Điều này có vẻ như vô cùng khó khăn nhưng nó cũng có thể có ảnh hưởng to lớn tới việc phục hồi của bạn. Bằng việc quen những người mới, bạn sẽ cho bản thân thấy được rằng còn rất nhiều người có thể hâm mộ và yêu quý bạn. Tương tự như vậy, bạn cũng có thể nhận ra được rằng vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác dành cho mình.[16]
    • Bạn mới cũng giống như đối tượng mới. Đôi lúc, mối quan hệ mới còn tốt hơn rất nhiều bởi nó không có nhiều áp lực và bạn cũng sẽ không phải lo lắng về việc thất tình.
  4. Hãy yêu thương bản thân mình trước.[17] Hơn tất cả, hãy hiểu rằng cho dù người khác có cảm thấy hay nghĩ gì đi chăng nữa, bạn vẫn xứng đáng được yêu thương. Hãy lập một danh sách những điều bạn thích ở bản thân mình: nụ cười của bạn, những bình luận dí dỏm của bạn, hay niềm đam mê bất tận của bạn với sách, v.v. Hãy đảm bảo rằng bạn vẫn luôn nuôi dưỡng những điều mà bạn yêu thích nhất ở bản thân bất cứ khi nào bạn bước vào một mối quan hệ mới.
    • Dành thời gian làm những gì bạn thích, đặc biệt là những điều bạn gần như không làm trong thời gian yêu đương với người yêu cũ hay cố gắng gây ấn tượng với người mà bạn thích.
    • Tránh đổ hết lỗi lầm lên vai mình. Hãy hiểu rằng hai bạn chỉ đơn thuần không phải là dành cho nhau. Đó không phải là lỗi của bạn hay bạn không xứng đáng được yêu thương.
  5. Đừng vội vàng. Đừng bao giờ ép buộc bản thân vào một cuộc hẹn hò mới. Hãy chỉ làm vậy khi bạn đã sẵn sàng, vào một ngày nào đó và tin tưởng rằng bản thân bạn sẽ biết khi nào bạn cảm thấy sẵn sàng để yêu ai đó một lần nữa. [18]
    • Ép buộc bản thân bắt đầu một mối quan hệ chắp vá hay chóng vánh sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn, đặc biệt là khi bạn nhận ra rằng bạn đã gần gũi với một người mà bạn hoàn toàn không hề có tình cảm.

Lời khuyên[sửa]

  • Những gợi ý trên có liên quan tới cách để quên người mà bạn thích đơn phương cũng như người yêu cũ của bạn.
  • Điều quan trọng nhất đó là hãy nhớ rằng cần phải có thời gian để vượt qua mọi thứ. Hãy giữ cho bản thân bận rộn và thường xuyên chăm sóc chính mình. Bạn sẽ không còn khóc lóc, đau khổ hay nghĩ về người đó trước cả khi bạn kịp nhận ra.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. http://www.npr.org/sections/health-shots/2015/01/13/376804930/breaking-up-is-hard-to-do-but-science-can-help
  2. http://www.creducation.org/resources/anger_management/anger__a_secondary_emotion.html
  3. https://www.psychologytoday.com/blog/evolution-the-self/200807/what-your-anger-may-be-hiding
  4. http://www.wire.wisc.edu/yourself/Emotions/Understanding_emotions.aspx
  5. https://www.psychologytoday.com/blog/cravings/201410/women-and-chocolate
  6. http://www.everydayhealth.com/depression/can-sad-music-heal-your-broken-heart.aspx
  7. http://www.psychologytoday.com/blog/valley-girl-brain/201105/how-want-get-over-breakup
  8. https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/talking-through-problems
  9. http://psychcentral.com/lib/the-health-benefits-of-journaling/
  10. http://www.healthcentral.com/slideshows/10-ways-to-help-yourself-heal-after-a-break-up/#slide=4
  11. http://www.huffingtonpost.ca/simone-katerine/sex-with-ex_b_5161448.html
  12. http://www.glamour.com/sex-love-life/2010/11/how-to-get-over-the-guy-you-cant-get-over
  13. http://www.cnn.com/2008/LIVING/personal/10/02/tf.ways.not.get.over.relationship/
  14. http://www.womenshealthmag.com/sex-and-love/staying-friends-with-an-ex
  15. http://www.eharmony.com/dating-advice/relationships/getting-over-the-ex-ten-basic-tips/#.Ue1Y3I3ryj4
  16. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/adult-health/in-depth/friendships/art-20044860
  17. https://www.psychologytoday.com/blog/finding-love/201105/how-love-yourself-first
  18. https://www.psychologytoday.com/blog/laugh-cry-live/201502/after-the-break-when-moving-seems-impossible

Liên kết đến đây