Sống qua ngày không cần nấu ăn

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Nếu không thích nấu ăn, bạn vẫn có thể tự chuẩn bị bữa ăn cho mình mà không cần phải thực hiện những thủ thuật chế biến phức tạp. Sống qua ngày không cần nấu ăn là một nghệ thuật, và cũng là thử nghiệm thật sự. Tuy nhiên, chỉ cần kiên trì luyện tập, bạn sẽ có thể trau dồi phong cách lý tưởng của mình.

Các bước[sửa]

  1. Ăn uống như khách du lịch ba-lô. Sử dụng thực phẩm rắn không cần chế biến (và đối với một số loại thức ăn không cần trữ lạnh!), chẳng hạn như trái cây tươi hoặc sấy khô, đậu, hạt, và rau củ quả tươi lâu như là cà rốt, bắp cải và ớt. Bạn có thể cho thêm gia vị vào các món rau quả như là sữa chua, khai vị làm từ gà, đậu, dầu, vừng, chanh và tỏi, nước xốt làm từ cà chua, hành, ớt và các loại nước xốt khác. Những người đi du lịch ba-lô cũng sử dụng thêm lương thực khô cung cấp năng lượng, yến mạch trộn với đường, quả khô, mật và vừng, bánh quy, bánh mỳ, đậu đóng hộp và rau trộn sẵn.
    • Ăn thực phẩm tươi mỗi ngày và thực hiện thói quen hằng ngày luôn mua thêm thức ăn mới trên đường đi học hoặc đi làm về. Không nên chất quá nhiều thực phẩm trong nhà bếp, vì khách du lịch ba-lô luôn di chuyển đến địa điểm mới và không thể mang theo quá nhiều thức ăn. Vì thế bạn chỉ nên chuẩn bị sẵn thức ăn trong vài ngày tiếp theo và luôn bổ sung nguồn thực phẩm mới.
    • Phương pháp này phù hợp cho người sinh sống ở thành thị, hoặc ở những khu vực dễ tiếp cận trực tiếp với nguồn thực phẩm từ nhà vườn hoặc nhà cung cấp tại địa phương.
  2. Ăn thực phẩm sống hoặc áp dụng chế độ ăn kiêng paleo. Sự quan tâm ngày càng lớn mạnh đối với xu hướng ăn thực phẩm sống và áp dụng chế độ ăn kiêng paleo đã cho thấy rằng con người hiện đại gạt bỏ thức ăn lành mạnh mà tự nhiên đã ban cho chúng ta. Khi ăn thực phẩm sống hoặc ăn theo chế độ paleo, bạn sẽ tận hưởng rất nhiều lợi ích cũng như không cần phải mất thời gian chế biến món ăn.
    • Lưu ý rằng nếu muốn xay nhuyễn đậu, hạt và trái cây, bạn sẽ cần phải thực hiện giai đoạn chuẩn bị.
    • Cân nhắc lựa chọn thực phẩm có thể ăn sống mà không cần phải chế biến nhiều.
  3. Chế biến rau trộn một cách sáng tạo. Nhiều người trong chúng ta không thực hiện nghiêm túc trong việc ăn các loại rau gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lợi ích sức khỏe khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn bao gồm giảm huyết áp, mức cholesterol, cải thiện độ nhạy insulin, giảm cân nhanh (ở người béo phì) và tăng cường chức năng miễn dịch.[1] Bạn không cần phải chế biến duy nhất một loại rau trộn mà có thể áp dụng món rau trộn pizza, caprese và trái cây trộn ambrosia.
  4. Sáng tạo trong chế biến món bánh mỳ kẹp. Bạn có thể thử nhiều loại bánh mỳ chất lượng cao (không phải loại bánh mỳ trắng đã qua xử lý loại bỏ hết dinh dưỡng), thịt, rau, phô mai và đồ gia vị tùy thích. Bạn có thể chế biến bánh mỳ ở dạng ướp lạnh, nướng, làm nóng bằng lò vi sóng hoặc nhúng vào dầu ô liu nguyên chất.
    • Tìm hiểu nhiều phương pháp chuẩn bị món bánh mỳ kẹp. Bạn có thể tăng vị ngọt bằng cách thêm miếng trái cây xắt lát hoặc sữa chanh đông đặc.
    • Tham khảo phần công thức nấu ăn để lấy thêm ý tưởng chuẩn bị món bánh mỳ kẹp.
  5. Ăn thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn có thể chế biến bằng lò vi sóng. Mua thức ăn hoặc bữa ăn chuẩn bị sẵn để hâm nóng bằng lò vi sóng, kèm theo thức ăn tươi chẳng hạn như rau trộn hoặc rau chần. Bạn cần đọc kỹ nhãn hiệu vì nhiều thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng có hàm lượng cao chất béo bão hòa và chuyển hóa, đường, muối và chất bảo quản nhân tạo.
    • Để có món ăn ngon chế biến bằng lò vi sóng và nguyên liệu tươi mới, bạn có thể đến cửa hàng bán món ăn ngon, tiệm bánh hoặc cửa hàng tạp hóa dành cho người sành ăn để mua thức làm sẵn có thể chế biến bằng lò vi sóng và rau trộn tươi ngon, v.v...
  6. Kết bạn với những người thích nấu ăn. Họ sẽ mời bạn đến nhà thưởng thức bữa tối, đặc biệt nếu bạn thành thật về việc không thích nấu ăn nhưng lại muốn thưởng thức tay nghề của người khác!
    • Giúp đỡ bạn bè hết mức có thể. Ví dụ, bạn có thể trả tiền mua nguyên liệu hoặc mang theo thực phẩm lành mạnh, tươi ngon để bổ sung vào nhà bếp và tủ lạnh của nhà bạn mình.
    • Thỉnh thoảng mời bạn bè đi ăn nhà hàng để bù lại những khoảng thời gian ăn uống tại nhà của họ.
    • Đi ăn ở nhiều nhà hàng với bạn bè để khám phá hương vị và phong cách ẩm thực khác nhau. Bạn sẽ tiết kiệm được kha khá nếu cả hai chia đôi hóa đơn khi đi ăn pizza, món ăn Trung Hoa, Ấn Độ, v.v…. Bạn nên đi ăn ngoài theo thời gian cố định, chẳng hạn như hai tuần hoặc một tháng một lần.
  7. Mua thức ăn mang đi. Nhiều món khai vị ở nhà hàng cũng đủ để bạn ăn hai bữa. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này vì thức ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo chuyển hóa và bão hòa, muối, đường và hương liệu cũng như màu nhân tạo. Không nên nạp quá nhiều thực phẩm không tốt cho sức khỏe cũng như thiếu dinh dưỡng vào trong cơ thể. Thay vào đó, bạn nên ăn thực phẩm lành mạnh hơn, ví dụ như pizza rau không chứa phô mai, các món xào châu Á, falafel (món đậu xanh ướp với hành và gia vị, vo thành viên và chiên, dùng chung với bánh mỳ ổ dẹp và nước xốt tương vừng, đây là món ăn ở vùng Trung Đông), cũng như các món rau trộn khác.
    • Ở một số nơi bán thức ăn mang đi không yêu cầu tiền bo, vì thế bạn sẽ tiết kiệm được một ít.

Lời khuyên[sửa]

  • Thường xuyên đi thăm cha mẹ và ông bà. Họ sẽ rất vui mừng khi gặp bạn, và nếu họ thích nấu ăn, bạn sẽ được ở lại thưởng thức bữa ăn thật ngon.
  • Nếu có bạn bè thích nấu ăn, bạn cũng không nên ở lại nhà họ cả ngày. Họ thích bạn, nhưng cũng cần có thời gian ở một mình.
  • Đến cửa hàng gần nhà khi hết đồ ăn. Bạn nên mua thực phẩm nhiều hơn so với một bữa ăn để tránh phải đi mua sắm quá nhiều.
  • Nếu bạn bè thích làm bếp nhưng nấu không ngon, bạn cũng không nên thể hiện ra ngoài. Thay vào đó, bạn nên từ chối và thành thật khi họ mời bạn qua nhà ăn uống.

Cảnh báo[sửa]

  • Đi ăn ngoài nhiều sẽ khá tốn tiền.
  • Nếu chỉ ăn thức ăn vặt, bạn sẽ có nguy cơ tăng cân cũng như sức khỏe bị ảnh hưởng. Không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này! Đây là chỉ là thức ăn vặt, không phải thực phẩm chính yếu hằng ngày.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Thực phẩm tươi
  • Tủ bảo quản thực phẩm tươi
  • Cửa hàng tạp hóa để tiện mua thức ăn
  • Thức ăn vặt lành mạnh
  • Sổ ghi chú ý tưởng về ẩm thực

Nguồn và Trích dẫn[sửa]