Sử dụng quế phục vụ lợi ích sức khỏe

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Quế (tên khoa học là Cinnamomum velum hay C. cassia) từ lâu đã được xem là "thực phẩm tuyệt vời" trong nhiều nền văn hóa và các nhà khoa học đã chứng mình rằng các thành phần dầu hoạt tính của quế như cinnamaldehyde, cinnamyl acetate và cinnamyl alcohol mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu y học về mức độ lợi ích đối với sức khỏe của quế và các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được rằng quế có thực sự giúp chống lại bệnh tật hay không, nhưng quế vẫn có tác dụng trị liệu với một số chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa và các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ hay cảm lạnh.

Các bước[sửa]

Dùng Quế để Điều trị Cảm lạnh hoặc Cảm cúm[sửa]

  1. Chọn quế Tích Lan. Có hai loại quế chính là quế Tích Lan (Cinnamomum Verum) và quế nhục (Cinnamomum Cassia). Quế Tích Lan còn được biết đến là "quế thực sự" và so với quế nhục, loại quế này cũng rất khó tìm mua ở những siêu thị thường. Tuy nhiên, quế Tích Lan là lựa chọn tuyệt vời nhất vì chứa ít coumarin hơn. [1]
    • Tiêu thụ coumarin thường xuyên có thể gây ra vấn đề về gan. [2] Nó còn có thể phản ứng với thuốc điều trị tiểu đường nên bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo việc dùng quế được an toàn.
  2. Chọn loại quế tốt nhất. Bạn có thể mua quế dạng bột, dạng thanh, dạng thực phẩm bổ sung hoặc chiết xuất. Nên cân nhắc mục đích sử dụng để mua đúng loại quế. Nếu muốn dùng quế trong chế độ ăn hàng ngày, loại quế cần mua sẽ khác với quế dùng làm thuốc. Bạn có thể thử nghiệm nhiều loại thanh hoặc bột quế khác nhau trong các món ăn và thức uống để tạo sự đa dạng.[3]
    • Chọn bột quế nếu muốn dùng để nêm món ăn.
    • Cho thanh quế vào nồi khi nấu cơm.
    • Nếu được bác sĩ khuyên dùng quế để kiểm soát nồng độ đường huyết, bạn có thể mua quế dạng chiết xuất ở các cửa hàng thực phẩm chăm sóc sức khỏe vì chúng đã được loại bỏ hoàn toàn coumarin. [4]
  3. Uống nước ấm pha với một thìa cà phê quế để giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm. Quế có đặc tính kháng khuẩn tốt giúp hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại cảm lạnh và cảm cúm. Quế có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm. [5] Cho một thìa cà phê quế vào nước ấm sẽ tạo ra một loại thức uống có tác dụng làm dịu, mặc dù không chữa khỏi cảm lạnh nhưng sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn.
  4. Uống một ly nước quế nóng để giảm sổ mũi. Thức uống này có thể làm giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm, cụ thể là giúp làm khô nước mũi gây khó chịu.[6] Bạn có thể kết hợp nước quế nóng với gừng để tăng hiệu quả.[7]
  5. Cho một thìa cà phê quế vào món súp. Giống như thức uống nóng, món súp được cho thêm quế sẽ có hương vị ngon hơn, đồng thời giúp giảm mệt mỏi.
    • Nhờ đặc tính kháng khuẩn nên quế được dùng làm chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.[8]

Dùng Quế để Hỗ trợ Sức khỏe Tiêu hóa[sửa]

  1. Dùng quế Tích Lan để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Nên dùng quế Tích Lan nếu muốn bổ sung quế vào chế độ ăn để cải thiện hệ tiêu hóa. Dạng quế bạn lựa chọn không quan trọng, nhưng nếu dùng để nêm nếm, quế dạng bột sẽ tốt hơn vì bạn có thể dễ dàng đong bột bằng thìa cà phê.
    • Thanh quế rất tốt khi dùng để làm nước uống nhưng sẽ khó tính liều lượng.
  2. Dùng quế để nêm món ăn có hàm lượng cacbon-hydrat cao. Cho một thìa cà phê quế vào món ăn có hàm lượng cacbon-hydrat cao có thể làm giảm tác động của cacbon-hydrat đối với nồng độ đường huyết. Sau khi ăn, đường huyết sẽ tăng cao do dạ dày trống rỗng. Cho quế vào món ăn sẽ giúp làm chậm quá trình này, từ đó tránh làm tăng đường huyết.[8] Thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng cho một ít quế vào món tráng miệng có thể làm chậm tốc độ làm sạch dạ dày. [9]
    • Tiêu thụ quá nhiều quế có thể gây nguy hiểm, do đó bạn chỉ nên tiêu thụ 1 thìa cà phê mỗi ngày, tương đương 4-5 g.[10]
    • Nếu bị tiểu đường, hãy trao đổi với bác sĩ về tác động của quế đối với nồng độ đường huyết. Không dùng quế để thay thế insulin.
  3. Dùng quế để hỗ trợ tiêu hóa. Bên cạnh cách dùng quế để nêm món ăn, bạn có thể ăn một lượng quế nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa sau bữa ăn. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc khó tiêu, quế sẽ rất có ích vì nó giúp kích thích hệ tiêu hóa. Dầu trong quế có khả năng phân giải thức ăn, từ đó hỗ trợ tiêu hóa.[11]
    • Thử uống trà quế (1 thìa cà phê quế pha với nước nóng) sau bữa ăn.
    • Hoặc cho nửa thìa cà phê quế vào cà phê uống sau bữa ăn.
  4. Dùng quế để cải thiện chức năng đại tràng. Quế là nguồn dồi dào canxi và chất xơ. Sự kết hợp của hai chất này mang đến lợi ích cho sức khỏe đại tràng. Nồng độ muối mật cao có thể gây tổn thương tế bào đại tràng và tăng nguy cơ ung thư đại tràng.[12] Cả canxi và chất xơ đều có thể bám vào muối mật và hỗ trợ loại bỏ muối mật ra khỏi cơ thể, từ đó giảm nguy cơ ung thư đại tràng.[8].
    • Chất xơ còn giúp ích cho người bị kích thích ruột và giảm táo bón hoặc tiêu chảy.[8]
  5. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn lành mạnh để hạ cholesterol. Tác động đáng kể của quế trong việc hạ cholesterol vẫn chưa được chứng minh. Về lý thuyết, vì quế có thể ảnh hưởng đến quá trình xử lý chất béo và đường nên có thể giúp hạ cholesterol. Mặc dù vẫn trong quá trình nghiên cứu nhưng bạn vẫn có thể dung nạp không quá 2-3 g quế mỗi ngày, bên cạnh chế độ ăn lành mạnh và lối sống năng động.[13]
    • Mặc dù quế có vị ngon khi được kết hợp với bánh nướng nhưng việc cho quế vào đồ ăn nhiều chất béo sẽ không giúp hạ cholesterol.

Hiểu rõ Nguy cơ Tiềm ẩn[sửa]

  1. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Đôi khi việc dùng quế chữa bệnh không thực sự tốt cho bạn. Nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn. Bạn nên hỏi xem liệu quế có phản ứng tiêu cực tiềm ẩn nào với thuốc chữa bệnh, cả thuốc kê đơn và thảo dược, mà bạn đang uống hay không.[14]
    • Một số bằng chứng cho rằng quế có thể giúp điều hòa đường huyết cho người bị tiểu đường loại 2. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng quế để thay thế insulin. [15]
  2. Hiểu rõ nên dùng quế với liều lượng và mức độ thường xuyên như thế nào. Quế là nguyên liệu chữa bệnh chưa được chứng minh công hiệu và không có quy định cụ thể về liều lượng giúp mang đến lợi ích cho sức khỏe. Liều được khuyên dùng thường là từ ½ thìa cà phê và có thể lên đến 6 thìa cà phê mỗi ngày. [16] Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, bạn nên cẩn trọng và tiêu thụ ít quế. Dùng quế liều cao có thể gây độc tính, do đó bạn không nên tiêu thụ quá 1 thìa cà phê (6 g) mỗi ngày. [16]
    • Luôn nhớ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn tiêu thụ quế thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.
  3. Hiểu rõ những ai không nên dùng quế để chữa bệnh. Hiện chưa có đảm bảo về việc thường xuyên dùng quế làm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe nên trong một số trường hợp, bạn không nên dùng quế thường xuyên. Trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, đang cho con bú không được dùng quế làm thực phẩm hỗ trợ sức khỏe. [16]
  4. Không tiêu thụ quá nhiều quế nếu đang uống thuốc làm loãng máu. Lý do là vì quế chứa một lượng nhỏ coumarin có thể khiến máu trở nên quá loãng. Hàm lượng coumarin trong quế nhục cao hơn trong quế Tích Lan. [16] Tiêu thụ quá nhiều quế còn có thể gây các vấn đề về gan.[4]
  5. Bảo quản đúng cách và giữ quế luôn tươi. Đựng quế trong hũ thủy tinh đóng kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo và tối. Bột quế có thể bảo quản luôn tươi lên đến 6 tháng. Thanh quế có thể bảo quản tươi lên đến 1 năm. Có thể kéo dài tuổi thọ của quế bằng cách đựng trong hũ kín và bảo quản trong tủ lạnh.
    • Ngửi mùi để kiểm tra độ tươi của quế. Phải đảm bảo rằng quế có vị ngọt, tức mùi của quế tươi.
    • Chọn quế được trồng hữu cơ để đảm bảo quế không bị chiếu xạ. Quế bị chiếu xạ có thể bị hụt giảm lượng vitamin C và carotenoid.

Lời khuyên[sửa]

  • Quế Tích Lan còn được biết đến là quế thực sự và được trồng chủ yếu ở Sri Lanka, nước Cộng hòa Seychelles, nước Cộng hòa Madagascar và Nam Ấn Độ. Quế nhục hay quế Cassie, quế Trung Quốc có nguồn gốc từ miền Nam Trung Quốc và cũng được trồng ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia. Hiện có khoảng 250 loại quế được công nhận. Quế được bán cho người tiêu dùng có thể là hỗn hợp của nhiều loại nhưng cũng giống như hầu hết những thực phẩm khác, giá càng cao thì chất lượng quế càng tốt.[17]

Cảnh báo[sửa]

  • Nếu phải phẫu thuật, bạn nên ngừng sử dụng quế để làm thuốc chữa bệnh ít nhất 1 tuần trước đó để tránh biến chứng do loãng máu. Dùng một lượng nhỏ làm gia vị sẽ không sao nhưng cần trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng quế làm thuốc chữa bệnh.
  • Tiêu thụ quế nhục hàm lượng cao có thể gây độc tính vì hàm lượng coumarin cao. Quế Tích Lan thường đã được xử lý loại bỏ coumarin.

Những thứ bạn cần[sửa]

  • Quế tươi, chất lượng cao

Nguồn và Trích dẫn[sửa]

  1. https://www.drfuhrman.com/library/choosing_the_right_cinnamon.aspx
  2. http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=newtip&dbid=31
  3. http://cinnamonvogue.com/cinnamon_for_diabetes.html
  4. 4,0 4,1 http://www.peoplespharmacy.com/2013/12/30/cinnamon-offers-health-benefits-but-also-carries-serious-risks/
  5. http://www.greenmedinfo.com/blog/6-healthy-reasons-eat-more-real-cinnamon-not-its-cousin?page=2
  6. http://www.besthealthmag.ca/best-you/home-remedies/7-spices-that-heal?slide=1
  7. http://www.naturalnews.com/030318_cinnamon_colds.html
  8. 8,0 8,1 8,2 8,3 http://www.whfoods.com/genpage.php?tname=foodspice&dbid=68
  9. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed?Db=pubmed&Cmd=ShowDetailView&TermToSearch=17556692&ordinalpos=1&itool=EntrezSystem2.PEntrez.Pubmed.Pubmed_ResultsPanel.Pubmed_RVDocSum
  10. http://homeremediesforlife.com/cinnamon-weight-loss/
  11. http://www.herbwisdom.com/herb-cinnamon.html
  12. http://www.wjso.com/content/12/1/164
  13. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/high-blood-cholesterol/expert-answers/cinnamon-lower-cholesterol/faq-20057912
  14. http://www.med-health.net/Cinnamon-Powder.html
  15. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-1002-Cinnamon+CASSIA+CINNAMON.aspx?activeIngredientId=1002&activeIngredientName=Cinnamon+%28CASSIA+CINNAMON%29&source=2&tabno=2
  16. 16,0 16,1 16,2 16,3 http://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/lifestyle-guide-11/supplement-guide-cinnamon
  17. National Geographic, Guide to Medicinal Herbs, pp. 111-113, (2010), ISBN 978-1-4262-0700-6

Liên kết đến đây