Sửa máy tính lỗi khởi động

Từ VLOS
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm

Không gì bực mình bằng chuyện máy tính không khởi động. Giải quyết lỗi khởi động của máy tính không hề dễ vì có nhiều yếu tố can thiệp, cả phần cứng lẫn phần mềm. Xác định vị trí chẩn đoán nhanh sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian giải quyết vấn đề này.

Các bước[sửa]

Chẩn đoán Vấn đề[sửa]

  1. Cố gắng bật máy tính. Bước đầu tiên để xác định những việc cần làm là bật máy tính.
  2. Nhấp chuột vào một trong những đường dẫn sau tùy theo tình trạng của máy:
    • Không phản hồi - Nhấp chuột vào đây nếu không nghe thấy tiếng quạt chạy cũng không thấy màn hình sáng, hoặc máy tính vừa bật lên đã bị treo máy hoặc tắt ngấm.
    • Tiếng Beep hoặc thông báo lỗi POST - Nhấp chuột vào đây nếu máy tính không qua được giai đoạn POST (Power On Self Test). Dấu hiệu của tình trạng này là tiếng beep hoặc thông báo lỗi, hoặc một loạt tiếng beep tạo thành mã lỗi.[1]
    • Không tìm thấy hệ điều hành hoặc Thiếu BOOTMGR - Nhấp chuột vào đây nếu máy tính của bạn hoàn thành trình tự khởi động nhưng không thể tải Windows.

Sửa Máy tính không Khởi động[sửa]

  1. Kiểm tra cáp nguồn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn hãy thử kiểm tra lại cáp nguồn xem đã cắm chắc chắn chưa, ổ cắm có hoạt động không.
    • Cắm trực tiếp máy tính vào nguồn điện tường xem bộ chống sét hay phích nối điện có phải là nguyên nhân của sự cố.
    • Nếu bạn dùng máy tính xách tay, hãy đảm bảo bộ sạc được kết nối một cách an toàn.
  2. Tháo pin máy tính và kết nối với bộ sạc. Bạn có thể dùng máy tính xách tay mà không cần pin miễn là bạn cắm nguồn điện. Nếu máy tính chạy bình thường khi tháo pin thì tức là có vấn đề ở cục pin. Hãy liên hệ với nhà sản xuất để được thay pin.
  3. Thay màn hình. Nếu máy tính có khởi động nhưng bạn không nhìn thấy gì, có thể là màn hình đã bị hỏng. Kiểm tra lại kết nối với màn hình, thử cắm máy tính vào một màn hình khác nếu có thể.
  4. Mở máy tính. Để kiểm tra kết nối bên trong và nguồn cấp điện, bạn cần tháo vỏ máy tính. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết trên mạng để biết cách tháo vỏ máy.
    • Đừng quên tự nối đất bằng vòng chống tĩnh điện hoặc chạm vào vật dụng kim loại trước khi tiếp xúc với linh kiện bên trong.
  5. Kiểm tra cáp nguồn. Đảm bảo rằng cáp nối nguồn điện (hộp nối cáp điện) với bo mạch chủ được kết nối an toàn.
  6. Kiểm tra nguồn cấp điện. Nguồn cấp điện đời cũ dễ bị hỏng, cách kiểm tra cũng không có gì khó khăn. Nguồn cấp điện là nguyên nhân thường thấy khiến máy tính không khởi động được. Bạn có thể tham khảo thêm cách kiểm tra từ các bài viết trên mạng.
  7. Thay nguồn cấp điện. Nếu nguồn cấp bị hỏng, bạn nên thay cái mới để máy tính hoạt động bình thường. Bạn có thể tham khảo cách thay nguồn cấp điện từ các bài viết trên mạng.
  8. Kiểm tra vít lỏng. Nếu vít trên vỏ máy lỏng lẻo có thể làm ảnh hưởng đến bo mạch chủ. Lắc nhẹ vỏ máy để nghe tiếng va đập kim loại. Dùng nhíp hoặc tay để lấy ốc lỏng khỏi vỏ máy.
    • Kiểm tra xem có dây cáp nào mất lớp bảo vệ không, lộ dây tiếp xúc cũng có thể làm đoản mạch. Hãy thay cáp đã bị phân hủy quá nhiều.

Sửa Lỗi POST[sửa]

  1. Nghe mã beep. Nếu "may mắn", amý tính của bạn sẽ phát ra một loạt tiếng beep khi không thể khởi động. Tìm hãng sản xuất bo mạch chủ để dịch đoạn mã beep. Biết được ý nghĩa của đoạn mã sẽ giúp bạn phát hiện được lỗi của máy.[1]
    • Mã Beep của mỗi hãng sản xuất lại khác nhau nên bạn phải tự tra cứu.
    • Bạn có thể tham khảo cách xác định hãng bo mạch chủ trên mạng.
  2. Thử mở BIOS. Nếu được hãy vào trình đơn cài đặt BIOS ngay khi máy tính khởi động. Thường thì nhấn phím F2, F10, F11 Del để vào BIOS.
  3. Kiểm tra xem toàn bộ phần cứng có được phát hiện. BIOS sẽ hiển thị toàn bộ kết nối phần mềm trong phần MONITOR (màn hình), HARDWARE (phần cứng) hoặc SYSTEM (hệ thống). Hãy kiểm tra xem ổ cứng được hiển thị có chính xác hay không.
    • Nếu không thấy ổ cứng, hãy thử thay cáp phía trong máy tính.
  4. Mở máy tính. Để kiểm tra linh kiện trong máy tính, bạn cần tháo vỏ máy. Rút hết các dây sau thân máy và gỡ tấm chắn mặt bên để xem các linh kiện bên trong.
    • Đừng quên tự nối đất bằng cách đeo vòng tĩnh điện hoặc chạm vào vật liệu bằng kim loại trước khi chạm vào linh kiện bên trong máy.
  5. Lắp lại toàn bộ linh kiện bên trong. Mở máy tính và lắp lại thẻ đồ họa, mô đun RAM và toàn bộ đầu kết nối của cáp. Nếu có thứ gì lỏng lẻo thì đó có thể là nguyên nhân lỗi POST.
    • Bạn có thể lắp lại bộ vi xử lý, nhưng đây là một nhiệm vụ khó nhằn và ít có khả năng là nguyên nhân của vấn đề. Nếu tháo ra lắp lại còn có nguy cơ làm hỏng bộ vi xử lý khiến máy tính không thể hoạt động.
  6. Kiểm tra mô đun RAM. Có khả năng mô đun bộ nhớ kém khiến máy tính không khởi động được. Hãy thử tháo mô đun bộ nhớ rồi khởi động máy tính để cô lập thanh bộ nhớ kém.
    • Bạn có thể dùng tiện ích Memtest86 để xác định xem mô đun bộ nhớ nào bị hỏng.
  7. Thử tháo thẻ đồ họa. Nếu bạn dùng thẻ đồ họa chuyên dụng, hãy thử tháo ra rồi cắm màn hình vào bo mạch chủ. Hỏng thẻ đồ họa có thể khiến máy tính không khởi động được.
  8. Gỡ bỏ các phần cứng không cần thiết. Thử khởi động máy tính mới những phần cứng thiết yếu nhất. Tức là ngắt kết nối với thẻ đồ họa, trình điều khiển bổ sung, thẻ mở rộng PCI, RAM bổ sung. Hãy thử bật máy tính sau khi gỡ bỏ mọi thứ.
    • Nếu máy tính họat động với những phần cứng thiết yếu, hãy cài những bộ phận còn lại lần lượt từng cái một, kiểm tra xem lỗi xung đột nằm ở phần mềm nào.
    • Nếu không thể qua giai đoạn POST với những phần cứng thiết yếu, bạn cần thay phần cứng, đưa máy đi sửa hoặc đổi máy mới.

Sửa Lỗi Windows không Khởi động[sửa]

  1. Mở trình đơn Advanced Startup (Khởi động Nâng cao) (Windows 7 trở về sau). Nếu bạn không thể tải Windows, bạn có thể thử khắc phục vấn đề này bằng cách dùng Startup Repair (Sửa chữa Khởi động). Bạn có thể vào mục này từ trình đơn Advanced Startup trên Windows 7 hoặc phiên bản mới hơn. Nếu dùng Windows Vista hoặc XP, bạn cần khởi động từ đĩa cài đặt mới truy cập được công cụ Startup Repair.[2]
    • Bạn có thể mở trình đơn Advanced Startup bằng cách nhấn phím F8 khi máy khởi động.
    • Nếu không thể vào trình đơn Advanced Startup thì có thể bạn gặp lỗi phần cứng. Hãy tham khảo phương pháp bên trên để khắc phục vấn đề.
  2. Chọn "Repair Your Computer" (Sửa chữa Máy tính) hoặc "Launch Startup Repair" (Chạy công cụ Sửa Chữa Khởi động). Bạn phải đợi một lúc để máy tải các tập tin cần thiết.
  3. Đăng nhập tài khoản quản trị viên. Bạn được yêu cầu đăng nhập trước khi tiến hành quá trình sửa chữa.
  4. Chọn "Startup Repair" (Sửa Chữa Khởi động). Windows sẽ quét lỗi liên quan đến khởi động hệ điều hành và cố gắng sửa lỗi tự động. Máy tinh sẽ khởi động lại vài lần trong suốt quá trình này.
    • Nếu Startup Repair sửa lỗi nào đó, bạn được khuyến cáo chạy công cụ này thêm 2 lần nữa trước khi khởi động như bình thường. Có thể công cụ sẽ sửa thêm lỗi khác khi chạy lần 2, 3.[3]
  5. Tiến hành "System Restore" (Khôi phục Hệ thống) nếu Startup Repair thất bại. Startup Repair có thể gợi ý bạn tiến hành Khôi phục Hệ thống, hoặc bạn tự chọn mục này từ trình đơn Repair (Sửa chữa) chính. System Restore đưa ra một vài mốc thời gian bạn có thể quay trở lại.
    • Hãy thử mốc thời gian gần nhất trước, sau đó mới lùi về các mốc thời gian trước cho tới khi hết lỗi.
  6. Cài đặt lại Windows. Nếu tất cả những phương pháp trên đều không hiệu quả, cách duy nhất là cài lại Windows. Toàn bộ dữ liệu, trình điều khiển sẽ bị xóa, đây là lựa chọn cuối cùng.

Cảnh báo[sửa]

  • Vì nhiều thiết bị được cắm trực tiếp vào nguồn điện tường, nếu trong quá trình kiểm tra bạn ngửi thấy mùi ozon hoặc nhựa cháy, hay nghe tiếng tạch tạch, hãy rút phích ra ngay lập tức. Trừ khi bạn biết cách sửa chữa thiết bị điện một cách an toàn, nếu không thì hãy giao cho chuyên gia.
  • Luôn tắt máy và rút phích cắm trước khi chạm vào máy tính, lắp hay gỡ bất kỳ bộ phận nào của máy.
  • Đeo vòng chống tĩnh điện hoặc tự nối đất bằng cách chạm vào vỏ máy trước khi kiểm tra linh kiện bên trong.

Nguồn và Trích dẫn[sửa]