Solar physics
"Vai trò của ngành vật lý học nghiên cứu hệ mặt trời trong Đại chiến thế giới thứ hai" là chủ đề được giáo sư Gudrun Wolfschmidt (Viện lịch sử các ngành khoa hoc tự nhiên Đại học Hamburg) trình bày tại Viện nghiên cứu thiên văn học Lindau (Max-Institute fuer Sonnensystemforschung, Lindau) trong tháng tám năm nay.
.
Thành phố Potsdam nằm ở phía tây nam thủ đô Berlin, (CHLB Đức), được biết đến ở Châu Âu và toàn thế giới không chỉ với tư cách là một trong những quần thể di sản văn hóa lớn nhất thế giới, nơi ra đời của Tuyên bố Potsdam vào những ngày cuối của Đại chiến thế giới thứ hai mà còn là một trong những thành phố khoa học tại Đức với 3 trường Đại học và hơn 30 viện nghiên cứu mặc dù dân số thành phố chỉ vào khoảng 150 ngàn người.
Bên cạnh những kiến trúc nổi tiếng như lâu đài Sanssouci của Đại đế Vương quốc Phổ Frederick II, Cung điện mới, Brandenburg Potsdam, cây cầu nối Potsdam với Berlin (nơi diễn ra những cuộc trao đổi gián điệp bị bắt giữ trong thời kỳ chiến tranh lạnh) v.v., phải kể đến một trong những biểu tượng khoa học tại đây là Tháp Anxtanh (Einstein-Turm).
Vật lý học nghiên cứu hệ mặt trời được bắt đầu ở Đức vào năm 1874 như là một trong những lĩnh vực của thiên văn học tại trung tâm nghiên cứu Vật lý thiên văn (lúc đầu là đài quan trắc) ở thành phố Postdam. Nhà thiên văn học Erwin Finlay-Freundlich, người tiến hành những nghiên cứu nhằm xác minh thuyết tương đối của Anhxtanh làm việc tại đây và Tháp Anhxtanh đã được xây dựng cho "công việc cao cả" này. Từ năm 1924 Tháp Anxtanh trở nên nổi tiếng phần vì mục đích cho nó ra đời nhưng quan trọng hơn là những trang thiết bị đặc bệt phục vụ cho nghiên cứu tại chiếc tháp này (hiện nay du khách có thể chiêm ngưỡng tòa tháp này từ bên ngoài và thăm một số phần bên trong nhưng những nơi quan trọng nhất thì chỉ những nhân viên làm việc tại đây được đặt chân đến).
Vào những năm 40, nghiên cứu thiên văn và vật lý hệ mặt trời được công nhận rộng rãi và phát triển tại Đức. Sáu đài quan trắc mới đã được xây dựng. Vật lý thiên văn Đức không những tập trung nhiều nghiên cứu về tầng thượng quyển mà còn có vai trò đắc lực cho quân sự. Một trong những nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này là Walter Dieminger (1907-2000) làm việc tại trung tâm nghiên cứu vô tuyến điện và vũ khí không gian (sau này là giám đốc Viện Max-Plank nghiên cứu không gian tại Lindau). Nhà nghiên cứu tầng bình lưu Erich Regener và nhà thiên văn học Karl-Otto Kiepenheur (1910-1975) là những cá nhân có nhiều cống hiến trong lĩnh vực này.
Liên kết ngoài[sửa]
Nguyễn
Bá
Tiếp
27.08.2008
xem
thêm